Xe đạp công cộng: Thấy lợi, dân sẽ đi
Thủ tướng vừa chỉ đạo các bộ, ngành và 5 TP trực thuộc Trung ương triển khai đề án thí điểm cung cấp dịch vụ xe đạp công cộng. Chúng tôi đã trao đổi với TS Khuất Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, một trong những người tham gia soạn thảo đề án nói trên.
Chỉ là một giải pháp
Vì sao xe đạp được coi là một trong những giải pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông ở các đô thị?
Trước tiên phải nói rõ việc cho thuê xe đạp công cộng chỉ là một trong những giải pháp phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các TP lớn mà Bộ GTVT trình Chính phủ.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng hơn 40% chuyến đi của người dân khu vực nội thành có chiều dài dưới 2 km. Đây là khoảng cách thích hợp để di chuyển bằng xe đạp, một phương tiện nhẹ nhàng, tiết kiệm và thuận tiện ở những nơi có mật độ giao thông cao.
Tại nhiều trường đại học ở Nhật, sinh viên không được phép đi xe máy trừ một số ít trường hợp rất đặc biệt.
Ông đặt niềm tin như thế nào ở tính khả thi của đề án?
Đề án khuyến khích sử dụng xe đạp theo hai cách: Người dân đi thuê hoặc tự mua. Chúng ta không kỳ vọng tất cả người đi xe máy chuyển sang đi xe đạp nhưng thực tế xu hướng lựa chọn đi xe đạp đang bắt đầu trở lại với người dân ở các TP lớn.
Hạ tầng, phương tiện cùng phát triển
Nhưng nếu chọn xe đạp, người dân không dễ dàng để cất hay gửi xe vì hiện có nhiều nơi không nhận gửi xe đạp…
Khi có nhóm đối tượng nhất định chọn xe đạp để đi lại thì Nhà nước sẽ phải tổ chức các dịch vụ kèm theo. Ví dụ như vị trí để khóa xe, bố trí làn đường dành riêng cho xe đạp… Cũng cần nghiên cứu lựa chọn các tuyến đường, tuyến phố chứ không nhất định chỗ nào xe đạp cũng “nhảy” vào. Theo tôi, cố gắng để khoảng 10% người dân đi lại bằng xe đạp là tốt rồi.
Lẽ ra những hạ tầng như thế phải có trước để đáp ứng nhu cầu của người dân?
Chúng ta phải cùng thực hiện, người dân đầu tư phương tiện, Nhà nước lo về hạ tầng. Khi người dân đi xe đạp tự thân nó sẽ tạo điều kiện để phát triển hạ tầng. Tuy nhiên, đề án cũng nêu rõ các địa phương tùy thuộc vào điều kiện của mình mà cung cấp cho nhà đầu tư những hỗ trợ cần thiết. Bộ GTVT có trách nhiệm phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương về mặt chuyên môn, kỹ thuật.
Video đang HOT
Xe đạp ở TP Bắc Kinh, Trung Quốc.
Khó nhất là nhận thức
Ông thấy có khó khăn nào khi thực hiện đề án này?
Cái khó nhất là nhận thức, thứ hai là hạ tầng. Một bộ phận người dân, trong đó có cả những người quản lý cho rằng xe đạp là biểu hiện của sự nghèo hèn, đi xe đạp là kéo lùi lịch sử. Tuy nhiên, chúng ta thử so sánh cùng một chuyến đi, nếu đi xe đạp thì sẽ có rất nhiều tiện lợi. Có nhiều quốc gia phát triển nhưng tỉ lệ người dân đi xe đạp vẫn cao.
Vậy cần có những giải pháp cụ thể nào để thay đổi nhận thức của người dân?
Phải tạo các điểm nhấn để khuyến khích người dân. Ví dụ cho họ đi xe đạp trên các tuyến phố đi bộ vào ban đêm. Nếu cảm nhận được sự thích thú, lợi ích của xe đạp thì ban ngày họ sẽ đi. Có nhà đầu tư dự định thực hiện dịch vụ cho thuê xe đạp, đối tượng là khách du lịch nước ngoài. Đây cũng là một cách, nếu nhiều người nước ngoài đi xe đạp trên các tuyến phố thì người dân cũng có thể thay đổi suy nghĩ. Chúng ta không kỳ vọng xe đạp công cộng là “một cây đũa thần” mà hãy coi đó là một trong rất nhiều giải pháp.
