Xe đạp 3.000 USD được quảng cáo siêu bảo mật, không thể mất trộm lại bị bẻ khóa trong vòng chưa tới 1 phút
Nghe thì có vẻ hoành tráng nhưng chiếc xe đạp điện của Van Moof, có giá hơn 3.000 USD lại bị bẻ khoá dễ dàng chỉ với dụng cụ tháo ốc rẻ tiền và công đoạn thực hành mất chưa đến một giây.
Công ty sản xuất xe đạp Hà Lan Van Moof mới đây vừa cho ra mắt mẫu xe đạp sang chảnh đậm chất công nghệ cao với mức giá khoảng 3.400 USD. Nó được quảng cáo là không thể bị bẻ khoá hay mất cắp.
Sở dĩ Van Moof tự tin đến như vậy là vì họ đã trang bị cho mẫu xe này hàng loạt công nghệ bảo mật khác nhau. Trong đó có thể kể đến khả năng phát ra tiếng báo động làm cho kẻ gian thấy hoang mang, gửi cảnh báo về thẳng điện thoại của chủ xe, thậm chí định vị được hướng đi của kẻ trộm nhờ vào công nghệ định vị GSM.
Giá xe đạp giờ đây đã cán mốc nghìn USD.
Hệ thống bảo mật của Van Moof hoạt động dựa trên nền tảng ứng dụng di động và một thẻ sim to bản nằm ẩn bên trong phần khung sườn. Không chỉ dừng lại ở mức độ bảo mật, hệ thống này còn chứa đựng hàng loạt tính năng hiển thị vô cùng hay ho khác, như tốc độ đang di chuyển hoặc dẫn đường thông qua đèn LED.
Video đang HOT
Nhưng cũng chính vì quá tham lam tích hợp nhiều công nghệ trong một sản phẩm này mà mới đây, các kỹ thuật viên của trang công nghệ Digital Trends đã thử và bẻ khoá thành công toàn bộ hệ thống bảo mật của xe chỉ trong vòng chưa đến 1 phút.
Cụ thể, chỉ với một dụng cụ tháo ốc giá hơn 10 USD mà ai cũng có thể mua được ở bất cứ đâu, chiếc xe từng được tuyên bố là “bất khả xâm phạm” đã bị bẻ khoá. Sau khi tháo yên xe và ốc vít cố định thanh kim loại chứa sim bên trong, bất cứ ai cũng có thể ngay lập tức “chiếm đoạt” chiếc xe đạp có giá trị trên trời này.
Phản hồi lại đoạn clip và bài viết của trang công nghệ uy tín, nhà sản xuất xe đạp cho rằng bất cứ chủ xe nào cũng có đủ thời gian phát hiện ra chiếc xe của họ đang bị bẻ khoá, trước khi tên trộm kịp cao chạy xa bay. Tuy nhiên, không khó để thấy rằng đây chỉ là lời biện hộ vô căn cứ nếu nhìn vào những gì đã diễn ra trong đoạn clip tháo lắp linh kiện quá nhanh chóng và dễ dàng..
Theo soha
Cảnh báo ứng dụng giả mạo FaceApp có mã độc
Một ứng dụng giả mạo phần mềm FaceApp (xuất hiện tràn lan những ngày qua) có chứa mã độc nguy hiểm đang tấn công người dùng điện thoại di động.
Nhiều ứng dụng giả mạo FaceApp có chứa mã độc để tấn công người dùng hết sức nguy hiểm
Hãng bảo mật Kaspersky Việt Nam ngày 26-7 cho biết các chuyên gia từ Kaspersky đã phát hiện một ứng dụng FaceApp giả mạo được sử dụng để tiêm mã độc vào thiết bị của người dùng.
Theo đó, một ứng dụng giả mạo được tạo ra để đánh lừa người dùng, khiến họ nghĩ rằng đây là phiên bản chính thức của FaceApp. Trên thực tế, ứng dụng giả mạo này khiến thiết bị di động của nạn nhân bị nhiễm mã độc với các thành phần của một phần mềm quảng cáo mang tên MobiDash. Khi ứng dụng từ những nguồn không chính thức được tải xuống cài đặt, chúng sẽ báo lỗi giả và được gỡ bỏ ngay sau đó. Tiếp theo, một thành phần độc hại trong ứng dụng sẽ được cài cắm kín đáo và bắt đầu hiển thị quảng cáo trên thiết bị của người dùng.
Theo dữ liệu của Kaspersky, khoảng 500 người dùng đã gặp sự cố này chỉ trong 2 ngày (với phát hiện đầu tiên xuất hiện vào ngày 7-7-2019) và đến nay đã có gần 800 thành phần độc hại khác nhau đã được xác định.
Các chuyên gia cho biết: "Những người đứng sau MobiDash thường ẩn các thành phần của phần mềm quảng cáo của họ dưới vỏ bọc những ứng dụng và dịch vụ phổ biến. Điều này có nghĩa là các hoạt động của FaceApp giả mạo đang diễn ra mạnh mẽ, với hàng trăm mục tiêu tấn công chỉ trong vài ngày. Chúng tôi khuyên người dùng không nên tải xuống các ứng dụng từ những nguồn không chính thức, đồng thời nên cài đặt các giải pháp bảo mật trên thiết bị của mình để tránh mọi thiệt hại do mã độc gây ra".
FaceApp là ứng dụng chỉnh sửa ảnh dùng trí tuệ nhân tạo đang gây bão trên cả thế giới vì có tính năng cho phép người sử dụng già hóa bản thân hàng chục tuổi. Đã có hơn 100 triệu người dùng đã tải về ứng dụng FaceApp từ các kho ứng dụng di động như Google Play, Apple App Store.
FaceApp nổi tiếng sau một đêm khi có tin FBI yêu cầu Mỹ điều tra ứng dụng đến từ Nga này do có khả năng đe dọa an ninh quốc gia và quyền riêng tư của người dùng. Trong điều khoản sử dụng, FaceApp yêu cầu quyền truy cập vào camera (để chụp ảnh) và thư viện (để lấy ảnh). Dù chưa có bằng chứng xác đáng nhưng nhiều lo ngại cho rằng ảnh người dùng có thể bị gửi về máy chủ tại Nga cho mục đích xấu.
Theo Kaspersky người dùng có thể áp dụng những cách sau để giảm thiểu khả năng bị tấn công mạng:
- Chỉ tải xuống ứng dụng từ những nguồn đáng tin cậy. Đọc đánh giá và xếp hạng của các ứng dụng trước khi tải về
- Xem xét và lựa chọn kỹ lưỡng những ứng dụng trước khi cài đặt lên thiết bị
- Đọc kỹ thỏa thuận sử dụng trước khi cấp phép quyền truy cập. Chú ý đến những quyền mà ứng dụng của bạn yêu cầu truy cập
- Tránh việc nhấp chuột theo quán tính với các yêu cầu khi cài đặt ứng dụng
- Ngoài ra, người dùng nên cài đặt giải pháp bảo mật trên thiết bị của mình
Theo người lao động
Google trừng phạt công ty Trung Quốc ngoan cố dội bom quảng cáo người dùng CooTek, một công ty phát triển ứng dụng Trung Quốc, xuất hiện trên Play Store và nền tảng quảng cáo do vi phạm chính sách kiếm tiền và quảng cáo của Google. Ảnh minh họa Trước đó, BuzzFeed cùng một hãng bảo mật cho biết ứng dụng của CooTek tiếp tục dội bom quảng cáo gây phiền toái cho người dùng dù công...