Xe điện Đức khởi đầu chậm ở Trung Quốc
Hãng xe Đức kỳ vọng bán khoảng 60.000 xe Volkswagen ID.4 năm 2021, nhưng thực tế khác xa với doanh số trong 2 tháng 4, 5 chưa đến 3.000 chiếc.
Doanh số bán hàng của Volkswagen ID.4 tại thị trường Trung Quốc không đạt như kỳ vọng ban đầu của hãng xe Đức. Trong tháng 5, hai mẫu ID.4 và ID.4 Crozz chỉ bán được 1.213 chiếc, giảm gần 200 chiếc so với tháng 4, theo dữ liệu thống kê từ công ty tư vấn ôtô LMC, Reuters trích dẫn.
Xe điện ID.4 Crozz. Ảnh: Volkswagen
Hãng xe Đức kỳ vọng doanh số ID.4 bán ra tại thị trường đông dân nhất thế giới có thể đạt từ 50.000-60.000 xe, nhưng doanh số bán ra thực tế khó có thể hoàn thành, đại diện Volkswagen (VW) cho biết. Tệ hơn nữa, cả hai nhà máy VW-SAIC và VW-FAW EV đều chạy dưới 10% công suất sản xuất. Trong khi đó, mỗi nhà máy có khả năng sản xuất 300.000 xe mỗi năm.
Nguyên nhân khởi đầu chậm là gì? Theo giới truyền thông Trung Quốc, ID.4 thiếu các tính năng công nghệ thông minh, mặt khác, mẫu xe điện nhà Volkswagen phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ Tesla và các hãng xe điện địa phương. “Doanh số bán hàng đến nay thấp hơn kỳ vọng trước đó của chúng tôi”, theo đại diện VW. “Hãng cần phải xem lại các kế hoạch sản xuất ID.4″.
David Qian, một kỹ sư 50 tuổi đến trung tâm mua sắm ở phía tây Thượng Hải, tìm mua cho vợ một chiếc xe điện nhưng người đàn ông bị thu hút từ chiếc Volkswagen ID.4 X giá khoảng 30.800 USD. “Chiếc xe trông ổn nhưng tôi nghĩ ít công nghệ”, Qian nói. Bản thân anh cũng sở hữu chiếc Tesla Model 3 vì công nghệ hỗ trợ lái xe tự động.
Khác với các mẫu Tesla và nhiều mẫu xe điện khác do Trung Quốc sản xuất, ID.4 không thể tự đỗ và không có công nghệ hỗ trợ lái xe tự động, hoặc tính năng điều khiển giọng nói. “Người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng chuộng công nghệ tiên tiến trên xe hơi nói chung và xe điện nói riêng, và lòng trung thành với thương hiệu ở mức thấp, điều này khác xa so với thị trường châu Âu”, theo Yale Zhang, người đứng đầu công ty tư vấn AutoForesight ở Thượng Hải cho biết.
Trái ngược với Trung Quốc, ID.4 lại bán chạy ở châu Âu sau hai tháng ra mắt. Một báo cáo của Jato Dynamics cho thấy Volkswagen đã bán 12.101 chiếc trên khắp lục địa già. Zhang nói thêm, ID.4 phải đối mặt với quá nhiều sự cạnh tranh từ thị trường đông dân nhất thế giới.
Video đang HOT
Mẫu ID.4 X. Ảnh: Volkswagen
Hãng xe Đức gặp vấn đề về mạng lưới bán hàng của mình, thay vì dựa vào hơn 2.000 đại lý chính hãng sẵn có ở Trung Quốc, VW chuyển sang mô hình bán ID.4 kiểu trưng bày tại các trung tâm thương mại. Tính đến cuối tháng 5, mới có 12 cửa hàng ID ở Trung Quốc và Volkswagen lên kế hoạch tăng lên hơn 100 cửa hàng vào cuối năm nay.
Ngoài ra, để tăng sức cạnh tranh so với các đối thủ xe điện khác, Volkswagen hứa hẹn, hãng sẽ sớm giới thiệu các phiên bản nâng cấp để đáp ứng người tiêu dùng Trung Quốc.
Điều gì đã tạo nên "cơn địa chấn" ô tô điện VF e34?