Xin cảm ơn ông.
Ông NGUYỄN SỰ, Bí thư Thành ủy TP Hội An, Quảng Nam: Cán bộ của tôi phải đi làm bằng xe đạp Từ ngày 15/3, tất cả cán bộ Thành ủy TP Hội An sẽ đến công sở bằng xe đạp. Chỉ những người đi cơ sở có quãng đường dài trên 5 km mới được sử dụng xe máy. Cách đây hơn 10 năm, TP Hội An đã vận động người dân đi xe đạp hoặc đi bộ để góp phần bảo vệ phố cổ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo không gian yên bình cho du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Người dân đã nhiệt tình ủng hộ và thực hiện tốt. Vậy tại sao dân làm được mà cán bộ không làm được? Có ý kiến cho rằng quy định này vi phạm Luật Cán bộ, công chức. Theo tôi, luật là cái chung nhưng cũng cần có những quy định riêng ở từng địa phương, từng ban ngành…, miễn sao mang lại lợi ích cho chính những người thực hiện. Thành ủy đã tổ chức các buổi thảo luận, bàn bạc để cán bộ, công chức góp ý thực hiện quy định đi làm bằng xe đạp. Những cán bộ, công chức không đồng tình với quy định này đều có thể phát biểu ý kiến nhưng tôi tin rằng mọi người sẽ tự giác thực hiện tốt. Với những công chức đi xe đạp theo kiểu đối phó hoặc không thực hiện, Thành ủy sẽ nêu tên tại các hội nghị cán bộ, công chức để nhắc nhở, phê bình. Ngoài ra, cũng có thể chấm điểm công chức thông qua việc thực hiện những quy định này.
Theo Khampha
Xe đạp công cộng sẽ hoạt động thế nào?
Xe đạp được đặt tại bến bãi và có thể được quản lý bằng máy móc tự động. Một người muốn mượn xe, chỉ việc cho đồng xu vào máy hoặc quẹt thẻ xác nhận thông tin tài khoản.
Xung quanh chủ trương phát triển xe đạp công cộng ở trung tâm các thành phố lớn, chúng tôi có cuộc phỏng vấn tiến sỹ Khuất Việt Hùng (Vụ trưởng Vụ Vận tải - Bộ Giao thông Vận tải). Vụ Vận tải là đơn vị chủ trì xây dựng Đề án "phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố lớn", trong đó có việc thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng.
Để đi xe đạp, gửi ô tô, xe máy vào đâu?
Trước hết, xin ông cho biết, dịch vụ xe đạp công cộng tại 5 thành phố lớn sẽ hoạt động như thế nào?
Dịch vụ xe đạp công cộng là loại kinh doanh cho thuê xe đạp để người nào đó muốn thay đổi phương thức giao thông trong một thời điểm nhất định. Xe đạp được đặt tại bến bãi và có thể được quản lý bằng máy móc tự động. Một người muốn mượn xe, chỉ việc cho đồng xu vào máy hoặc quẹt thẻ xác nhận thông tin tài khoản. Khi không đi nữa, người ta cũng trả lại ở những địa điểm đặt máy quản lý tự động khác.
Tiến sỹ Khuất Việt Hùng (Vụ trưởng Vụ Vận tải - Bộ Giao thông Vận tải)
Giả sử nhà tôi ở Hà Đông (Hà Nội). Trong khi khu vực Hồ Gươm và phố cổ là nơi có dịch vụ xe đạp công cộng. Nếu muốn lên Hồ Gươm và sử dụng xe đạp dạo chơi, tôi đi phương tiện gì đến đó?
Trước hết anh phải xác định mình muốn sử dụng xe đạp. Nếu muốn, anh có thể đi xe máy hoặc xe buýt. Nếu xe máy, lên đó, anh có thể gửi vào bãi. Đương nhiên các nhà kinh doanh phải làm thế nào để bãi gửi xe máy gần điểm cho thuê xe đạp để tiện lợi cho khách hàng. Không ai lại đặt điểm cho thuê xe đạp ở Bờ Hồ (Hoàn Kiếm) nhưng gửi xe máy ở tận Cung Văn hóa Việt Xô (Hai Bà Trưng).
