Xe chụp X-quang và siêu âm lưu động giá 2,1 tỷ đồng
Thùng xe tải được cải tiến thành 3 phòng, có lắp điều hoà, WiFi, mái có thể mở rộng phục vụ chụp X-quang và siêu âm lưu động.
Chiều 3/9, chiếc xe chụp X-quang và siêu âm lưu động đầu tiên hỗ trợ cho TP HCM xuất hiện tại bệnh viện Thống Nhất (đường Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình), do Thaco tặng.
Xe được cải tiến trên nền chiếc Mitsubishi Fuso Canter TF8.5L. Chi phí để sản xuất mẫu xe này vào khoảng 2,1 tỷ đồng. Về cơ bản, thùng xe được chia thành các phòng chuyên môn.
Một mặt thùng xe được thiết kế có thể mở ra, gấp vào khi sử dụng. Khi mở ra tạo thành mái hiên, hành lang di chuyển có chiều rộng một mét và cầu thang lên xuống cao khoảng 0,8 m. Sàn, cầu thang và lan can làm bằng inox giúp dễ lau chùi hơn.
Thùng xe diện tích tổng khoảng 14 m2, chia làm các phòng chức năng siêu âm, kỹ thuật và chụp X-quang; tạo thuận tiện từ công tác lấy mẫu, lưu trữ và phân tích kết quả.
Ở giữa là phòng kỹ thuật có diện tích 2,7 m2; lắp đặt micro, ổ điện, loa, WiFi… để bác sĩ kết nối với người bệnh và truyền thông tin, dữ liệu về bệnh viện khi đi xe đi làm nhiệm vụ ở bất kì nơi đâu.
Video đang HOT
Phòng chụp X-quang là nơi có diện tích rộng nhất, khoảng 6,6 m2 và có cửa thông với phòng kỹ thuật. Chính giữa là máy chụp, bên dưới là băng ca cấp cứu do bệnh viện tự trang bị, lắp đặt.
Các phòng đều làm bằng việt liệu composite có độ bền cao, cách nhiệt và chịu đựng thời tiết tốt. Khi sử dụng, bác sĩ đứng ở phòng kỹ thuật và trò chuyện với người khám bệnh qua cửa kính và hệ thống loa gắn trên góc phòng.
Trong phòng chụp X-quang có buồng nhỏ lắp rèm là nơi người khám bệnh thay đồ.
Phòng siêu âm có diện tích 4 m2, bên trong đặt bàn ghế, giường, ổ cắm trên tường. Máy móc y tế phục vụ siêu âm sẽ do bệnh viện tự trang bị khi sử dụng.
Cả ba phòng đều lắp điều hoà nhiệt độ, đèn chiếu sáng tạo sự thoải mái cho nhân viên y tế khi làm việc.
Hệ thống nâng hạ trên xe được thiết kế và vận hành toàn toàn bằng thủy lực kết hợp với điều khiển tự động, thông qua thiết bị điều khiển từ xa thông minh giúp thao thác thuận tiện, nhanh chóng và không gây ra tiếng ồn khi hoạt động.
Để đủ điện chạy các thiết bị, xe gắn thêm máy phát điện dưới gầm. Tuy vậy, thực tế khi sử dụng, xe được nối thẳng vào hệ thống điện dân dụng để đảm bảo đủ điện hoạt động trong thời gian dài.
Xe có 4 càng đỡ, dài khoảng 0,9 m để nâng mặt sàn. Ngoài ra xe được trang bị động cơ động cơ Mitsubishi Fuso đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 5, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường. Với các tính năng nổi bật về công nghệ an toàn chủ động (ABS, EBD), xe được tối ưu hiệu quả phanh, đảm bảo an toàn khi vận hành.
Mặt sau của xe chụp X-quang và siêu âm lưu động. Ngoài loại xe này, Thaco cũng từng sản xuất một số loại xe khác phục vụ công tác chống dịch như xe vận chuyển vaccine, xe tiêm chủng lưu động, xe xét nghiệm PCR lưu động, xe cứu thương.
