Xe khủng lọt trạm cân có tiêu cực?
Đến 16 giờ ngày 21/4, theo nguồn tin riêng của chúng tôi, chiếc xe 51C-178.99 kéo rơ-moóc chở máy biến thế nặng hơn 100 tấn bị trạm cân lưu động tại Bình Thuận lập biên bản vào rạng sáng 20/4 vẫn chưa về TP.HCM theo hành trình mà vẫn còn tranh CSGT ơ đâu đó tai Đồng Nai.
Lãnh đạo Bộ GTVT, lãnh đạo Cục CSGT Đường bộ – Đường sắt yêu cầu làm rõ.
Lãnh đạo Bộ GTVT: Lọt lưới quá khó hiểu
Chiếc xe này đi từ Hà Nội vào TPHCM qua hàng loạt trạm cân và chỉ bị phat tại Bình Thuận. Cả lãnh đạo Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam đều “thấy kỳ lạ và không loại trừ nguyên nhân có tiêu cực”.
“Trạm cân hoạt động 24/24 giờ thì làm sao có thể để lọt lưới chiếc xe quá tải này được. Bộ sẽ yêu cầu Tổng cục Đường bộ báo cáo và làm rõ vì sao lại để xảy ra vụ việc này. Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu làm rõ có nguyên nhân tiêu cực để chiếc xe quá tải trên lọt lưới hay không” – ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT, nói.
Còn ông Nguyễn Đức Thắng – Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng cho hay sẽ làm rõ vì sao lại có chuyện để xe quá tải lọt lưới. “Lọt làm sao mà lọt, làm sao lại lọt được nhiều trạm cân thế. Không thể ngẫu nhiên lại lọt được tất cả trạm như vậy. Nếu lọt như vậy, chẳng nhẽ lại xảy ra tiêu cực hết ở các trạm cân mà chiếc xe quá tải kia đã đi qua hay sao? Cái này chúng tôi sẽ kiểm tra và làm rõ, không thể để chuyện này xảy ra được” – ông Thắng nói.
Một lãnh đạo Cục CSGT Đường bộ – Đường sắt cũng cho hay sẽ làm rõ vì sao lực lượng tuần tra kiểm soát để lọt lưới chiếc xe quá tải này.
Chiếc xe khủng với máy biến thế cả trăm tấn lọt lướt hàng loạt trạm cân từ Hà Nội đến Bình Thuận. Ảnh: CTV
Video đang HOT
Xe nào cũng cân được
Một nguồn tin cho biết chỉ riêng thiết bị máy biến thế có chiều cao 4,3 m nếu tính luôn chiều cao của sơmi rơmoóc đã cao gần 5 m. Đó là chưa kể độ dày của vỏ xe sau khi bơm căng. Trong khi quy định chiều cao hàng hóa xe chở hàng siêu trường siêu trọng được phép vận chuyển không quá 4,2 m tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên.
Về việc trạm cân Bình Thuận chỉ lập biên bản, không đưa vào cân và không hạ tải chiếc xe “khủng”, ông Nguyễn Thanh Long, Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Bình Thuận, Trưởng trạm cân, cho biết: Căn cứ lời khai của lái xe, chúng tôi lập biên bản xử phạt xe này chở 65 tấn. Việc không đưa xe vào cân là vì xe này rất dài, có đến bốn trục trong khi bàn cân chỉ có hai. Cạnh đó khi cho xe lui vào bàn cân, thiết bị biến thế trên xe quá cao, sắp đụng vào đường dây hạ thế nên chúng tôi không cho cân xe. Tôi cũng đã gọi cho Công ty Cổ phần Tự động hóa và Cơ khí Hanel (đơn vị cung cấp bộ cân kiểm tra tải trọng xe lưu động) và đã nhận được khuyến cáo là không nên đưa xe này vào cân…
Tuy nhiên, lý giải của ông Long không được Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Nguyễn Đức Thắng đồng tình. “Tôi khẳng định không có gì là không cân được cả. Việc cân tải trọng đối với chiếc xe trên hoàn toàn nằm trong tầm tay. Cái này chúng tôi sẽ yêu cầu báo cáo làm rõ chứ không thể nói là không cân được”. Ông Thắng cũng cho biết đây là lần đầu tiên sau nhiều tháng ra quân thực hiện việc kiểm tra tải trọng mới có việc không cân được xe quá tải.
