Xe container lao xuống ruộng, tài xế thoát nạn
Đang lưu thông trên quốc lộ 1, xe đầu kéo container chở hàng điện tử mất lái, lao thẳng xuống ruộng lúa. Tài xế bị xây xát nhẹ.
Khoảng 5h ngày 30/7, tài xế Đinh Văn Lộc (36 tuổi, trú huyện Nho Quan, Ninh Bình) điều khiển xe đầu kéo container biển số tỉnh Hải Dương đi trên quốc lộ 1, theo hướng Bắc – Nam.
Đến đoạn qua xã Trúc Lâm (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa), tài xế bất ngờ mất lái khiến xe đâm vào cột mốc bên đường rồi lật nghiêng nằm dưới ruộng lúa.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: T.Gia.
Vụ tai nạn làm hư hỏng hệ thống cột mốc ven đường, dây điện và cáp quang của khu vực. Chiếc xe bị hư hỏng nặng. May mắn, tài xế chỉ bị xây xát nhẹ.
Nam tài xế cho hay trên xe chở toàn bộ hàng điện tử (đang kẹp chì).
Video đang HOT
Nhận tin, CSGT Thanh Hóa có mặt tại hiện trường để xử lý vụ việc, hỗ trợ cứu hộ đưa xe và hàng hóa ra khỏi khu vực gặp nạn.
Xã Trúc Lâm, nơi xảy ra tai nạn. Ảnh: Google Maps.
Theo New zing.vn
Nuôi loài ốc siêu đẻ trong bể xi măng, chỉ ăn rau cỏ mà có tiền to
Ốc nhồi là loài siêu đẻ, ít tốn công chăm sóc, chúng lại ăn phụ phẩm nông nghiệp như rau, cỏ, bèo nên lợi nhuận mang lại rất cao-Đó là chia sẻ của ông Bùi Hồng Thắng, hay còn gọi là ông Thắng "ốc" - người đầu tiên nuôi thành công ốc nhồi ở xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Nhận thấy ốc nhồi ngày càng khan hiếm trong tự nhiên và có giá trị kinh tế cao nên ông Thắng nung nấu ý định nuôi ốc nhồi.
Ông Bùi Hồng Thắng (người đứng giữa) cho biết: Ốc nhồi dễ nuôi, chi phí thấp, lợi nhuận cao lại không mất nhiều công.
Từ những con ốc nhồi thu gom ở ngoài đồng ruộng, ao mương,... sau hơn 6 năm, ông Bùi Hồng Thắng đã xây dựng thành công mô hình nuôi ốc nhồi.
Ốc nhồi giống được ông Thắng ươm nuôi thành công trong bể xi măng...
Hiện tại với trên 200m2 mặt nước, gồm 4 bể và 2 ngăn ao, ông Thắng vừa ương ốc nhồi giống vừa nuôi ốc thịt, với giá thu mua 100.000 đồng/kg ốc thịt và 150.000 đồng/kg ốc giống bố mẹ, giúp ông kiếm vài chục triệu đồng mỗi năm.
Theo ông Thắng, nuôi ốc nhồi rất dễ, ốc nhồi vứt đâu cũng sống được chỉ cần có nước sạch và thức ăn. Nguồn thức ăn dễ kiếm, là các loại lá cây, rau, cỏ như: dọc mùng, bèo, lá đu đủ...trừ các loại cỏ sắc, lá nhọn là chúng không ăn. Nuôi ốc chỉ sau vài tháng là cho thu hoạch.
Ông Thắng đắp bờ đất xung quanh bể và trồng cỏ trong bể nuôi như ngoài tự nhiên để cho ốc trú ẩn, tránh rét qua mùa đông.
Ông Thắng cũng mất 2 năm đầu tiên nuôi thất bại, do vào mùa đông, lạnh, ốc bị chết đến hơn 80%. Sau tìm hiểu ra mới biết, vào mùa đông ốc nhồi tự nhiên hay chui vào bờ bụi tránh rét, do nuôi trên bể không có chỗ cho ốc trú rét nên bị chết.
Ốc nhồi chỉ phát triển mạnh từ tháng 2 âm lịch đến tháng giữa tháng 10 âm lịch. Thời gian còn lại, chúng ngủ đông.
Ông Thắng đã khắc phục bằng cách, cứ vào mùa đông ông đắp bờ đất xung quanh bể xi măng và trồng cỏ rậm rạp trong bể nuôi như ngoài tự nhiên để cho ốc trú ẩn, tránh rét. Bề mặt bể, những khoảng trống được ông Thắng che phủ ni lon trên mặt để giữ ấm, tăng nhiệt độ. Nhờ cách làm này mà đàn ốc nhồi của ông sống gần như 100% qua mùa đông.
Ông Thắng (giữa) sẵn sàng hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm nuôi ốc nhồi, kỹ thuật nuôi ốc nhồi cho người dân đến học hỏi cách nuôi ốc.
Giờ đây, gia đình ông Thắng ở thôn An Ngải, xã Quảng Lạc trở thành địa chỉ tin cậy bán ốc nhồi giống và ốc nhồi thương phẩm.
Xã Quảng Lạc đang khuyến khích bà con phát triển, nhân rộng mô hình nuôi ốc nhồi bởi không chỉ đem lại nguồn thu nhập khá cho nông dân mà còn góp phần bảo tồn, lưu giữ nguồn giống ốc nhồi đang đứng trước nguy cơ biến mất trong tự nhiên.
Theo Danviet
Sau "bão" dịch tả lợn châu Phi: Kẻ trốn nợ, người làm xe ôm... Sau "bão" dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), nhiều vùng nông thôn từng là "thủ phủ" chăn nuôi lợn ở miền Bắc như Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam... nay đều đã tan hoang, hàng triệu hộ dân lâm cảnh nợ nần phải chật vật mưu sinh kiếm sống, trả nợ. Các chuồng trại của gia đình anh Tho tan hoang sau "bão"...