Xe lăn được điều khiển bằng đầu, tay
Với mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật, 2 học sinh đã chế tạo xe lăn đặc biệt dành cho nhóm người này với tiện ích điều khiển bằng đầu, tay.
Kim Ngân thử nghiệm xe lăn – ẢNH: NVCC
Sản phẩm trên là của nhóm bạn Phạm Thị Kim Ngân, Nguyễn Minh Bảo Ân (cựu học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh, TP.HCM) cùng với người hướng dẫn là thầy Huỳnh Văn Phước, giáo viên bộ môn lý – kỹ thuật công nghệ Trường THPT Lương Thế Vinh, TP.HCM.
Với ý tưởng sáng tạo, sản phẩm “Xe hỗ trợ di chuyển cho người khuyết tật bằng đầu hoặc cổ tay” của các bạn và thầy Phước đã xuất sắc giành giải nhất cuộc thi “Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng toàn Quốc” do Bộ GD-ĐT và T.Ư Đoàn tổ chức.
Mở đầu cuộc trò chuyện, Kim Ngân cho hay đề tài đã nhen nhóm vào đầu năm 2019, khi Ngân và Bảo Ân đang là học sinh lớp 12A2.
Kim Ngân cho biết: “Nhóm em làm ra sản phẩm xe hỗ trợ di chuyển cho người khuyết tật bằng đầu hoặc cổ tay nhằm hỗ trợ những người mất đi khả năng vận động có được cơ hội để cải thiện một phần chất lượng cuộc sống của họ”.
Từ phải qua thầy Phước, Kim Ngân và Bảo Ân – ẢNH: VĂN PHƯỚC CUNG CẤP
Video đang HOT
Để làm ra được sản phẩm hoàn thiện, thầy và trò đã mất gần 1 năm trời để nghiên cứu và lắp ráp. Bảo Ân nói: “Ngoài việc học trên lớp cứ vào thứ 7 và chủ nhật hằng tuần, chúng em sẽ gặp giáo viên hướng dẫn tại phòng thí nghiệm vật lý để trao đổi về tiến trình và những khó khăn gặp phải trong quá trình nghiên cứu”.
Bảo Ân cho hay để làm ra chiếc xe lăn hoàn chỉnh thì phải trải qua 4 giai đoạn, đó là: Phác thảo ý tưởng, thiết kế sơ đồ khối; Tiến hành lắp ráp mạch điện và viết code; Thiết kế mạch điện và mô hình xe thực tế; Cuối cùng là giai đoạn sản phẩm hoàn thiện và hướng phát triển.
Bảo Ân chia sẻ: “Ý tưởng ban đầu chúng em nghĩ đến là sử dụng cảm biến thu phát sóng vô tuyến nhằm tạo ra sản phẩm có kết nối không dây, mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng. Nhưng qua nghiên cứu nhóm thấy rằng, tuy cảm biến này có khả năng truyền và nhận tín hiệu với khoảng cách tương đối xa nhưng nếu như nguồn cung cho cảm biến không ổn định thì tín hiệu truyền và nhận sẽ bị nhiễu, từ đó gây ra một số khó khăn trong vấn đề di chuyển của người dùng. Đồng thời, việc gắn một nguồn 3.3 V lên phía sau gáy cũng khiến cho người dùng cảm thấy không an toàn. Cuối cùng nhóm nghĩ đến phương pháp là kết nối dây từ cảm biến gia tốc tới hệ thống điều khiển được đặt phía dưới xe, và cố định cảm biến gia tốc lên một cái nón, vừa giúp cho người dùng che nắng khi ra ngoài vừa đảm bảo tính chắc chắn cảm biến sẽ không bị lệch trong quá trình di chuyển. Một phần là để cho tín hiệu truyền đi một cách ổn định và hiệu quả nhất, một phần tạo cho người dùng cảm giác thoải mái, an toàn và không quá vướng víu khi sử dụng”.
Hệ thống điều khiển được đặt phía dưới xe, và cố định cảm biến gia tốc lên một cái nón hoặc dưới phần đặt tay của người khuyết tật
Điều khiển xe bằng đầu hoặc cổ tay
Tự hào với sản phẩm của nhóm, thầy Phước nói: “Chiếc xe có vi mạch thiết kế gọn nhẹ không gây vướng víu cho người dùng. Hệ thống xe có thể di chuyển bằng hai cách sau: Điều khiển xe bằng đầu hoặc cổ tay. Khi thay đổi góc nghiêng của cảm biến, tốc độ xe có thể tăng giảm tùy ý. Sản phẩm còn được tích hợp chuông báo và cảm biến đo nhịp tim kèm theo màn hình LCD để theo dõi sức khỏe người dùng. Ngoài ra tấm pin năng lượng mặt trời được thiết kế linh động, có thể gập lên hoặc xuống giúp xe nhỏ gọn hơn. Song song đó, hệ thống xe còn có chức năng đóng mở nguồn tự động bằng phương pháp góc nghiêng sử dụng cảm biến gia tốc”.
Thầy Phước cho biết người dùng chỉ cần nghiêng người thì sản phẩm di chuyển được ngay.
