Xe máy cũ nát tung hoành trên phố
Chỉ còn trơ khung sắt, không đèn, không biển số, nhiều chiếc xe máy vẫn chở hàng cồng kềnh và xả khói nghi ngút trên đường phố Hà Nội.
Trên nhiều tuyến phố của Hà Nội, không khó để bắt gặp những chiếc xe máy cũ trơ khung sắt, chở hàng cồng kềnh thường xuyên tham gia giao thông.
Chiếc xe Dream do Trung Quốc sản xuất từ hơn chục năm trước đã hư hỏng nhiều bộ phận, không đèn, gương được chế thành xe kéo lưu thông trên phố Tây Sơn.
Trên phố Hoàng Cầu, một xe máy khác cũng trong tình trạng tương tự được chất đầy giàn giáo công trình bằng sắt. Một số chủ cửa hàng vật liệu xây dựng sở hữu những chiếc xe cũ nát lý giải, loại xe này phù hợp với đặc thù công việc, không lo bị trầy xước, nếu có bị lực lượng chức tạm giữ cũng không tiếc vì giá trị của chiếc xe rất thấp…
Lưu thông trên đường Đê La Thành, chiếc xe Dream không biển số này chở hàng trăm kg sắt xây dựng, luồn lách, gây nguy hiểm cho dòng phương tiện đi trên đường.
Video đang HOT
Hầu hết những chiếc xe cũ kỹ này không còn giữ được hình dáng ban đầu và được gia cố thêm các khung sắt, mất hết hệ thống đèn báo và chiếu sáng.
Người điều khiển những chiếc xe cũ nát này chia sẻ vì điều kiện khó khăn nên phải tận dụng chở thuê kiếm sống. Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, chưa có quy định về niên hạn đối với phương tiện cá nhân như xe máy, ôtô con vì đó là tài sản cá nhân và trách nhiệm gắn với người sử dụng. Nếu dùng biện pháp hành chính để loại bỏ như đối với xe thương mại sẽ trở thành vấn đề lớn vì “ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, xe máy vẫn là phương tiện đi lại, mưu sinh chủ yếu”.
Không chỉ cũ kỹ, chở hàng hóa cồng kềnh gây nguy hiểm, không ít xe thành nỗi ám ảnh của nhiều người tham gia giao thông khi xả khói mù mịt. Theo một cán bộ thuộc phòng Cảnh sát giao thông – Công an Hà Nội, hàng trăm chiếc xe cũ kỹ, chở hàng hóa cồng kềnh, hay xe tự chế bị xử lý và tạm giữ từ đầu năm 2015 đến nay.
Vị này cho rằng việc xử lý xe máy xả khói gây ô nhiễm đang gặp khó khăn vì thiếu quy định, không có thiết bị chuyên dùng như máy đo, phân tích lượng khói vượt quá quy định vì “cảnh sát không thể bằng mắt thường nhìn rồi đoán mò và xử phạt được”.
Theo Quyết định của Thủ tướng, xe mô tô, xe gắn máy hết hạn sử dụng, cũ nát, thải loại này sẽ bị thu hồi từ tháng 1/2018. Nhà sản xuất có trách nhiệm tổ chức thu hồi sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam; thiết lập điểm hoặc hệ thống các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ. Người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển giao các sản phẩm thải bỏ theo các hình thức: Tự chuyển hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thu gom để vận chuyển đến các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông – Bộ Công an, đến 31/12/2014 cả nước đã có hơn 45 triệu xe cơ giới được đăng ký, trong đó mô tô 2 bánh khoảng 43 triệu. Riêng Hà Nội và TP HCM số lượng xe đăng ký là hơn 11 triệu, chiếm khoảng 25% tổng số xe máy của cả nước.
Phương Sơn
Theo VNE
Bệnh viện 300 tỷ đồng bỏ hoang
Từng có doanh thu 500 đến 600 triệu đồng mỗi ngày, bệnh viện đa khoa Tây Đô giờ đang bỏ hoang cho chuột, rắn trú ngụ.
