Xe đạp Thống Nhất qua hơn 60 năm phát triển: Luôn đồng hành cùng người Việt
Có tên tuổi từ hơn 60 năm qua, xe đạp Thống Nhất được đông đảo người dân biết đến.
Trong “cơn lốc” dịch Covid-19, Thống Nhất vẫn khẳng định bản lĩnh với kết quả s ản xuất, kinh doanh hiệu quả nhờ tư duy và chiến lược hợp lý của đội ngũ lãnh đạo DN trẻ.
Doanh thu hàng nghìn tỷ
Đến Nhà máy sản xuất xe đạp Thống Nhất trong những ngày dịch đang diễn biến phức tạp, tiếp tôi theo đúng quy định của phòng chống dịch, Phó Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Thống Nhất Hà Nội Nguyễn Phúc Linh tự hào: Trái ngược với tình trạng ảm đạm của nhiều mặt hàng khi dịch Covid-19 bùng phát, kinh doanh xe đạp vẫn tăng mạnh, thậm chí luôn trong tình trạng cháy hàng…
Theo ông Linh, dịch Covid-19 bùng phát, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội làm thay đổi đời sống của người dân, mọi người chú ý hơn tới vấn đề rèn luyện và bảo vệ sức khỏe bản thân. Nhiều chuyên gia khuyến nghị, trong mùa dịch đạp xe chính là hình thức tập luyện nâng cao thể lực, giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Vì lý do đó, nhu cầu về xe đạp của người dân tăng cao, mở ra cơ hội tăng trưởng lớn cho thị trường xe đạp tại Việt Nam, trong đó có Thống Nhất với dòng xe bán chạy nằm ở phân khúc cận trung cấp giá dao động từ 1,5 – 3,3 triệu đồng.
Áp dụng công nghệ, sử dụng rô bốt vào dây chuyền sản xuất tại Công ty CP Thống Nhất Hà Nội. Ảnh: Khắc Kiên
Theo báo cáo của Thống Nhất, số lượng xe đạp được bán ra trong năm 2020 ước đạt 3 triệu xe với doanh thu trên 6.000 tỷ đồng; doanh thu linh, phụ kiện, dịch vụ là gần 1.000 tỷ đồng…
Video đang HOT
Tự hào hàng Việt Nam
Bên tiếng ồn trong dây chuyền sản xuất với sự miệt mài của người lao động để kịp các đơn hàng, ông Nguyễn Phúc Linh tâm sự, trải qua 61 năm đồng hành và phục vụ người tiêu dùng Việt Nam, xe đạp Thống Nhất hiện có mặt khắp mọi miền của Tổ quốc thông qua các kênh bán lẻ, bán buôn, dự án và thương mại điện tử. DN liên tục mở rộng sản xuất, cải tiến công nghệ, đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thống Nhất luôn hướng tới và mong muốn là một trong những DN có sản phẩm đa dạng được “Người Việt Nam tự hào dùng hàng Việt Nam”. “Dự báo trước về nhu cầu tăng đột biến nhằm đáp ứng được về sản lượng, DN chủ động đầu tư máy móc công nghệ, tuyển thêm lao động, mở rộng quy mô sản xuất. Đối với chuỗi cung ứng xe đạp, Thống Nhất chủ động tìm kiếm thêm các nhà cung cấp trong và ngoài nước để đảm bảo nguồn cung ổn định…” – ông Linh nói.
Có được kết quả đó, ngày 27/2/2017 là cột mốc quan trọng, đánh dấu ngày xe đạp Thống Nhất (Công ty TNHH MTV Thống Nhất) chuyển đổi thành Công ty CP Thống Nhất Hà Nội. Trong vòng 4 năm sau cổ phần hóa, đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu trong và ngoài nước, xe đạp Thống Nhất vẫn đứng vững và luôn đạt mức tăng trưởng hàng năm. Giai đoạn 2017 – 2019 xe đạp Thống Nhất tăng trưởng trung bình 50%/năm, đặc biệt khi dịch Covid-19 xuất hiện năm 2020, Thống Nhất tăng trưởng 90% và dự báo năm 2021 tăng trưởng 115%.
