Xe máy đi ngược đường đâm ôtô ở ngã tư: Ai đúng ai sai?
Xe máy đi ngược đường đến ngã tư đâm vào ôtô, xe máy hư hỏng nặng, người ngồi trên xe bị thương, vậy xe nào chịu trách nhiệm trong trường hợp này?
Tại một ngã tư trong khu vực nội thị, mà ở đó hệ thống đèn tín hiệu giao thông không hoạt động, đã xảy ra tai nạn giữa xe ô tô A và xe máy B. Diễn biến cụ thể:
Xe máy B đi từ đường nhánh ra đường chính và đi ngược chiều tới ngã tư để chuyển hướng rẽ phải, rồi tiếp tục hành trình của mình.
Do lách qua khoảng hở giữa đuôi chiếc ôtô C và đầu chiếc ôtô D. Hai ôtô này (C và D) đang bám đuôi nhau qua ngã tư và lưu thông cùng chiều với xe A. Xe C, xe D đi ở làn trong với tốc độ thấp hơn xe A, chỉ khoảng 27 – 28 km/h. Xe A đi ở làn ngoài.
Xe máy B đến ngã tư rẽ phải, lách qua 2 xe như nói ở trên, tiếp tục đi thì xe A lướt tới. Cả hai xe A và B trong tình huống này đều bị hạn chế tầm nhìn, nên khi phát hiện ra, mặc dù cả xe A và B đều phanh, nhưng vẫn không xử lý kịp. Xe B đâm vào phần đầu của xe A.
Ôtô A đi đúng phần đường, tốc độ ngay trước khi xảy ra tai nạn là 50 km/h, tốc độ xe máy B là 32km/h. Vệt phanh của xe A để lại trên hiện trường tính từ điểm bắt đầu phanh tới điểm tiếp xúc tai nạn với xe B khoảng 2 m, còn vệt phanh để lại từ xe B khoảng 0,8 m.
Vụ tai nạn không thiệt hại về người, ôtô D đã kịp phanh lại khi xe B đâm phải xe A. Xe B cùng người điều khiển, người ngồi sau văng ra trước mũi xe D. Lái xe B và người ngồi sau bị thương phần xương khớp phải đi bó bột, đầu xe máy B hỏng nặng. Xe A bị móp méo, vỡ cụm đèn pha phía góc bên phải.
Video đang HOT
Tình huống trên xe máy B rõ ràng đi sai và trực tiếp gây ra tai nạn. Nhưng liệu trong trường hợp này lái xe A có đúng luật giao thông không? Có phải chịu trách nhiệm gì không? Mong các bạn tham gia thảo luận. Cám ơn !
Nguyễn Phúc Tâm
Theo VNE
Đi xe máy ở nông thôn dễ chết hơn
Một thực tế cho thấy, tình trạng tai nạn giao thông (TNGT) do những người điều khiển môtô, xe máy ở nhiều vùng quê, đặc biệt là các khu vực ngoại thành có xu hướng tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Nhiều vụ tai nạn khiến cùng lúc 3 đến 4 người thiệt mạng.
Giật mình với những con số
Không ít người vẫn nghĩ rằng, tai nạn giao thông nghiêm trọng dẫn đến thương vong thường chỉ xảy ra trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ nên có phần chủ quan khi tham gia giao thông trên các tuyến đường liên xã, xóm. Nhưng thực tế, tai nạn giao thông trên địa bàn nông thôn đang gia tăng vơi mức báo động.
Tai nạn giao thông trên địa bàn nông thôn đang gia tăng vơi mức báo động
Trong năm 2014, theo báo cáo của một số địa phương, tình trạng tai nạn giao thông ở nông thôn như sau: Theo thống kê của Ban ATGT tỉnh Bến Tre, chỉ tính trong tháng 4/2014, toàn tỉnh đã xảy ra 36 vụ tai nạn, va chạm giao thông đường bộ, làm chết 20 người, bị thương 25 người. Ban ATGT tỉnh Lâm Đồng cho biết, tính riêng 2 tháng vừa qua, toàn tỉnh đã xảy ra 15 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 13 người và 11 người bị thương, trong đó, hơn 30% số vụ tai nạn giao thông xảy ra tại khu vực nông thôn và các tuyến đường tỉnh qua vùng nông thôn. Theo tổng kết của Ban ATGT tỉnh Tuyên Quang, trong tổng số 29 vụ tai nạn giao thông 3 tháng đầu năm thì có gần 70% số vụ tai nạn xảy ra ở các tuyến đường liên xã.