Nằm ngay thành phố Cần Thơ, khối nhà 5 tầng từng là các khoa, phòng khám chữa bệnh của bệnh viện đa khoa Tây Đô hiện bám đầy rong rêu. Khuôn viên viện hàng ngàn m2 ngập trong cây cỏ, nhiều ghế đá nghiêng ngửa, rệu rã. Vách tường và trần trong tình trạng bong tróc, thấm nước. Dưới nền gạch, nhiều chỗ đã bị sụt lún. Ngoài sân, những chiếc xe cấp cứu bám đầy bụi...
Bệnh viện đa khoa Tây Đô "trùm mền" nhiều năm qua. Ảnh: Cửu Long
"Cây cỏ um tùm. Rắn rết, chuột trong khuôn viên bệnh viện nhiều lắm, người dân sống xung quanh rất sợ, nhất là rắn lục đuôi đỏ", bà Trần Thị Hai (60 tuổi), nhà đối diện bệnh viện cho biết.
Tây Đô từng là bệnh viện tư nhân hiện đại bậc nhất của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với quy mô 100 giường bệnh, 7 phòng mổ, 180 y bác sĩ, nhiều trang thiết bị y tế hiện đại. Nhưng nhiều năm nay, bệnh viện đã bỏ hoang do tranh chấp kéo dài.
Theo ông Cao Trường Thọ, Trưởng ban kiểm soát của bệnh viện, năm 2004, hơn 50 thành viên góp vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng để xây dựng, mua sắm trang thiết bị và giữa năm 2007 bệnh viện đi vào hoạt động.
Gần 2 năm sau, các thành viên tranh chấp quyền kiểm soát, tố cáo đến cơ quan chức năng. Sau thanh tra, bệnh viện bị kết luận có nhiều sai phạm như: nâng khống giá đất, giá mua vật tư, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh...
Đến tháng 4/2012, tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM hủy giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Tây Đô. Con dấu của bệnh viện sau đó bị thu hồi. Năm 2013, công an TP Cần Thơ khởi tố vụ án Sử dụng trái phép tài sản và Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại viện này để điều tra các cá nhân liên quan.
Cây cỏ che gần hết lối vào Trung tâm khí y tế của bệnh viện. Ảnh: Cửu Long
"Sau nhiều năm thưa kiện, những người liên quan đều thiệt hại. Nhưng lỗi lớn nhất là với xã hội vì các bệnh viện trong khu vực quá tải, nơi đây lại ngưng hoạt động", Trưởng ban kiểm soát của bệnh viện nói.
Ông Thọ cho biết thêm, để tránh hư hỏng các trang thiết bị y tế đắt tiền như máy cộng hưởng từ MRI, máy CT-Scanner, dàn máy xét nghiệm, siêu âm cao cấp... bệnh viện phải duy trì chạy máy lạnh và thuê bảo vệ trông coi.
"Trước đây, lúc cao điểm, bệnh viện đạt doanh thu 500 - 600 triệu đồng/ngày, giờ bỏ hoang, mỗi tháng còn phải tốn 40 triệu đồng thuê bảo vệ, trả tiền điện. Nếu không thưa kiện, bệnh viện đã hoàn tất giai đoạn 2, tăng quy mô lên 200 giường bệnh rồi", ông Thọ tiếc rẻ.
Trưởng ban kiểm soát của bệnh viện cho biết thêm, hiện các bên đã ngồi lại, thống nhất xin đăng ký hoạt động trở lại rồi bán bệnh viện. Hiện có một đối tác từ Mỹ đang xúc tiến mua bệnh viện để duy trì việc khám chữa bệnh.
Xe cấp cứu lâu ngày không sử dụng nên bụi, rêu bám đầy. Ảnh: Cửu Long
Ông Lê Văn Tâm, Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, về mặt xã hội, bệnh viện quy mô, hiện đại mà bỏ không mấy năm qua là lãng phí lớn, dù là của tư nhân. Do vậy, việc sớm tìm được sự đồng thuận của các bên để có phương án giải quyết cho bệnh viện sớm hoạt động là rất cần thiết.
Cửu Long
Theo VNE
'Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm môi trường xâm hại đến quyền lợi của người dân' Sáng 15.4, trao đổi với PV Thanh Niên Online, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, nhiều người dân vẫn có ý định ra đường chặn xe, gây cản trở giao thông trên QL1 nhằm phản đối Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xả khói và xỉ than gây ô nhiễm môi trường. Nhà máy nhiệt điện Vĩnh...