Chủ động mục tiêu kép
Doanh thu khả quan trong bối cảnh dịch bệnh nhờ DN đã chủ động thực hiện mục tiêu kép. Không chỉ tập trung sản xuất, kinh doanh, Thống Nhất đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế; thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ chống dịch Covid-19 tại đơn vị; thực hiện các quy trình khai báo y tế, quy định giãn cách với các nhân viên, lái xe giao hàng liên tỉnh; tại các vị trí làm việc thường xuyên tiếp xúc với nhiều khách hàng (thu ngân, bảo vệ…), tăng khoảng cách giãn cách tối thiểu 2m đối với khu vực thanh toán; tăng cường việc trao đổi online, thư điện tử đối với các khách hàng, chuyên gia nước ngoài khi liên hệ làm việc với DN; đo thân nhiệt và yêu cầu 100% công nhân, người lao động rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang khi làm việc…
Với việc áp dụng công nghệ, cải tiến mẫu mã, chất lượng xe đạp Thống Nhất đã có rất nhiều sản phẩm trưng bày giới thiệu với khách hàng. Ảnh: Khắc Kiên
Công ty bố trí phân xưởng làm việc thông thoáng khí, hạn chế máy lạnh, điều hòa khi làm việc trong không gian kín; khu vực nhà ăn, nơi nghỉ trưa bố trí phân luồng, giãn cách tại nơi nhận thức ăn, thường xuyên phun, khử khuẩn, tăng cường tuyên truyền bằng hình ảnh, áp phích; lên danh sách cụ thể với toàn bộ nhân viên, người lao động tại đơn vị và sơ đồ hóa cụ thể tất cả các bộ phận, phân khu làm việc của DN để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch, truy vết trong trường hợp cần thiết…
Người tiêu dùng Việt luôn khát khao sử dụng sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đa dạng với giá thành hợp lý từ những thương hiệu trong nước và xe đạp Thống Nhất tự hào cùng người Việt trên hành trình ấy. “Chất lượng của xe đạp Thống Nhất luôn giữ được sự ổn định và an toàn, chúng tôi không ngừng cải tiến về thiết kế, kiểu dáng, mẫu mã, công năng, dựa vào các báo cáo nghiên cứu trải nghiệm của người dùng” – ông Phúc Linh nói.
Không để tồn đọng rác thải tại các khu cách ly, bệnh viện điều trị COVID-19
Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát trở lại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, bên cạnh việc giãn cách xã hội, kiểm soát nguồn lây, công tác thu gom rác thải cũng là một trong những vấn đề "nóng" được người dân Thành phố quan tâm.
Công nhân vệ sinh thu gom, vận chuyển chất thải tại các cơ sở cách ly COVID-19. Ảnh: Hồng Giang/TTXVN
Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh cho biết Thành phố đủ năng lực xử lý, không để tồn đọng rác thải tại các khu cách ly, bệnh viện điều trị COVID-19.
Bắt đầu công việc từ khoảng 5 - 6 giờ mỗi ngày, các công nhân của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị TP Hồ Chí Minh (CITENCO) tập trung tại các khu cách ly trên địa bàn Thành phố với trang bị đầy đủ đồ bảo hộ để phun khử khuẩn, khử mùi trên hàng tấn rác được thải ra mỗi ngày.
Để thu gom, vận chuyển hết lượng rác có nguy cơ lây nhiễm về nhà máy xử lý an toàn, đội ngũ công nhân môi trường đã phải huy động hàng chục phương tiện chuyên dụng và áp dụng nghiêm ngặt quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý để đảm bảo an toàn cho cán bộ, công nhân tham gia. Ông Huỳnh Minh Nhựt, Giám đốc CITENCO cho biết, sau khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại, lượng rác thải phát sinh tại các khu cách ly ngày càng lớn, chủ yếu là rác sinh hoạt, có những điểm lực lượng thu gom phải mất nhiều tiếng để dọn sạch toàn bộ.
