Xe máy khuyến mại khủng đón tháng ‘cô hồn’
Cả Yamaha và Honda đều tung ra chương trình khuyến mại “khủng” để đón tháng 7 âm lịch, hay còn gọi là tháng Ngâu, tháng “cô hồn”.
Theo quan niệm, tháng 7 âm lịch là thời điểm các hoạt động mua bán hạn chế. Do đó, ở hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, người bán thường đưa ra các chương trình giảm giá, khuyến mại nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng và ngành kinh doanh xe máy cũng không phải là ngoại lệ khi hai “ông lớn” Yamaha và Honda mạnh tay kích cầu.
Jupiter FI nằm trong chương trình khuyến mại của Yamaha.
Cụ thể, từ nay đến hết ngày 15/09/2013, Yamaha dành ưu đãi đặc biệt cho khách hàng mua các sản phẩm FI của hãng. Người tiêu dùng sẽ nhận 01 phiếu quà tặng trị giá 555.000 đồng khi mua xe Sirius FI và Jupiter FI. Trong khi đó, nếu sở hữu Luvias FI, Nouvo SX và Nozza, khách hàng sẽ nhận 01 phiếu quà tặng trị giá 999.000 đồng.
Phiếu quà tặng này sẽ được sử dụng ngay trong lần mua xe đó và không được quy đổi sang các mục đích sử dụng khác hoặc quy đổi thành tiền mặt.
Không thua kém đối thủ, Honda cũng tung ra chương trình khuyến mại dành cho khách hàng mua xe Wave S/RS/RSX, VISION, Future từ ngày 01/08 đến 30/09/2013.
Video đang HOT
Theo đó, trong khoảng thời gian này, khách hàng khi mua xe Wave 110S, Wave S Deluxe, Wave 110RS, hoặc Wave 110RSX sẽ được tặng ngay 01 phiếu quà tặng trị giá 500.000 đồng.
Tương tự, khách hàng mua xe Vision hoặc xe Future sẽ được tặng 01 phiếu quà tặng trị giá 888.000 đồng. Phiếu quà tặng này sẽ được sử dụng ngay trong lần mua xe đó và không được quy đổi sang các mục đích sử dụng khác hoặc quy đổi thành tiền mặt.
Riêng với khách hàng là sinh viên, ngoài phiếu quà tặng trên, còn được nhận thêm các phần quà hấp dẫn khác: nhận ngay 01 ba lô thời trang và 01 mũ bảo hiểm Honda nửa đầu và tham gia quay số may mắn để có cơ hội trúng 1 trong số 40 xe Wave Alpha.
Theo Autodaily
Tháng cô hồn, kinh doanh xe máy ngưng trệ
Tháng "cô hồn" năm nào cũng là thời điểm nhu cầu xe máy giảm thấp nhất trong năm, vì người tiêu dùng Việt Nam khá mê tín, cho rằng mua xe trong thời gian này dễ gặp xui xẻo, ra đường dễ bị tai nạn...
Một nhân viên bán hàng tại đại lý Honda Kwaitexco ở Hà Nội cho biết, lượng khách hàng mua xe giảm mạnh trong hai tuần cuối tháng 8. Lý do: khách kiêng mua sắm do thời điểm này trùng với hai tuần đầu tháng 7 âm lịch, mà dân gian quen gọi là "tháng cô hồn". Nửa tháng qua, mỗi ngày chỉ lác đác vài người đến xem và tìm hiểu về các chương trình khuyến mãi, giảm giá xe. Người mua rất thưa vắng.
Nhiều đại lý xe máy cho biết khách hàng chỉ đến xem chứ không mua do kiêng tháng cô hồn (Ảnh: Tuổi trẻ)
Tháng cô hồn năm nào cũng là thời điểm nhu cầu xe máy giảm thấp nhất trong năm, vì người tiêu dùng Việt Nam khá mê tín, cho rằng mua xe trong thời gian này dễ gặp xui xẻo, ra đường dễ bị tai nạn... Chính vì vậy, không thật sự bức thiết, thì phần lớn người tiêu dùng thường chờ qua tháng 7 âm lịch mới mua sắm. Điều này khiến doanh thu của các đại lý xe máy giảm đi trông thấy.
Năm nay, do kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu nên nhu cầu về xe máy đã giảm tới 40% so với các tháng trước. Bước sang "tháng cô hồn", doanh số còn giảm mạnh hơn. Một nhân viên kinh doanh xe máy tại đại lý Yamaha trên đường Bà Triệu (Hà Nội) cho biết, trong 2 tuần qua số lượng xe máy bán ra giảm 30% so với hai tuần trước đó.
Anh Hoàng Mạnh Khánh, giám đốc công ty chuyên phân phối xe máy nhập khẩu thương hiệu Sachs, cho biết nói rằng tính doanh số bán xe trong tháng 7 âm thì dự báo rất xấu. Các tháng trước tiêu thụ xe Sachs đạt trên 100 xe thì qua tháng 7 âm lịch, số lượng bán ra dự kiến không đạt con số trên.