Số lượng đặt cọc sau 12 giờ đạt 3.692 đơn hàng là một kỉ lục của thị trường ô tô Việt. Theo chuyên gia, điều này đến từ sự kết hợp của một "sản phẩm ưu việt và chính sách ưu việt", bên cạnh sự thay đổi trong tư duy của người dùng theo chiều hướng ngày càng văn minh.
"Khắp nơi người ta nói về xe điện VinFast"
Một chủ đại lý ô tô trên đường Nguyễn Văn Cừ (Gia Lâm, Hà Nội) đã thốt lên như thế khi chúng tôi có mặt tại đây sáng nay để ghi nhận thông tin mới về thị trường xe. "Cơn địa chấn" mang tên VF e34 của VinFast vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt kể từ khi thời điểm hãng xe Việt chính thức công bố mở bán mẫu xe điện đầu tiên của mình hôm qua. Chỉ một vài phút ngắn ngủi sau đó, cơn sóng thần lớn càn quét khắp các trang mạng xã hội.
"Cảm ơn quý khách đã đặt mua xe VinFast" hoặc "Thanh toán thành công" là những cụm từ được lặp đi lặp lại trên các tài khoản, kèm hình ảnh chiếc xe điện VF e34 trẻ trung, hiện đại.
Ngay cả với kênh bán hàng truyền thống, không khí cũng nóng hầm hập. Quang Mạnh, nhân viên kinh doanh của đại lý VinFast tại Mỹ Đình (Hà Nội) thừa nhận, đội ngũ tư vấn như anh đã có một ngày "toát mồ hôi" bởi rất nhiều khách hàng quan tâm tới mẫu xe điện đầu tiên mang thương hiệu Việt. Không ít khách hàng trong số đó sau khi được giới thiệu cặn kẽ về VF e34 đã nhanh chóng đặt cọc tiền tại chỗ.
Qua trao đổi với rất nhiều khách hàng, điều anh rút ra là, VF e34 được lòng khách hàng trước hết bởi đây là một "chiếc xe xanh", hoàn toàn không thải bất kì loại khí nào gây nguy hiểm đến sức khỏe con người và môi trường.
"Rất nhiều người Việt thực sự quan tâm tới bảo vệ môi trường. Không ít khách hàng nói thẳng, họ không muốn con cái phải hưởng bầu không khí ô nhiễm, họ chọn phương tiện xanh như một cách dạy cho các thế hệ bằng cách hành động", anh Mạnh nói.
Không chỉ bởi sự thân thiện với môi trường, rất nhiều người muốn là người tiên phong sử dụng xe điện còn bởi những quá nhiều thế mạnh của dòng xe này. Ông Bùi Hữu Chính (Ba Đình, Hà Nội), không giấu được sự phấn khởi khi có cơ hội là một trong những người đầu tiên được trải nghiệm xe điện.
Vị khách làm trong ngành công nghệ thông tin từng được trải nghiệm xe điện ở nước ngoài. Ông thừa nhận, cơ chế dùng nhiên liệu điện thay vì động cơ đốt trong giúp xe điện êm ái với khả năng tăng tốc tốt hơn hẳn các loại xe chạy nhiên liệu hóa thạch. Ngoài ra, với ưu thế về sự thông minh, những chiếc xe điện ngay tại Việt Nam là điều ông đã mong đợi từ lâu. Tuy nhiên, theo ông, với nguồn lực tài chính có hạn, những chiếc xe điện từ nước ngoài, với mức giá tiền tỉ nhập về Việt Nam nằm ngoài khả năng chi trả của ông.
Tạo ra kỉ lục từ sự ưu việt
Nhìn vào con số "khủng" của VinFast VF e34 - gần 4 ngàn đơn hàng chỉ sau nửa ngày, trên hai kênh pre-order chính thức (website shop.vinfastauto.com và showroom, đại lý VinFast), một số người đặt ra thắc mắc rằng, vì sao hàng nghìn người Việt sẵn sàng đặt cọc và đợi chờ một mẫu xe chưa một lần mục sở thị. Lí giải, chuyên gia ô tô Lê Thọ Phú cho rằng, đây chính là kết quả từ 2 năm "nói thật làm thật" của hãng xe Việt.