Bên cạnh sự vất vả trong công việc, các công nhân môi trường cũng lo lắng khi hàng ngày phải làm việc, tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao. Nhiều công nhân không dám về nhà mà ở lại công ty để giữ an toàn cho gia đình. Tuy nhiên, khi nghĩ đến người dân ở các khu cách ly cần được bảo đảm điều kiện môi trường sống một cách tốt nhất, các công nhân lại gạt đi nỗi lo để tiếp tục làm nhiệm vụ.
Thành phố hiện có 128 khu cách ly tập trung, thải ra 42 tấn rác thải mỗi ngày. Với lượng rác thải lớn, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh đã thành lập 2 nhóm thông tin kết nối với các quận, huyện và các sở ngành, đảm bảo công tác điều phối các đơn vị thu gom; sắp xếp thời gian, tần suất thu gom hợp lý giúp việc thu gom rác thải kịp thời, đúng với tình hình thực tế, tránh tình trạng ùn ứ rác thải.
Nhân viên Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP Hồ Chí Minh xịt khử trùng các thùng chứa chất thải trước khi đưa vào lò đốt. Ảnh: TTXVN phát
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc sở Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện Thành phố có hai đơn vị chủ lực đang xử lý số lượng rác này là Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường đô thị Thành phố và Công ty Môi trường Việt Úc. Trên 200 công nhân và trên 40 phương tiện vận chuyển của các đơn vị này được bố trí tại các khu cách ly COVID-19 trên địa bàn Thành phố để thực hiện thu gom, vận chuyển các loại chất thải về địa điểm xử lý.
Việc thu gom không căn cứ vào thời gian cụ thể mà căn cứ vào tình hình thực tế tại mỗi khu vực, có những khu thu gom 1 lần/ngày, nhưng có những khu lấy 2 lần hoặc 3 lần mỗi ngày. Các công nhân trực tiếp tham gia xử lý rác thải trong thời gian dịch được xác định là lực lượng tuyến đầu, đã được bố trí tiêm vaccine phòng COVID-19, trang bị bảo hộ đầy đủ và thường xuyên được tầm soát sức khoẻ nhằm ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm.
Sở chuẩn bị sẵn sàng các phương án về tăng cường nhân lực, vật lực để đảm bảo việc thu gom rác thải, xử lý môi trường tại các khu cách ly trong trường hợp lượng rác thải tại những nơi này tiếp tục tăng cao.
Hiện năng lực xử lý rác thải tại các khu cách ly của Thành phố là 100 tấn rác mỗi ngày, gấp hơn hai lần khối lượng rác thải thực tế hiện nay nên việc thu gom rác cơ bản vẫn đang thực hiện tốt. Ngành môi trường Thành phố cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện, đảm bảo tốt nhất vấn đề an toàn vệ sinh cho người dân an tâm cách ly phòng, chống dịch COVID-19.
Trước đó, một số khu cách ly đã xảy ra tình trạng rác thải dồn ứ, ngổn ngang ngay bên cạnh khu nhà vệ sinh và khu vực người cách ly nằm mà không được dọn. Trước sự việc này, Sở Tài Nguyên Môi trường TP Hồ Chí Minh đã rút kinh nghiệm và cho biết do số lượng người cách ly tăng cao nên thời gian đầu, việc xử lý rác thải tại các khu cách ly còn bị động.
Thời gian tới, người dân nếu phát hiện có vấn đề rác tồn đọng trong bất cứ khu cách ly tập trung nào có thể gửi góp ý và ảnh chụp gửi cổng thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố để Sở tiếp nhận, nắm tình hình và điều phối xử lý kịp thời.
Doanh nhân Cấn Tất Lâm: Người tâm huyết với sản phẩm trị nám Gia nhập thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam giữa thời buổi đang cạnh tranh khắc nghiệt nhưng Minh Châu Việt Nam đã dần khẳng định được chỗ đứng, tạo nên thương hiệu uy tín khiến nhiều người trong giới kinh doanh mỹ phẩm bất ngờ. Kinh doanh mỹ phẩm có phẩm là lựa chọn nghề nghiệp đầu tiên của ông? Điều gì...