Xe giấy tờ giả đầy phố
Dù bị cấm, xe ba bánh Trung Quốc vẫn ngang nhiên lưu thông ở Tiền Giang với giấy tờ… giả
Gần đây, trên các tuyến đường thuộc tỉnh Tiền Giang xuất hiện loại xe ba bánh thay thế xe công nông thô sơ đã bị cấm lưu hành. Các loại xe này được gắn “mác” mô tô ba bánh hiệu KATODA, do Công ty TNHH Việt Tiến sản xuất, lắp ráp nhưng thực tế lốc máy được đóng nhãn hiệu LIFAN của Trung Quốc.
Được chủ xe cấp văn bản của UBND tỉnh
Anh Tùng, một người chạy loại xe này, cho biết khi xe tự chế ba – bốn bánh bị cấm, anh đã đến một cửa hàng trên Quốc lộ 50 (TP Mỹ Tho) mua xe ba bánh với giá 70 triệu đồng (trả trước 50 triệu đồng) để chở thuê kiếm sống.
“Khi bán, chủ còn cấp văn bản của UBND tỉnh gửi Bộ GTVT và Bộ Công an đề nghị cho thử nghiệm lưu hành mô tô ba bánh nên tôi tin tưởng. Ai dè mới đây, khi mang xe đi đăng ký thì CSGT không cho, chẳng biết phải làm sao, thôi đành liều…” – anh Tuấn nói. Không riêng anh Tuấn, hàng trăm người cũng lâm vào cảnh ngộ này.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết ngày 12-7-2011, UBND tỉnh Tiền Giang có công văn chỉ đạo dừng triển khai, thử nghiệm, lưu hành mô tô ba bánh chở hàng của Công ty TNHH Việt Tiến và nội dung này đã được thông báo đến công ty. Tiếp đến, ngày 7-7-2012, Bộ Công an có công văn gửi UBND tỉnh nêu rõ: “Không cấp phép mới cho lưu hành thêm các loại xe cơ giới ba bánh”.
Xe ba bánh của Công ty TNHH Việt Tiến nhưng lốc máy nhãn hiệu LIFAN của Trung Quốc
Do đó, công an tỉnh sẽ không cấp phép mới cho lưu hành thêm các loại xe cơ giới ba bánh và xe cơ giới ba bánh hiệu KATODA trên địa bàn tỉnh. Thế nhưng, Công ty TNHH Việt Tiến vẫn đưa loại xe này vào Tiền Giang để bán cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng. Vì vậy, nhiều người dân mua xe rơi vào thế bị động, tiến thoái lưỡng nan.
Video đang HOT
Triệt phá “lò” làm giấy tờ xe giả
Trong lúc tuần tra kiểm soát, lực lượng CSGT đã phát hiện nhiều vụ sử dụng giấy tờ giả để qua mặt CSGT. Các đối tượng bị bắt khai mua xe của “cò” ở TPHCM mang về Tiền Giang để sử dụng với giá 52 triệu đồng/xe (bao gồm giấy tờ giả). Theo đại tá Trần Hoài Bảo, Trưởng Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt, hiện Công an tỉnh Tiền Giang đã bàn giao hồ sơ 4 trường hợp mô tô ba bánh do Trung Quốc sản xuất sử dụng giấy tờ giả cho Công an huyện Châu Thành để tiếp tục điều tra.
Trước đó, Công an huyện Châu Thành cũng đã bắt tạm giam 7 người về hành vi mua bán, tiêu thụ giấy chứng nhận đăng ký mô tô ba bánh và giấy phép lái xe giả. Theo đó, tháng 4-2012, một người dân ở huyện Châu Thành đặt mua của Ngô Văn Hiệp (thợ hàn, ngụ xã Song Thuận, huyện Châu Thành) một chiếc mô tô ba bánh do Trung Quốc sản xuất với giá 55 triệu đồng.
Một tuần sau, Hiệp giao xe và giấy tờ mang biển số 63B1 – 065.41 cho người này. Nghi ngờ giấy giả, chủ xe đã trình báo công an. Kết quả giám định của Phòng Kỹ thuật Hình sự cho thấy giấy xe này là giả. Trinh sát vào cuộc, đóng vai người mua xe đến gặp Hiệp, anh ta ra giá: “Một bộ giấy tờ 15 triệu đồng, khoảng một tuần là có”. Sau khi bắt, khám xét trong xe của Hiệp, công an thu được một giấy chứng nhận đăng ký xe và một biển số xe giả.