"Đó không chỉ là câu chuyện của niềm tin, bắt nguồn từ những sản phẩm đẳng cấp trước đó của VinFast mà còn từ những điều đặc biệt hãng mang tới thị trường", ông nói.
Điều đặc biệt như cách gọi của ông Phú chính là những chính sách chưa từng có của VinFast. Đơn cử như cách hãng cho khách hàng đặt cọc khoản tiền 10 triệu đồng, chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/5 so với rất nhiều hãng xe trên thị trường. Đi kèm với khoản tiền không lớn là chính sách hoàn trả vô điều kiện nếu khách hàng thay đổi nhu cầu, mang đến sự thoải mái và an tâm cho người dùng.
Ở góc khác, vị chuyên gia nhắc tới nút thắt về giá cả đắt đỏ vốn lâu nay là điều buộc phải chấp nhận của người dùng trên thị trường. Chi phí về pin đã đẩy những mẫu xe điện lên mức giá cao do chiếm tỉ trọng lớn trong cấu thành giá xe điện. Để so sánh, ông Phú lấy ví dụ về một số mẫu xe điện của Hyundai hay Peugeot tại Anh, có mức giá chênh nhau tới 10.000 bảng cho 2 phiên bản điện và xăng. Ngay ở các nước phát triển với thu nhập bình quân đầu người gấp nhiều lần người Việt, đây vẫn là gánh nặng không nhỏ.
Bởi thế, ông Phú thừa nhận, nếu vẫn áp dụng cách kinh doanh thông thường này tại Việt Nam, rào cản giữa người dùng và xe điện thậm chí còn lớn hơn. VinFast đã đưa ra lời giải bằng chính sách cho thuê pin. Sự bóc tách pin ra khỏi giá thành xe đồng nghĩa, người dùng sẽ không phải bỏ ra số tiền ban đầu lớn, cũng không cần lo lắng về việc pin xe của mình hỏng hóc.
Đó là vì sao mức giá của một chiếc xe điện phân khúc C theo ông đã được VinFast kéo xuống mức chỉ 690 triệu đồng. Thậm chí, với những ai nhanh tay đặt cọc sớm, giá chỉ còn 590 triệu đồng kèm 1 năm miễn phí thuê bao, mức giá theo ông là "khó hình dung" ở bất cứ thị trường nào.
Ngoài ra, mức thuê pin của VinFast theo đánh giá cũng ở mức hợp lý (1,45 triệu đồng mỗi tháng cho quãng đường di chuyển tối đa 1.400 km). Cộng với chi phí sạc điện khoảng 484 đồng/km , tổng chi phí cho xe điện, bao gồm cả thuê bao và sạc điện theo tính toán sẽ là 1.482 đồng, tương đương với chi phí xăng hiện tại.
Kế hoạch cho hệ thống trạm sạc theo đánh giá của giới chuyên gia cũng là đồng bộ với tiến độ sản xuất. Dự kiến, tới cuối năm nay, VinFast sẽ có 40.000 cổng sạc trên toàn quốc, khớp với thời gian dự kiến bàn giao xe cho khách hàng (tháng 11/2021). Như vậy, với 300 km mỗi lần sạc đầy, 180 km cho mỗi lần sạc nhanh 15 phút và hệ thống trạm sạc dày đặc, hạ tầng cho xe điện về cơ bản đã được VinFast giải quyết.
"VF e34 là sự kết hợp của một sản phẩm ưu việt và chính sách ưu việt. Điều đó lí giải cho cơn sốt trong hơn 24 giờ qua. Con số gần 4.000 của VinFast bởi thế chỉ là là mở màn cho nhiều kỉ lục khác", chuyên gia Lê Thọ Phú dự đoán./.
Thái Lan đặt mục tiêu sản xuất 1 triệu ô tô điện Chính phủ Thái Lan giao một Phó Thủ tướng chủ trì chiến lược xe điện và đặt mục tiêu điện hóa hoàn toàn xe hơi vào năm 2035. Khách tham quan Triển lãm Ô tô quốc tế Bangkok (diễn ra cho đến 4/4/2021) trải nghiệm một chiếc xe điện. Ảnh: Varuty Hirunyatheb Báo Bưu điện Băng Cốc đưa tin, Chính phủ Thái Lan...