Xe máy khó nổ khi bị sặc xăng, xử lý như thế nào?
Bạn cố đề hay đạp cần khởi động, nhưng động cơ chiếc xe vẫn không “nổ” được. Rất có thể xe máy của bạn đã bị sặc xăng, và nếu biết cách xử lý, bạn hoàn toàn có thể tự mình giải quyết được.
1. Nguyên nhân xe máy khó nổ khi bị sặc xăng
Trong thực tế, nếu vì một lý do nào đó, xăng hoà trộn với gió để đưa vào động cơ một tỷ lệ xăng nhiều hơn quy định, nhiều đến mức không còn khả năng xảy ra hiện tượng cháy mà máy không nổ được dù vẫn có tia lửa điện. Hiện tượng này gọi là bị sặc xăng hay ngộp xăng.
Thông thường, các lỗi phát sinh từ bộ chế hòa khí. Chẳng hạn như mức xăng trong bình điều tiết quá cao, gic-lơ chính có cỡ lớn hơn tiêu chuẩn, bướm gió bị kẹt đóng, các vít chỉnh tỷ lệ hỗn hợp đặt sai vị trí…
Nếu đề hoặc đạp cần mà xe máy không nổ, có thể xe máy bị sặc xăng
Ngoài ra, còn có nguyên nhân xăng không bắt cháy, tích tụ lại sau vài lần khởi động, bugi đánh lửa yếu hoặc bị ướt dầu, sức nén của piston yếu (séc-măng mòn hoặc xu-páp bị xì)…
Trong các trường hợp trên, bạn càng cố khởi động xe, xăng càng xuống nhiều hơn và động cơ không thể nổ được.
Video đang HOT
2. Cách xử lý xe máy khó nổ khi bị sặc xăng
Cách xử lý xe máy khó nổ khi bị sặc xăng đơn giản đó là nếu bạn đã khởi động 5-6 lần không được, hãy ngừng ngay việc đó và thực hiện các bước sau:
- Khóa xăng lại, vặn hết tay ga lên và tiếp tục bấm start thêm vài lần nữa, thường là máy nổ được ngay. Khi bắt đầu nổ, tiếng máy sẽ không đều trong khoảng 5 đến 10 giây, sau đó mới ổn định. Bây giờ, bạn đã có thể mở khoá xăng để vận hành xe bình thường.
Nên điều chỉnh lại các chế độ trên bộ chế hòa khí
- Nếu sau các bước trên, xe vẫn không nổ, bạn hãy tháo bugi ra, rửa sạch bằng xăng và bàn chải, thổi cho khô. Tiếp theo, hãy tắt công tắc điện, bịt ngón tay vào lỗ lắp bugi rồi đạp cần khởi động vài chục lần để xăng trong buồng đốt thoát bớt ra ngoài. Cuối cùng, lắp bugi vào và khởi động bình thường.
Theo Cartimes,vn
Cách xử lý kính lái ô tô bị mờ mùa mưa bão
Kính lái ô tô bị mờ do độ ẩm cao khiến tài xế khó quan sát sẽ gây nguy hiểm trong quá trình di chuyển. Dưới đây là một số mẹo đơn giản khắc phục tình trạng này.
1. Sử dụng hệ thống sấy kính:
- Hầu hết những mẫu ô tô hiện nay đều được trang bị chức năng sấy kính. Vì vậy khi phát hiện dấu hiệu kính xe bị mờ do hơi nước ngưng tụ, người dùng nên kích hoạt chức năng sấy kính thông qua nút bấm thường được tích hợp trên bảng điều khiển trung tâm.
- Khi được kích hoạt, đèn báo trên nút điều khiển sẽ bật sáng để người lái nhận biết chức năng sấy kính đang hoạt động. Lưu ý, khi bật chức năng này nên đóng kính các cửa sổ trên xe, bởi chỉ cần một trong các cửa mở, hệ thống sấy kính sẽ hoạt động không hiệu quả và khó loại bỏ hơi nước trên kính xe. Đây được xem là cách nhanh nhất, đơn giản nhất để khắc phục hiện tượng kính ô tô bị mờ khi lái xe trong trời mưa.
Tuy nhiên, với một số mẫu ô tô đời cũ không được trang bị chức năng sấy kính, người dùng cũng có thể loại bỏ hơi nước ngưng tụ trên kính lái bằng việc điều chỉnh hệ thống điều hòa.
2. Sử dụng hệ thống điều hòa:
Việc đầu tiên lưu ý là không nên dùng điều hòa nóng để xử lí hơi nước trên kính bởi tình trạng ngưng tụ hơi nước trên kính chắn gió là do sự chênh lệch nhiệt độ bên trong xe và môi trường. Hãy sử dụng điều hòa lạnh và chế độ đường gió hợp lí.
Lựa chọn chế độ đường gió thổi lên kính chắn gió (nút điều khiển chế độ đường gió có ngay trên hệ thống điều hòa của xe), sử dụng cấp gió và nhiệt độ hợp lí bởi nếu để quá lạnh, rất dễ bị khiến kính bị động nước ở bên ngoài.
3. Cân bằng nhiệt độ trong và ngoài xe:
- Hé kính xuống khoảng 10-15cm: Một cách đơn giản và không... tốn xăng khi giúp cân bằng nhiệt động trong/ngoài xe, tránh bị đọng nước. Tuy nhiên cách làm này chỉ nên được áp dụng đối với trường hợp thời tiết ít mưa và không quá lạnh, để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe và nội thất của xe.
- Bật quạt gió và để chế độ lấy gió ngoài. Đây cũng là phương án để cân bằng nhiệt độ trong/ngoài xe, tránh hiện tượng đọng nước trên kính. Tuy nhiên điểm yếu của cách làm này là hiệu quả không cao và nếu như đã có hơi nước bám trên mặt kính chắn gió hay kính hậu thì rõ ràng việc lấy gió ngoài.
4. Dùng bọt cạo râu, chất phụ gia chống bám hơi nước
Ngoài việc sử dụng hệ thống điều hòa, chức năng sấy kính được trang bị trên xe... một số lái xe còn áp dụng phương pháp dùng khăn khô, bọt cạo râu hoặc chất chất phụ gia chống bám hơi nước để lau từng vùng nhỏ trên bề kính xe, kính cửa sổ hai bên của xe. Cách làm này khá cầu kỳ những cũng mang lại hiệu quả giúp kính xe không bị hơi nước ngưng tụ.
Lưu ý, ngoài những cách kể trên, khi phát hiện kính xe bị hơi nước làm mờ, lái xe không nên dùng khăn, giấy để lau mặt trong của kính. Bởi điều này vừa bất tiện, vừa tạo ra những vệt lau trên kính làm giảm tầm nhìn.
Theo Thể Thao 247
Xe bị dột vì hở cửa sổ trời, cách khắc phục ra sao? Nhiều người dùng xe có cửa sổ trời đã gặp tình huống nước mưa thấm vào xe qua cửa sổ trời gây dột. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? "Khóc dở mếu dở" khi xe bị dột vì hở cửa sổ trời Hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, cửa sổ trời là một trong những...