Khi Hiệp vừa bị bắt, Nguyễn Minh Giàu (ngụ xã Thới Sơn, TP Mỹ Tho) đến gặp Hiệp để giao giấy tờ cũng bị bắt cùng một giấy chứng nhận đăng ký xe và một biển số giả. Chưa biết đồng bọn bị bắt, Nguyễn Phước Lộc (ngụ huyện Mỏ Cày Bắc – Bến Tre, sinh viên năm thứ tư Trường Đại học Công nghiệp TPHCM) đến tìm Giàu để giao dịch cũng bị bắt giữ.
Từ lời khai của các đối tượng này, công an đã thực hiện lệnh bắt đối với Trần Quốc Việt (ngụ huyện Hóc Môn – TPHCM), Ngô Văn Đồng, Ngô Văn Long (cùng tạm trú quận Bình Tân – TPHCM) và Thái Quang Phú (ngụ quận 12 – TPHCM).
Một ô tô có 5 giấy đăng kiểm giả Công an tỉnh Tiền Giang cũng đang điều tra Lương Xuân Thảo (ngụ TP Mỹ Tho) bán một xe SH biển số 63B8 – 6336 bằng giấy tờ giả. Chiếc xe này của một người ở quận 3 – TPHCM bị mất trộm và kẻ gian làm giả giấy tờ để bán cho người dân sử dụng. Anh của Thảo là Lương Xuân Hiếu cũng bán cho một người khác chiếc ô tô có đến 5 giấy chứng nhận đăng kiểm giả. Theo VNE
Khám sức khỏe ở... chợ trời
Giấy khám sức khỏe, bản chứng thực bằng tốt nghiệp giả cần bao nhiêu cũng có.
Trên quốc lộ 15, đoạn từ ngã tư Tam Hiệp đến cổng KCN Long Bình (TP Biên Hòa, Đồng Nai) được nhiều người xem như một "chợ trời giấy giả". Dù công an đã triệt phá, khởi tố nhiều người nhưng sau các đợt công an xử lý, vấn nạn này vẫn tồn tại.
"Chợ" này hầu như đáp ứng rất nhiều loại giấy tờ giả. Từ bằng cấp đến giấy khám sức khỏe, bản chứng thực bằng tốt nghiệp THPT giả... Nhiều người dân TP Biên Hòa ví von: "Thiếu bằng cấp gì thì ra Long Bình mà in chứ học chi cho mệt!".
Mua giấy giả như... mua rau
Theo anh T. chạy xe ôm, các loại bằng cấp giả như thạc sĩ, đại học, THPT... có giá cao, ít người mua. Còn các loại giấy tờ khác, thứ gì cũng có.
Trong vai một công nhân đi mua hồ sơ để xin việc làm, chúng tôi tiếp cận một loạt các cơ sở trưng bảng giới thiệu việc làm, photocopy, chụp ảnh như: Cơ sở giới thiệu việc làm Kim Bảo N. Công ty Dịch vụ Gia V.; cơ sở chụp hình M. ở phường Long Bình, TP Biên Hòa... và dễ dàng có trong tay một giấy khám sức khỏe giả với giá từ 60.000 đến 70.000 đồng.
Tại Công ty Dũng Đ.P. đặt tại phường An Bình, chúng tôi chứng kiến một thanh niên mua giấy khám sức khỏe với giá 60.000 đồng. Khi tiếp cận, một phụ nữ khoảng 30 tuổi hỏi người thanh niên về chiều cao, cân nặng và... điền vào mẫu giấy chứng nhận sức khỏe đã có sẵn mộc dấu, chữ ký xác nhận tình trạng sức khỏe của các bác sĩ mà không cần cân, đo. Chưa đầy 5 phút, người thanh niên cầm giấy khám sức khỏe ra về.
Sau hai lần đến "chợ trời giấy giả", chúng tôi có cả xấp giấy khám sức khỏe, bằng tốt nghiệp THPT công chứng giả.