“Trước tiên mở nguồn lên, chúng ta phải giữ cho cảm biến gia tốc góc nghiêng thẳng đứng cho đến khi nghe chuông kêu “beep” thật lớn thì báo hiệu hệ thống xe sẵn sàng và di chuyển theo yêu cầu của người dùng. Để xe di chuyển thẳng về phía trước, chúng ta điều khiển cảm biến gia tốc nghiêng về phía trước khoảng 30 độ, nhìn thẳng về phía trước thì xe sẽ tiến về phía trước . Để xe di chuyển sang phải, chúng ta điều khiển cảm biến gia tốc nghiêng về bên phải khoảng 15 độ thì xe rẽ sang bên phải”, thầy Phước nói.
Ngoài điều khiển bằng đầu, xe lăn còn cho phép người dùng sử dụng cổ tay để vận hành
Nói về nhược điểm chiếc xe lăn, thầy Phước nhìn nhận: “Công suất động cơ của xe còn yếu và nó chưa leo dốc được, đồng thời khối lượng xe còn nặng. Về tương lai, nhóm sẽ nâng cấp sản phẩm bằng việc trang bị thêm nút khẩn cấp SOS thông báo đến bệnh viện gần nhất khi nhịp tim của người dùng có vấn đề. Tích hợp định vị GPS xác định vị trí người dùng và truyền dữ liệu đến điện thoại của người thân”.
Đặc cách công nhận Học sinh giỏi cấp tỉnh vì đạt IELTS từ 6.5, có công bằng không?
Quyết định đặc cách công nhận Học sinh Giỏi cấp tỉnh môn tiếng Anh cho 70 học sinh đạt điểm IELTS từ 6.5 trở lên của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh đã tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận về việc liệu nó có đảm bảo tính công bằng.
Đạt 6.5 IELTS dễ hơn nhiều đạt giải Học sinh giỏi tiếng Anh cấp tỉnh?
Theo quyết định được Sở GD-ĐT Hà Tĩnh ban hành, trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) tỉnh môn tiếng Anh lớp 12 năm học 2020 - 2021, có 70 học sinh được đặc cách miễn tham gia thi và được hưởng quyền lợi của HSG tỉnh theo quy định hiện hành vì đạt IELTS từ 6.5 trở lên.
Cụ thể, trong số 70 học sinh đạt giải có 6 em đạt 8.0 điểm IELTS, tương đương với giải nhất HSG tỉnh môn tiếng Anh; 20 em đạt 7.0 điểm IELTS, tương đương với giải nhì HSG tỉnh môn tiếng Anh; 44 em đạt 6.5 điểm IELTS, tương đương với giải ba HSG tỉnh môn tiếng Anh.
Quyết định đặc cách công nhận học sinh đạt giải của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh.
Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó giám đốc Sở GDĐT Hà Tĩnh cho rằng quyết định này của tỉnh nhằm khuyến khích việc học tiếng Anh một cách toàn diện chứ không đơn thuần chỉ học ngữ pháp, từ vựng để đối phó với những kỳ thi. Bởi nghe, nói là những kỹ năng còn yếu của học sinh nông thôn khi học tiếng Anh.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến đồng tình với quyết định của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, cho rằng nó sẽ giúp học sinh có động lực học IELTS từ sớm, các giáo viên và chuyên gia cũng bày tỏ nhiều băn khoăn liên quan đến sự công bằng trong cách đánh giá của tỉnh này.
Về tính chất của hai bài thi, giáo viên Lê Thanh Tùng, Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1, TP.HCM) cho rằng, bài thi HSG và thi IELTS không tương đương với nhau và nếu công nhận kết quả thì chưa hợp lý. Bởi bài thi IELTS đánh giá đầy đủ 4 kỹ năng và theo chuẩn quốc tế, còn bài thi HSG nặng về học thuật, chú trọng bài đọc hiểu, ngữ pháp, điền từ...
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, tính công bằng giữa Hà Tĩnh với các địa phương khác trong việc công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh cũng là điều được bàn đến. Bởi với các địa phương có điều kiện kinh tế, có lợi thế về việc dạy và học ngoại ngữ, mức điểm 6.5 IELTS trở lên có thể sẽ không đánh giá chính xác được năng lực giữa các thí sinh để xét giải, do có nhiều thí sinh đạt điểm số cao.
"Tính riêng TP.HCM, nếu học sinh có chứng chỉ IELTS 6.5 điểm thì "cửa hẹp" ngay từ vòng tham gia cuộc thi chứ chưa tính đến đạt giải để được công nhận danh hiệu. Ngay tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, tính chung toàn trường đã có khoảng 80% học sinh đạt trình độ từ 6.5 trở lên" - Giáo viên Nguyễn Thúy Liên, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), chia sẻ góc nhìn.
Ưu tiên liệu có công bằng?
Nhiều ý kiến cho rằng, sở dĩ có sự lo ngại quyết định của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh sẽ tạo ra sự đánh giá thiếu công bằng giữa thí sinh các tỉnh, bởi trong những năm gần đây, nhiều trường Đại học đã áp dụng phương thức xét tuyển thẳng hoặc cộng điểm với HSG cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh khi xét tốt nghiệp THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định rõ, thí sinh đạt giải cá nhân kỳ thi học sinh giỏi bộ môn văn hóa lớp 12 được cộng 1-2 điểm khi xét tốt nghiệp THPT.
Đạt IELTS từ 6.5 điểm có nên công nhận là học sinh giỏi? Trước quyết định công nhận học sinh giỏi khi đạt IELTS 6.5 điểm trở lên của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, các giáo viên và chuyên gia bày tỏ quan điểm như thế nào? Học sinh đạt chứng chỉ quốc tế được công nhận học sinh giỏi - PHẠM ĐỨC Với quyết định đặc cách công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh môn tiếng...