Báo động sử dụng giấy phép lái xe giả
Do còn kẽ hở trong việc cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) nên đã xuất hiện GPLX giả. Trước tình trạng này, Sở GTVT Hà Nội đã vào cuộc nhằm siết lại toàn bộ quy trình cấp đổi GPLX.
Báo mất GPLX tăng đột biến
Theo ông Nguyễn Xuân Tân – Phó GĐ Sở GTVT Hà Nội – GPLX giả là loại giấy phép không xuất phát từ cơ quan có thẩm quyền, không đủ hồ sơ gốc và sổ quản lý của cơ quan quản lý cấp. GPLX giả có thể là phôi giả, thông tin giả hoặc phôi thật, nhưng thông tin không đúng với sổ cấp của cơ quan quản lý.
Cũng có trường hợp GPLX giả là giấy phép thật được “nhân bản” cấp cho nhiều người khác. Ngoài ra, còn có trường hợp dùng GPLX nước ngoài giả để đổi lấy GPLX Việt Nam thật.
Video đang HOT
“Một trong những nguyên nhân khiến số lượng GPLX giả tăng đột biến là do còn kẽ hở trong quản lý cấp đổi, cấp lại GPLX. Số liệu thực tế trong khoảng thời gian 1 năm trước và sau khi có thông tư số 15/2011/TT-BGTVT (sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 07/2009/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ) cho thấy số người khai báo mất GPLX tăng mạnh: Từ 15.5.2010 đến 14.5.2011 (trước khi có thông tư 15), số người khai báo mất bằng là 4.825 trường hợp. 1 năm sau khi có thông tư 15 – tính từ 15.5.2011 đến 14.5.2012, riêng Hà Nội đã có 10.020 trường hợp báo mất GPLX (tăng 208%), trong đó A1 là 2.584 trường hợp; B1 là 681 trường hợp; B2 là 4.734 trường hợp; C là 1.410 trường hợp; D là 343 trường hợp; E là 260 trường hợp” – ông Tân dẫn chứng.
Ông Tân cho biết thêm, do tình trạng báo mất GPLX tăng đột biến (nhiều khả năng do khai báo mất giả để được cấp lại GPLX) nên kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền có những quy định chặt chẽ hơn với việc cấp lại GPLX.
Sử dụng GPLX giả bị cấm thi 5 năm
Để không xảy ra hiện tượng này, trong khi chờ những quy định chặt chẽ hơn, ông Tân cho biết, Sở GTVT Hà Nội đã siết chặt quy trình cấp lại GPLX. Cụ thể, 100% hồ sơ đề nghị sở cấp đổi GPLX đều được tra cứu việc thu giữ GPLX.
Đối với hồ sơ đề nghị đổi GPLX hoặc bằng lái xe của nước ngoài, trong trường hợp phát hiện nghi vấn, sở đều có văn bản đề nghị đại sứ quán, lãnh sự quán của quốc gia cấp GPLX tại VN xác minh.
Khi phát hiện các trường hợp giả khai báo mất hoặc tẩy xóa, làm sai lệch thông tin trên GPLX, sử dụng GPLX hoặc hồ sơ lái xe giả, có hành vi cố tình gian dối khác để được đổi, cấp lại GPLX, ngoài việc bị thu hồi GPLX, các đối tượng này còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp GPLX trong thời hạn 5 năm.
Tiếp đến, cần tự động hóa sát hạch cấp GPLX, bớt sự can thiệp của con người. Đây cũng là kiến nghị của ông Tân nhằm nâng chất lượng GPLX cấp ra.
Khoảng 60% học viên vượt qua kỳ thi cấp GPLX. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Đình Nghĩa – Trưởng phòng Quản lý phương tiện (Sở GTVT Hà Nội). Theo ông Nghĩa, chất lượng công tác sát hạch cấp GPLX về cơ bản đạt yêu cầu. Trong đó, chỉ có khoảng 60% học viên có thể vượt qua các kỳ sát hạch cấp GPLX. Kết quả này chính là minh chứng rõ rệt nhất. Đào tạo sát hạch lái xe là hệ đào tạo sơ cấp, nhưng cách thức thi là thi bằng thiết bị. “Học nghề ở khắp nơi, học là đỗ. Chỉ có học để sát hạch cấp GPLX mới có khái niệm học mà vẫn trượt” – ông Nghĩa ví von.
Theo Lao Động
Giấy phép lái xe giả được sử dụng tràn lan tại Cần Thơ
Từ năm 2009 đến quý I/2012, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP Cần Thơ đã giám định và kết luận 681 giấy phép lái xe giả.
Theo Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC67) Công an thành phố Cần Thơ, từ đầu năm 2012 đến nay, lực lượng Cảnh sát giao thông phát hiện gần 200 trường hợp sử dụng giấy phép lái xe giả.
Đa số những người sử dụng giấy phép lái xe giả là lao động nghèo, trình độ thấp hoặc mù chữ. Nhiều người không có thời gian đi học hoặc ngại đi học, đi thi nên làm giả.
Giấy phép lái xe giả bị phát hiện tại nhiều địa phương
Theo Phòng Kỹ thuật hình sự Công an TP Cần Thơ, từ năm 2009 đến quý I/2012, Phòng Kỹ thuật hình sự đã giám định và kết luận 681 giấy phép lái xe giả. Số giấy phép lái xe giả tăng lên hằng năm.
Giấy phép lái xe giả nhìn bằng mắt thường rất khó phân biệt vì rất giống với giấy phép thật, phương pháp làm giả bản in, hình dấu, chữ ký khá tinh vi. Giấy phép lái xe bị làm giả nhiều nhất là của Sở GT-VT TP HCM, Bình Dương, Bình Phước, An Giang, TP Cần Thơ./.
Theo VOV
Xe máy "xịn" - dễ bị trộm "thịt" Hệ thống khóa thường trang bị đơn giản hơn xe số; nếu lấy cắp trót lọt, lợi nhuận cũng kiếm được nhiều hơn... Đó là những lý do chính khiến xe máy tay ga trở thành "mồi" ngon của các đối tượng, đường dây trộm cắp. Cùng một "công" ăn trộm Dựng xe nơi không có người trông sẽ rất dễ bị lấy...