Nhân viên các cơ sở in, chụp ảnh giao dịch với chúng tôi để giao giấy tờ giả. (Ảnh cắt từ các clip)
Tại Công ty TNHH Triệu A.P. của phường An Bình, chúng tôi được một người phụ nữ xưng là Miss Th. "khám". Người này cũng vừa hỏi tên, tuổi, cân nặng, chiều cao... vừa hí hoáy viết. Khi hỏi xong các thông tin cũng là lúc Miss Th. chìa cái giấy khám sức khỏe cho chúng tôi với đầy đủ chữ ký, mộc tên, mộc dấu của giám đốc BV Đa khoa Biên Hòa!
Trả 70.000 đồng cho cái giấy dỏm xong, chúng tôi lân la hỏi chuyện: "Công ty đang cần loại giấy này với số lượng lớn cho công nhân để qua mặt đợt kiểm tra của Liên đoàn Lao động, liệu chị có đáp ứng không?". Miss Th. khẳng định cần bao nhiêu cũng có. "Nếu mua với số lượng 100 tờ trở lên, tôi sẽ lấy giá 50.000 đồng/tờ". Chúng tôi tỏ ý lo ngại những giấy khám sức khỏe này sẽ khó qua mặt cơ quan chức năng, Miss Th. nói chắc nụi: "Chắc chắn không ai phát hiện được!".
Chứng thực không cần bản gốc
Ngày 7-8, trong vai trưởng phòng tổ chức nhân sự một công ty đi "bùa" hồ sơ cho công nhân, chúng tôi trở lại Công ty Dũng Đ.P. ở phường An Bình hỏi mua giấy khám sức khỏe giả số lượng lớn cho công nhân, người của công ty này ra giá 35.000 đồng/tờ.
Chúng tôi bày tỏ ý định cần 20 bằng tốt nghiệp THPT có công chứng mà chẳng có bằng gốc, người thanh niên nói ngay: " 50.000 đồng/bản và đảm bảo không ông nào phát hiện được đó là đồ giả!".
Từ đầu năm 2012 đến nay, Công an phường Long Bình, Công an TP Biên Hòa và cơ quan an ninh điều tra (Công an tỉnh Đồng Nai) liên tiếp bắt giữ hàng chục đối tượng làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Qua đó thu giữ hàng ngàn bằng cấp, chứng chỉ giả các loại.
Đã giữa trưa, chúng tôi tấp vào cơ sở chụp ảnh M. ở phường Long Bình. Khi vào trong, tôi cố tình nói chuyện điện thoại lớn cho chủ tiệm nghe: "Hả, giấy khám sức khỏe và bản sao bằng tốt nghiệp. Dạ, để em xoay sở...". Sau đó, tôi chụp ảnh thẻ và nói với nhân viên của tiệm M: "Tôi muốn hai loại giấy tờ trên, chị có giúp được không?". Người phụ nữ tên Thúy nói giấy chứng thực bằng THPT 30.000 đồng/bản; giấy khám sức khỏe 70.000 đồng. Sau khi để lại tờ giấy photocopy bằng tốt nghiệp THPT, khoảng 1 giờ sau chúng tôi quay lại và nhận tờ photocopy bằng THPT có đầy đủ dấu mộc "sao y bản chính" cùng chữ ký, con dấu của lãnh đạo UBND phường Long Bình.
Chúng tôi mang các loại giấy tờ mua được ở "chợ trời giấy giả" đến gặp lãnh đạo UBND phường Long Bình nhờ "giám định" giúp. Vừa nhìn qua tờ sao y bằng tốt nghiệp THPT, vị này nói ngay: "Đây không phải chữ ký của tôi".
Còn các giấy khám sức khỏe thì ông Võ Tấn Tràng, Giám đốc BV Đa khoa Biên Hòa, nói: "Toàn là đồ dỏm. Chỉ cần nhìn mộc tên thôi là đã biết giấy giả chứ chưa nói đến các yếu tố khác".
Dường như nguồn thu từ việc "kinh doanh" các loại giấy tờ giả quá dễ và quá lớn khiến những cuộc ra quân triệt phá một số cơ sở của các cơ quan chức năng không làm giảm tệ nạn này.
Theo Báo Công Lý
Tội phạm tham nhũng nghỉ hưu không thoát Hôm qua, 24-7, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đã trả lời trực tuyến về nhiều vấn đề nóng đang được dư luận quan tâm. Cần nâng cao nghiệp vụ của công chứng viên và các văn phòng công chứng nhằm phát hiện những trường hợp sử dụng giấy tờ giả - Hiện nay, có hiện tượng lừa đảo chiếm đoạt...