Rạng sáng 20/4, trạm cân xe Bình Thuận phát hiện chiếc xe “khủng” chở máy biến áp nặng trên 100 tấn từ Hà Nội vào TP.HCM nên chặn lại kiểm tra. Theo tìm hiêu của chúng tôi, chiếc xe này có thiết kế cho phép chênh lệch khá lớn với giấy phép được vận chuyển hàng siêu trọng đã được cấp. Cụ thể đây là xe đầu kéo hiệu FAW của Trung Quốc, sản xuất năm 2007, trọng lượng kéo theo cho phép là 31,8 tấn; sơmi rơmoóc 51R-057.97 tổng trọng tải cho phép chở là 38 tấn. Trong khi giấy phép được cấp chở đến 41,7 tấn, chênh lệch với trọng lượng được phép kéo đến gần 10 tấn, chưa kể máy biến thế “khủng” mà chiếc xe này đang vận chuyển!
T. Văn – P. Nguyễn
Theo Dantri
Kiểm soát lái xe sử dụng chất ma túy, rượu bia
Thời gian tới, Sở GTVT Đà Nẵng sẽ phối hợp với Sở Y tế tiến hành kiểm tra đồng loạt đội ngũ lái xe tải trên địa bàn về tình trạng sức khỏe, khả năng sử dụng chất ma túy.
Đây là 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giao thông TP Đà Nẵng nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn, được ông Lê Văn Trung - Giám đốc Sở GTVT kiêm Phó Trưởng ban thường trực Ban An toàn giao thông Đà Nẵng - trình bày tại hội nghị về công tác an toàn giao thông, trật tự đô thị quý I/2014 tổ chức sáng 16/4.
CSGT Công an TP Đà Nẵng tăng cường kiểm tra nồng độ cồn của người đi xe máy nhằm hạn chế TNGT
Theo ông Trung, trong quý 1/2014, trên địa bàn TP Đà Nẵng đã xảy ra 51 vụ tai nạn giao thông, làm chết 28 người và làn bị thương 44 người. So với cùng kỳ năm 2013, tai nạn giao thông tại Đà Nẵng đã giảm trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Trong tổng số 51 vụ tai nạn giao thông kể trên, tai nạn giao thông đường bộ có 49 vụ, làm chết 24 người và làm 44 người khác bị thương, tổng thiệt hại tài sản 45,6 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2013, tai nạn giao thông đường bộ giảm 12 vụ (29/61 vụ), giảm 10 người chết (24/34 người), giảm 4 người bị thương (44/48 người).
Phân tích nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông đường bộ, Giám đốc Sở GTVT kiêm Phó Trưởng ban thường trực Ban An toàn giao thông Đà Nẵng cho biết, nguyên nhân gây ra số vụ tai nạn cao nhất là đi quá tốc độ cho phép; kế đến là đi không đúng phần đường; chuyển hướng không quan sát; sử dụng rựu bia...
Về đối tượng gây tai nạn, chiếm phần lớn là người điều khiển xe mô tô với 37 vụ, làm 19 người chết, 34 người bị thương; xe mô tô 10 vụ làm 5 người chết, 8 người bị thương và người đi bộ có 2 vụ làm 2 người bị thương.
Về tai nạn giao thông đường sắt, ông Lê Văn Trung cho biết, trong quý 1/2014 trên địa bàn TP xảy ra 2 vụ làm chết 4 người; so với cùng kỳ năm 2013 thì số vụ không tăng nhưng số người chết tăng 2 người (4/2 người). Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Đà Nẵng không có vụ tai nạn giao thông đường thủy nào xảy ra.
