Xe công nghệ Grab sẽ trở thành taxi truyền thống
Theo dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi vừa được Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ đề xuất xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ như Grab, Be,… sẽ được gộp chung thành taxi truyền thống.
Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất phân loại kinh doanh vận tải hành khách bao gồm vận tải khách tuyến cố định, taxi, xe buýt, xe hợp đồng và loại hình kinh doanh vận tải khách mới.
Đối với loại hình xe du lịch được ghép với xe hợp đồng. Cùng với đó, xe hợp đồng chỉ có sức chứa từ 9 chỗ trở lên.
Tất cả xe dưới 9 chỗ được ghép chung lại thành loại hình xe taxi, việc này để tránh tình trạng có 2 quy định riêng đối với 2 loại hình dịch vụ có cùng bản chất là xe taxi và xe dưới 9 chỗ kinh doanh theo hợp đồng.
Lái xe taxi công nghệ. Ảnh: CTV
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, vận tải khách đường bộ có 5 loại hình gồm vận tải khách tuyến cố định, taxi, xe buýt, xe hợp đồng và du lịch. Theo đánh giá, việc phân loại này đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là từ khi xuất hiện các ứng dụng gọi xe.
Video đang HOT
Đến năm 2020, trải qua gần 5 năm soạn thảo với 12 lần sửa đổi, Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô được ban hành, trong đó xác định các hãng gọi xe công nghệ là đơn vị kinh doanh vận tải; doanh nghiệp taxi truyền thống và công nghệ được quyền lựa chọn loại hình kinh doanh.
Đáng chú ý, Nghị định 10 cho phép taxi và “taxi công nghệ” được lựa chọn gắn hộp đèn với chữ TAXI, hoặc dán logo phản quang, thay vì quy định cứng bắt buộc gắn hộp đèn trên nóc xe.
Nghị định này cũng không bắt buộc xe hợp đồng điện tử phải gắn hộp đèn, nhưng yêu cầu dán phù hiệu phản quang bên trong xe. Nghị định mới quy định niêm yết (dán cố định) cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” trên kính phía trước và kính phía sau xe.
Theo đó, xe hợp đồng như Grab hay Be phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe…
TPHCM: Duy nhất huyện Cần Giờ có xe buýt hoạt động từ 5/10
Từ ngày 5/10, trước mắt có 4 tuyến xe buýt lưu thông trên địa bàn huyện Cần Giờ được hoạt động, từ 5h-18h hàng ngày.
Tối 3/10, trao đổi với PV Dân trí , ông Lê Hoàn, Phó Giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng TPHCM (gọi tắt là Trung tâm) cho biết, từ ngày 5/10, xe buýt sẽ hoạt động trở lại trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, trước mắt chỉ có 4 tuyến lưu thông trên địa bàn huyện Cần Giờ được hoạt động.
Ngày 5/10, xe buýt tại huyện Cần Giờ được chạy lại ở huyện Cần Giờ.
"Trung tâm đã lấy ý kiến của UBND huyện Cần Giờ và được sự đồng thuận trong việc tổ chức 4 tuyến xe buýt tại khu vực vùng bình thường mới" - ông Hoàn nói.
Cụ thể, tuyến 77 (Đồng Hòa - Cần Thạnh), tuyến 90 (phà Bình Khánh - Cần Thạnh), tuyến 127 (An Thới Đông - Ngã ba Bà Xán), tuyến 128 (Tân Điền - An Nghĩa), thời gian phục vụ từ 5h-18h hàng ngày.
Theo ông Hoàn, thời điểm hoạt động của các tuyến xe buýt khác trên địa bàn thành phố được quyết định dựa trên nhu cầu đi lại của người dân và tình hình phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
"Trung tâm sẽ rà soát tình hình thực tế và báo cáo Sở Giao thông vận tải. Qua tuần, lãnh đạo Sở cũng sẽ đi khảo sát để có nhận định chính xác và đưa ra quyết định sớm" - lãnh đạo Trung tâm thông tin.
Xe buýt phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và du khách đến Cần Giờ tham quan, nghỉ dưỡng.
Theo ông Trương Tiến Triển, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, xe buýt hoạt động trở lại sẽ phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, cũng như của khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng trong điều kiện huyện Cần Giờ trở lại trạng thái bình thường.
Huyện Cần Giờ đề nghị Trung tâm kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động các phương tiện xe buýt để kịp thời nhắc nhở tài xế, tiếp viên xe buýt chấp hành các quy định về phòng, chống Covid-19 trong quá trình hoạt động. Lái xe kiên quyết không chở hành khách không đeo khẩu trang khi tham gia đi xe buýt.
Sau hơn 4 tháng giãn cách xã hội với nhiều cấp độ khác nhau, UBND TPHCM công bố Chỉ thị 18 về tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện từ 18h ngày 30/9.
Theo hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải, từ ngày 5/10, TPHCM tổ chức chạy lại một số tuyến xe buýt với tần suất và thời gian hoạt động tùy theo tình hình, nhu cầu thực tế từng khu vực.
Trong khi đó, các hãng taxi được đăng ký hoạt động tối đa không vượt quá 20% số xe quản lý. Tương tự với xe du lịch, mỗi đơn vị kinh doanh được đăng ký số lượng hoạt động tối đa không vượt quá 30% số xe quản lý.
Đơn vị vận tải cũng chỉ được đăng ký hoạt động tối đa không quá 10% số xe hợp đồng dưới 9 chỗ sử dụng phần mềm ứng dụng công nghệ kết nối với hành khách (taxi công nghệ).
Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải cho phép xe hợp đồng phục vụ các chương trình du lịch; kế hoạch vận chuyển của ngành y tế; vận chuyển chuyên gia, công nhân.
Top 6 ứng dụng "xịn xò" phải có của Gen Z Năm 2022 là một thời điểm tuyệt vời để bắt đầu một chặng đường mới trong cuộc sống. Dù chỉ đơn giản là bắt đầu một thói quen tốt hay từ bỏ một thói quen xấu, thì công nghệ đã ngày càng gắn liền và giúp chúng ta thực hiện các mục tiêu một cách dễ dàng hơn. Không ai khác, Gen Z...