Các con số trên cho thấy đã đến lúc không thể xem nhẹ vấn đề giao thông nông thôn.
Vì sao TNGT ở nông thôn luôn cao?
Có thể nói, tai nạn giao thông trên địa bàn nông thôn liên tục gia tăng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông ở cả 3 khía cạnh: hạ tầng giao thông, phương tiện và người tham gia giao thông.
Nguy cơ gây mất an toàn giao thông nông thôn gồm cả 3 khía cạnh: hạ tầng giao thông, phương tiện và người tham gia giao thông.
Trên thực tế, nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa, năng lực lưu thông nâng cao... nhưng trật tự giao thông lại phức tạp. Đường giao thông nông thôn được cải tạo mở rộng, nâng cấp nhưng nhiều ngõ ngách, đường ngang, đường nhánh, vật che khuất thiếu hệ thống biển báo và thiết bị an toàn giao thông... trong khi đó, người tham gia giao thông chủ quan, phóng nhanh vượt ẩu dẫn đến tai nạn.
Phần lớn xe máy đang lưu hành ở nông thôn không bảo đảm an toàn, xe máy cũ từ các đô thị lớn dồn về, xe tự chế còn phổ biến. Người điều khiển phương tiện không có bằng lái, kỹ năng điều khiển phương tiện của người dân khu vực nông thôn không cao, xử lý tình huống kém. Hầu hết các vụ tai nạn giao thông ở vùng nông thôn rơi vào lứa tuổi thanh niên với các nguyên nhân do người điều khiển phương tiện không đội mũ bảo hiểm, chạy quá tốc độ, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Do vậy, khi tai nạn giao thông xảy ra, hậu quả để lại rất nặng nề.
Người dân nông thôn thường thiếu ý thức chấp hành luật giao thông
Một nguyên nhân khác cũng cần nhắc tới là sự vắng mặt của các lực lượng chức năng trên các tuyến đường giao thông nông thôn để xử lý hành vi vi phạm luật. Bởi cơ bản các lực lượng chức năng, đặc biệt là cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông tập trung vào các tuyến quốc lộ để giảm ùn tắc, để kiểm soát các xe chở khách, nên lực lượng đảm bảo TTATGT ở địa bàn đô thị, nông thôn mỏng.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Việc để xảy ra nhiều vụ tai nạn tại khu vực nông thôn có trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc huy động các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên địa bàn, cũng như tuyên truyền giáo dục không hiệu quả. Vì vậy, muốn tai nạn giao thông giảm và giảm bền vững thì sự vào cuộc của chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền địa phương đóng vai trò rất quan trọng, vì chúng ta không thể đủ lực lượng để "giăng" khắp các mặt trận, địa bàn. Nếu chính quyền địa phương theo đúng chức trách, thẩm quyền thành lập các tổ, đội, nhóm, tổ chức các lực lượng công an xã, dân phòng... để đảm bảo TTATGT và các lực lượng này làm việc tích cực thì chắc chắn TNGT đã không xảy ra nhiều như vậy.
Lực lượng chức năng trên các tuyến đường giao thông nông thôn thường mỏng hơn
Mặt khác, công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến pháp luật về TTATGT có vai trò rất quan trọng. Bởi để giảm TNGT cần nhiều yếu tố như hạ tầng giao thông, công tác quản lý nhà nước, các văn bản pháp luật..., nhưng ý thức người tham gia giao thông là cái gốc, vì vậy về lâu dài phải xây dựng được văn hóa giao thông của người dân.
Hà An (TTTĐ)
Xử phạt chạy quá tốc độ đang quá máy móc? Để xử phạt chạy quá tốc độ quy định, nên xem xét thêm về thời gian và quãng đường vi phạm để làm căn chứ chính xác nhất. Tôi là người tham gia giao thông, nhận thấy quy định xử lý vi phạm về tốc độ là phù hợp. Tuy nhiên, việc xác định các phương tiện tham gia giao thông vi phạm...