Theo Phó Trưởng ban thường trực Ban An toàn giao thông Đà Nẵng, từ đâu năm đến nay công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông được các lực lượng chức năng TP Đà Nẵng thực hiện nghiêm túc, góp phần đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn.
Trong quý 1/2014, lực lượng CSGT Công an TP Đà Nẵng đã kiểm tra, lập biên bản 15.560 trường hợp vi phạm (gồm 7.969 ô tô, 7.472 mô tô, 119 xe máy điện); đã xử phạt 12.725 trường hợp, chuyển Kho bạc Nhà nước thu gần 6,8 tỉ đồng; tạm giữ 35 ô tô, 362 mô tô; tước giấy phép lái xe 1.433 trường hợp (516 ô tô, 917 mô tô); gửi thông báo người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đến nơi cư trú, công tác, học tập 1.752 trường hợp.
Ngày 16/4, Sở Giao thông Vận tải TPHCM cùng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng tổ chức lễ phát động thực hiện giai đoạn 2 của dự án "Phòng, chống và kiểm soát lái xe sử dụng rượu, bia". Dự án này do Trung tâm Quốc tế về Chính sách chất có cồn (ICAP) tài trợ thực hiện với mục tiêu tăng cường phòng, chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng rượu, bia. Đây là 1 trong những giải pháp quan trọng nhằm góp phần giảm thiểu các tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia.
Các hoạt động chính của dự án là tập huấn cho cán bộ liên quan kiến thức về an toàn giao thông, tác hại của rượu bia, tình hình tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia, các quy định của pháp luật về nồng độ cồn, các biện pháp phòng chống và kiểm soát việc lạm dụng rượu bia; trang bị và hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ cồn cho lực lượng Thanh tra Giao thông và trang bị thiết bị tuyên truyền cho một số bến xe...
Trao tặng máy đo nồng độ cồn cho Thanh tra Giao thông TPHCM (ảnh: Sở GTVT TPHCM)
Giai đoạn 1 của Dự án (2011-2012) đã được thực hiện thành công tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa. Thời gian tới dự án sẽ tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 (2013-2015) tại 2 tỉnh này. Ngoài ra, trong giai đoạn 2, dự án bổ sung thêm TPHCM làm địa phương thứ 3 tham gia dự án.
Tại buổi lễ, Đại diện ICAP đã trao tặng và hướng dẫn Thanh tra giao thông TPHCM sử dụng máy đo nồng độ cồn. Với máy này, Thanh tra Giao thông TPHCM cho biết kể từ ngày 25/4 sẽ triển khai kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe khách tuyến cố định, xe tải, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch trên địa bàn thành phố.
Theo đại diện Thanh tra giao thông TPHCM, người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có thể bị phạt ít nhất là 2 triệu đồng, cao nhất là 15 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 2 tháng.
Phát biểu tại lễ phát động dự án, ông Dương Hồng Thanh, Phó giám đốc Sở GTVT TPHCM yêu cầu đội ngũ lái xe kinh doanh vận tải cam kết thực hiện không điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường sau khi đã sử dụng rượu, bia. Đồng thời, ông cũng yêu cầu các doanh nghiệp vận tải, quản lý bến xe phải đặc biệt chú ý vấn đề này. Theo ông Dương Hồng Thanh, chỉ cần thực hiện tốt việc này thì tình hình tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia sẽ giảm đáng kể.
Công Bính - Tùng Nguyên
Theo Dantri
Luật Sĩ quan quân đội: Sẽ tách lương ra khỏi quân hàm Sáng 16/4, tiếp tục Phiên họp thứ 27, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tan thanh vơi chu trương tach lương ra khoi quân ham - ảnh minh họa Việc sửa đổi...