Một vấn đề khác là anh phải xác định, khu vực mình định dạo chơi có loại dịch vụ đó hay không. Lúc đầu có thể chỉ là phố cổ. Nhưng khi dịch vụ trở nên phổ biến, dưới Hà Đông cũng có điểm cho thuê xe, anh có thể đạp xe từ đó lên phố theo lộ trình cho phép. Lên đến Bờ Hồ hoặc đâu đó, anh không muốn đạp xe nữa, lại trả vào điểm bất kỳ và đón xe buýt hoặc phương tiện khác để về.
Hà Nội và TP. HCM hiện nay đã rất chật chội. Vậy tìm đâu ra chỗ gửi xe máy, ô tô thuận tiện để đi thuê xe đạp? Và các doanh nghiệp cho thuê xe cũng tìm đâu ra diện tích làm bãi chứa xe đạp?
Nhiều người đang cố nghiêm trọng hóa vấn đề. Đừng nên nghĩ rằng, cùng một lúc, hàng ngàn người cùng đổ xô về trung tâm để đi xe đạp. Mỗi điểm cho thuê chỉ có một vài trăm chiếc xe đạp. Đâu phải ai lên đó cũng muốn đi xe đạp đâu. Tôi cũng vậy. Có thể 20 - 30 lần lên phố cổ, tôi mới thuê xe đạp một lần.
Mặt khác, xe đạp chiếm diện tích rất nhỏ. Mỗi điểm chỉ có một vài trăm xe là nhiều. Đâu nhất thiết phải xây bãi đỗ xe. Doanh nghiệp có thể tận dùng một vài vỉa hè, góc phố. Điều đó không có gì quá nặng nề. Vấn đề là nhà đầu tư sẽ phải bố trí những điểm đó gần với điểm dừng xe buýt.
Theo ông, sẽ có những khu phố dành riêng cho xe đạp hay xe đạp sẽ đi trộn lẫn các phương tiện giao thông khác?
Các thành phố sẽ tự tính toán khu vực nào sử dụng được xe đạp. Vì vậy, câu trả lời sẽ nằm trong Đề án chi tiết của các địa phương. Tổ chức giao thông cho xe đạp như thế nào sẽ tùy thuộc đặc thù của từng tuyến phố.
Đương nhiên, nếu tất cả đều có thể làm đường riêng cho xe đạp thì quá tuyệt vời. Trong điều kiện trước mắt, có thể tổ chức pha trộn phương tiện. Nhưng phải chọn khu vực nào mà giao thông bằng xe đạp sẽ chiếm ưu thế. Đó là những khu phố mà mật độ giao thông lớn, ít ô tô. Ví dụ: Phố cổ Hà Nội là một nơi thích hợp. Ở những nơi này, tốc độ phương tiện thường không lớn. Xe đạp đi chung với xe máy đỡ nguy hiểm.
Nếu muốn tổ chức xe đạp trên những tuyến đường lớn, chắc chắn phải có làn riêng.
Mở dịch vụ xe đạp là để một người có xe máy có lúc nào đó sẽ chọn đi xe đạp (Ảnh minh họa: Nguyễn Lý)
Chọn xe đạp hay xe máy là tùy mỗi người
Những người nào sẽ là đối tượng chính sử dụng xe đạp công cộng, thưa ông?
Tất cả mọi người đều có thể sử dụng. Nhưng nhận định bước đầu, khách du lịch nước ngoài sẽ là chủ yếu. Những người đầu tiên tích cực sử dụng loại dịch vụ này sẽ là người đã có nhận thức và kỹ năng sử dụng xe đạp. Người ta quen với việc đi xe đạp uống cà phê, mua bán, dạo chơi. Nhưng chắc chắn sẽ có những đối tượng khác tham gia.