Tuy nhiên, kinh doanh thường tính theo dương lịch. Năm nay, tháng 7 âm lịch bắt đầu từ ngày 17/8 và kéo dài tới 15/9. Vì thế, nhiều người tránh "tháng cô hồn" nên đã mua xe vào hai tuần đầu tháng 8 và hai tuần cuối tháng 9 dương lịch. Đây cũng là thời điểm học sinh tựu trường nên nhu cầu về xe máy tăng, do vậy nếu tính theo dương lịch thì có thể nói tiêu thụ xe không giảm mà còn tăng chút ít so với những tháng trước đó, anh Khánh nói.
Giá xe máy trên thị trường thời điểm vừa qua có nâng lên, nhưng nay lại phải hạ xuống như cũ. Chẳng hạn, mẫu xe Honda Lead cuối tháng 7, đầu tháng 8 dương lịch, một số cửa hàng đã nâng lên thêm 500.000 đồng/xe, từ 35-36 triệu đồng (giá đề xuất 35,5-36,5 triệu đồng), nay phải giảm về 34,5-35,5 triệu đồng. Honda Air Blade cũng tương tự, giá đầu tháng là 36,5-37 triệu đồng (giá đề xuất 38 triệu đồng), thì 2 tuần cuối tháng 8 còn 36,2 triệu đồng. Một số mẫu xe của Yamaha như Nouvo LX 135cc, Cuxi, Mio Classico... lại giảm từ 1 đến 3 triệu đồng/xe. Giá hiện tại của những chiếc xe này lần lượt là khoảng 33,4 triệu, 30 triệu, và 22,5 triệu đồng.
Dạo qua một vòng các cửa hàng, đại lý xe máy dịp cuối tháng 8 đều thấy, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng đang là công việc chính của phần lớn các đại lý cửa hàng xe máy. Kinh doanh rất chậm nên nhiều nhân viên bộ phận kinh doanh đang phải "ngồi chơi xơi nước". Đây là tình cảnh chung của các đại lý bán xe máy tại Hà Nội trong gian đoạn này.
Các đại lý cho biết, họ như "ngồi trên lửa", bởi lượng xe nhận về đang chất kín kho, trong khi mất tới 4 tuần lên tiếp nhu cầu giảm mạnh, xe đã giảm giá hết cỡ cũng chẳng bán được. Đại diện công ty xe máy Kường Ngân, nhà phân phối chính thức của nhiều hãng sản xuất, cũng cho hay các đại lý xe máy hiện nay đang đứng giữa nhiều "gọng kìm" khi vẫn phải nhập đều sản phẩm từ nhà sản xuất rồi lưu kho, trong khi doanh số bán hàng liên tục sụt giảm mạnh. DN bị ràng buộc bởi điều kiện nếu không nhập hàng đều thì hãng sẽ không cung cấp sản phẩm nữa.
Các đại lý cho biết, mặc dù liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi như hỗ trợ lệ phí trước bạ, tặng sản phẩm, dịch vụ... cho khách hàng mua xe, song cũng không cải thiện được tình hình.
Khó khăn hơn xe máy là kinh doanh ôtô. Theo ông Hà Minh Tuấn, Giám đốc Công ty kinh doanh xe cũ Anycar, tiêu thụ xe ôtô cũ giảm thấp trong 7 âm lịch. Đây là thời điểm bán hàng kém nhất trong năm bởi nhiều khách hàng có ý định mua xe đều đã tạm dừng hoặc mua trước đó tránh hoàn toàn "tháng cô hồn", chính vì vậy mà doanh số bán của các cửa hàng đều giảm.
Tiêu thụ ôtô mới cũng nằm trong tình trạng chung. Đã 2 tuần nay nhiều đại lý của các hãng Ford, Toyota, Honda, GM... tại Hà Nội cho biết họ chỉ bán được vài chiếc, thậm chí có đại lý còn chẳng được chiếc nào. Các đại lý ôtô khi được hỏi đều lắc đầu ngán ngẩm. Từ đầu năm tới nay doanh số giảm trên 40%, nay vào "tháng cô hồn" chẳng còn biết phải chống đỡ như thế nào.
Tháng 8 cũng là thời điểm "bão" giảm giá ôtô, mà mạnh nhất là giảm tới hơn 200 triệu đồng của Renault Việt Nam, hay 100 triệu đồng cho một số mẫu xe của Trường Hải Auto... nhưng do sức mua thấp, nguy cơ sụt giảm doanh thu vào tháng 7 âm lịch khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, cũng giống như xe máy, nếu nhìn vào doanh số thì chưa thể nói là có giảm hay không bởi chỉ cần nhu cầu tăng cao vào nửa đầu tháng 8 và cuối tháng 9 dương lịch bù lại thì không vấn đề gì. Người ta sợ nhất là tháng 7 âm lịch trùng với một tháng dương lịch nào đó thì doanh số chắc chắn sẽ giảm thê thảm.
Theo Trần Thủy
VEF
5 mẫu xe bán không nổi trong tháng cô hồn Tháng cô hồn khiến các xe vốn thuộc dạng khó bán như Cherry Riich M1, Kia Carnival hay Mitsubishi Grandis càng trở nên ế hơn bao giờ hết. Thiết kế kém hấp dẫn, giá đắt hoặc được đưa về Việt Nam "không phải để bán", những mẫu xe trên không bán nổi một chiếc trong tháng 8 vừa qua. Cùng xem lại 5...