Xe buýt Hà Nội “cấm cửa” với người không đeo khẩu trang
Bắt buộc đeo khẩu trang đối với lái xe, nhân viên phục vụ và hành khách. Từ chối vận chuyển hành khách không chấp hành đeo khẩu trang khi đi xe buýt.
Bắt buộc đeo khẩu trang đối với lái xe, nhân viên phục vụ và hành khách. Ảnh: Bộ GTVT
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội đã có văn bản đề nghị các đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19.
Cụ thể, tiếp tục duy trì các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới trên xe buýt theo thông điệp “5K” là: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế.
Video đang HOT
Bắt buộc đeo khẩu trang đối với lái xe, nhân viên phục vụ và hành khách. Từ chối vận chuyển hành khách không chấp hành đeo khẩu trang khi đi xe buýt.
Đồng thời yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch Covid-19 trên tuyến.
Trước đó, chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký văn bản gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã chỉ đạo tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Theo đó, chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh chỉ đạo bắt buộc đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng, tại những nơi công cộng như công viên, vườn hoa, phố đi bộ, quảng trường, nhà ga, bến tàu, bến xe, siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, các sự kiện văn hóa thể thao tại nơi công cộng, sân vận động.
Hiện Hà Nội đã qua 99 ngày không có ca nhiễm mới ngoài cộng đồng, các ca mắc chủ yếu là nhập cảnh vào Việt Nam và đã được cách ly ngay. Tuy nhiên, tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 của thành phố tuần qua, các ý kiến cho rằng, hiện nay, việc cách ly được thực hiện chủ yếu ở các khách sạn và việc quản lý ở đây không được chặt chẽ như ở khu cách ly của quân đội. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều sơ hở như chuyện theo dõi sức khoẻ, lối đi riêng cho người cách ly; xử lý chất thải… “Trông bên ngoài rất đầy đủ. Nhưng bên trong thì có nhiều vấn đề” – ông Hoàng Đức Hạnh, phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận định.
Ông Hoàng Đức Hạnh nêu rõ, các nguy cơ dịch bệnh vẫn thường trực như: số người nhập cảnh vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên và sẽ có thể có nhiều ca dương tính; thời gian qua có đến 82% ca dương tính ở Việt Nam không có triệu chứng; tâm lý chủ quan của người dân… Ngoài ra, ông Hạnh thông tin, các chuyên gia y tế và Bộ trưởng Bộ Y tế vừa họp và nhận định, dự báo “chưa có gì sáng sủa hơn giai đoạn trước”. Khả năng dịch bệnh vẫn có thể bùng phát trở lại.
TP. HCM: Đề xuất bổ sung 128 tỷ đồng trợ giá xe buýt năm 2020
Sở GTVT TP. HCM vừa có tờ trình gửi UBND Thành phố về việc phê duyệt giá, mức trợ giá đặt hàng cung ứng các sản phẩm dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe đưa rước học sinh trên địa bàn TP. HCM
Sở GTVT TP. HCM đề xuất bổ sung 128 tỷ đồng trợ giá xe buýt
Trong năm 2020, dự toán chi ngân sách trợ giá xe buýt được Sở Tài chính thẩm định trình UBND TP. HCM phê duyệt, giao dự toán cho Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng là 1.150 tỉ đồng.
Tuy nhiên, Sở GTVT TP. HCM tính toán vẫn chưa đủ nên đề xuất đề xuất UBND TP. HCM bổ sung dự toán chi ngân sách trợ giá xe buýt năm 2020 tăng thêm 128 tỉ đồng, nâng tổng số tiền trợ giá năm 2020 lên 1.278 tỉ đồng. Trong 128 tỉ đồng trợ giá xe buýt bổ sung có 22,5 tỷ đồng hỗ trợ đơn vị vận tải bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, 51 tỷ đồng sẽ dự phòng việc phát sinh khối lượng, nhiên liệu, điều động phương tiện phục vụ nhiệm vụ chính trị và 54,4 tỷ đồng chênh lệch chi phí do thay đổi mức lương.
Theo Sở GTVT TP. HCM, nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến số lượng hành khách, số chuyến xe hoạt động nên từ đầu năm 2020 đến nay, hợp đồng đặt hàng vẫn chưa được ký kết giữa các đơn vị vận tải với Trung tâm Quản lý giao thông công cộng khiến các doanh nghiệp xe buýt gặp nhiều khó khăn do mức tạm ứng không đủ trang trải chi phí.
Các doanh nghiệp xe buýt cho biết việc bổ sung tiền trợ giá, nhất là chi phí hỗ trợ dịch Covid-19 sẽ giúp các đơn vị vận tải phần nào vượt qua khó khăn, trang trải chi phí, nợ nần trong mấy tháng.
Những năm gần đây, ngân sách chi trợ giá cho hoạt động xe buýt tại TP. HCM bình quân hơn 1.000 tỷ đồng mỗi năm nhưng được cho chưa sát thực tế. Ba năm qua, trợ giá xe buýt tăng dần (từ 1.123 tỷ đồng năm 2018, lên 1.247 tỷ đồng năm 2019 và 1.311 tỷ đồng năm 2020) nhưng không đủ kinh phí để xe buýt hoạt động.
Trong khi lượng hành khách đi xe buýt cũng giảm dần qua các năm. Cụ thể, giai đoạn 2014-2018 khách giảm bình quân 6,65% mỗi năm. Đến năm 2019 lượng khách chỉ đạt khoảng 255 triệu lượt, giảm 12,1% so với mức 289,9 triệu lượt năm 2018. Năm 2020 dự kiến chỉ còn 159 triệu lượt.
Hiện, TP. HCM có 128 tuyến xe buýt hoạt động, trong đó có 91 tuyến có trợ giá, 37 tuyến không trợ giá. Tính từ năm 2018 đến nay, có 11 tuyến xe buýt ở TP. HCM có trợ giá ngưng hoạt động vì nhu cầu đi lại thấp, không hiệu quả.
Đấu thầu xe buýt vẫn gặp khó Do hệ thống xe buýt có trợ giá đang hoạt động thiếu hiệu quả, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (thuộc Sở GTVT TP HCM) là đơn vị quản lý các hoạt động xe buýt cho biết sẽ tổ chức đấu thầu để khai thác các tuyến xe buýt. Theo Trung tâm này, các tiêu chí cơ bản để doanh nghiệp...