Giám đốc trung tâm thể thao bị đình chỉ công tác
Để học viên bóng đá tập chung dẫn đến 29 ca nhiễm, ông Nguyễn Văn Vững, Giám đốc Trung tâm thể thao tỉnh bị đình chỉ công tác.
Tối 1/9, tại cuộc họp phòng chống Covid-19 ở Đồng Tháp, Phó chủ tịch tỉnh Đoàn Tấn Bửu cho biết ông Vững - Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh bị đình chỉ công tác do để vận động viên tập trung luyện tập và ở nội trú trong lúc tỉnh đang giãn cách, dẫn đến 29 học viên năng khiếu bóng đá, huấn luyện viên và người lao động mắc Covid-19.
Sân vận động Cao Lãnh, nơi bố trí chỗ sinh hoạt cho học viên trường Năng khiếu Thể dục Thể thao tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Ngọc Tài
Ngoài ra, ông Nguyễn Ngọc Thương, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cùng Ban giám đốc sở này bị phê bình vì để xảy ra sự việc ở cơ quan trực thuộc. Ban chỉ đạo Covid-19 TP Cao Lãnh cũng bị phê bình.
Chùm ca nhiễm ở sân vận động Cao Lãnh được phát hiện ngày 7/8 khi một cầu thủ lứa trẻ được xét nghiệm PCR dương tính. Sau hai lần cách ly tập trung F1, đến nay ngành y tế đã xác định 29 ca dương tính. 149 người còn lại có kết quả xét nghiệm âm tính 4 lần.
"Ngày mai 149 người này sẽ được cho về địa phương. Trong đó có 6 người ở ngoài tỉnh sẽ có xe đưa về tận nhà. Chúng ta cần giải quyết dứt điểm chùm ca bệnh và dừng tất cả hoạt động tại đây", Phó chủ tịch tỉnh Đồng Tháp nói.
Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch lý giải việc tập trung vận động viên tập luyện và ở nội trú trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 vì không lường trước được diễn diến dịch. Khi toàn tỉnh giãn cách xã hội, trung tâm không thể đưa vận động viên và huấn luyện viên trở về địa phương.
Ngoài ra, việc duy trì tập trung huấn luyện là do đặc thù chuyên môn thể thao, vận động viên phải thường xuyên tập luyện chuẩn bị tham gia các giải thi đấu. Nếu trả vận động viên về sẽ ảnh hưởng đến phát triển chuyên môn, gia đình vận động viên không thống nhất.
Chính quyền TP Cao Lãnh nhìn nhận, giữa UBND phường Mỹ Phú và trung tâm chưa phối hợp chặt chẽ trong quản lý, tuân thủ quy định phòng dịch. Khi có ca mắc Covid-19, các bên chưa xử lý tới nơi tới chốn, để dịch dây dưa, phát sinh nhiều ca.
Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao Đồng Tháp trực thuộc Sở Văn hóa thể thao và du lịch, có 5 khu vực: Khu vực tập thể trường năng khiếu; hồ bơi; nhà thi đấu đa năng; nhà tập võ (đang trưng dụng làm bệnh viện dã chiến); và khán đài B - sân vận động. Trong đó, khán đài B là nơi sinh hoạt của các vận động viên bóng đá, cũng là nơi phát sinh ca nhiễm nCoV.
Đồng Tháp giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 từ 14/7 đến 5/9. Đến nay, tỉnh phát hiện 7.040 ca mắc Covid-19 tại tất cả 12 huyện thị.
Cứu bé trai bị thanh sắt đâm thấu ngực Trong lúc chơi đùa, trẻ vô tình bị thanh sắt cắm xuyên ngực trái gây tràn khí phổi. Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa cấp cứu cho trường hợp T.M.Đ. (13 tuổi, ở Hà Tĩnh). Khoảng 20h20 ngày 28/8, bé Đ. được gia đình đưa đến cấp cứu trong tình trạng đau đớn, khó thở, da niêm mạc nhợt. Hình ảnh chụp...