Hồi đầu mới áp dụng xe điện quanh Bờ Hồ cũng vậy. Khi đó chỉ có khách Tây sử dụng. Nhưng đến bây giờ, chúng ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều người Hà Nội, khách du lịch Việt ngồi trên những chiếc xe điện đi dạo Hồ Gươm.
Nếu chỉ giải quyết cho một bộ phận và khu vực nhỏ, vậy chủ trương này có thể góp phần giảm tải giao thông hay không?
Nhiều người cứ nghĩ, ngày mai là xe đạp phải thay thế luôn các phương tiện khác. Nhưng tôi xin nói rằng, mục tiêu phát triển xe đạp của chúng ta đến tận năm 2020. Mục tiêu nào cũng bắt đầu từ nhỏ đến lớn.
Ngày xưa, chúng tôi thực hiện đề án xe buýt Hà Nội cũng vậy. Đầu tiên chỉ cho mỗi tuyến 32 (Nhổn - Giáp Bát) chạy 5h sáng đến 20h. Khi đó đã gây những cuộc tranh cãi nảy lửa. Nhưng sau mấy năm, đoàn xe buýt Hà Nội có thể đáp ứng một ngày 15 triệu lượt khách.
Vấn đề là thói quen và nhận thức. Có thể anh chưa đi xe đạp quanh Bờ Hồ lần nào. Nhưng khi có dịch vụ đó, mỗi tuần anh lại lên đi một lần.
Chúng ta cũng đừng kỳ vọng xe đạp sẽ thay xe máy. Mở dịch vụ xe đạp là để một người có xe máy có lúc nào đó sẽ chọn đi xe đạp. Một xã hội càng văn minh, con người càng có nhiều lựa chọn. Nhà nước khuyến khích đi xe đạp, doanh nghiệp cho thuê xe đạp để người dân có nhiều lựa chọn khác nhau tham gia giao thông. Cùng trên một chặng đường, anh thích đi taxi, xe máy, nhưng tôi thích đạp xe đạp. Điều đó không ai cấm.
Nếu vậy, tại sao lâu nay, các doanh nghiệp không đầu tư dịch vụ này?
Lâu nay người ta không làm vì chưa đúng thời điểm. Trước đây, đa số cho rằng, xe đạp là tượng trưng cho nghèo hèn. Nhưng bây giờ, nhận thức nhiều người đã khác đi. Thời điểm này là thích hợp để doanh nghiệp cảm thấy kinh doanh dịch vụ xe đạp sẽ có lãi.
Đây cũng là lúc nhà nước tạo cơ chế, thị trường cho doanh nghiệp đầu tư loại hình dịch vụ này. Đề án này hoàn toàn mang tính thị trường. Nhà nước chỉ tạo cơ chế, định hướng để mời gọi kinh doanh.
Các thành phố tự phân tích, khu vực nào phù hợp sử dụng xe đạp công cộng và tự xác định cơ chế thực hiện, khung giá dịch vụ. Doanh nghiệp tự hạch toán lỗ lãi. Họ tự sắm loại xe đạp phù hợp, áp dụng phương thức cho thuê bằng máy móc tự động hay người trông coi. Thực hiện như thế nào là quyền của nhà đầu tư, miễn sao họ thấy hiệu quả nhất.
Vậy lấy gì đảm bảo cho doanh nghiệp cho thuê xe đạp công cộng trước nạn trộm cắp?
Chúng ta không cần lo thay cho nhà đầu tư. Họ tự biết sắm những loại xe đạp mà kẻ trộm lấy xong không thể bán được cho ai. Họ tự cân nhắc việc thuê người trông coi hay sắm máy móc quản lý rẻ hơn. Để tránh rủi ro cho mình, họ có thể gắn thiết bị định vị GPS và biết xe đạp của mình đang ở đâu.
Xin cảm ơn ông!
Theo Khampha
Không cấm ô tô, xe máy, dân thuê xe đạp làm gì? Một người muốn đến khu trung tâm liên hệ công việc phải gửi xe cá nhân rồi thuê xe đạp. Điều này rất phiền phức. Các chuyên gia trong ngành giao thông, vận tải cho rằng, một bộ phận rất ít khách du lịch sẽ sử dụng dịch vụ xe đạp công cộng. Rất khó để coi xe đạp công cộng là giải...