Xe bắt khách bát nháo tại Tân Sơn Nhất: Thật sự xấu hổ!
Ngày 22-7, báo Tuổi Trẻ đăng bài “Tôi người TP.HCM mà còn ngại, nói chi khách phương xa” phản ánh về tình trạng hoạt động bát nháo của vài hãng xe chở khách tại đây.
Để đón ôtô công nghệ, hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất phải chờ đi thang máy lên lầu 3, 4, 5 mới có xe – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sau bài viết, Tuổi Trẻ nhận được rất nhiều ý kiến tiếp tục phản ảnh về tình trạng trên.
Chị Trần Việt Hương kể mình ở TP.HCM mấy chục năm mà mỗi khi đón taxi ở sân bay về đến nhà đều bị làm tiền. Có lần sau khi xếp hàng mãi mới tới lượt lên xe, đi được một khúc qua khỏi trạm thu phí, tài xế liền nói giá về tới chợ Tân Bình nhà là 200.000 đồng.
“Tôi thắc mắc, tài xế liền bảo không đồng ý đi thì xuống xe. Ở giữa đường khúc này xuống xe sao đi bộ ngược lại với đồ đạc lỉnh kỉnh được nên tôi đành im lặng”, chị Hương nói và bộc bạch thêm: “Mình ở TP.HCM mà còn bị như vậy huống gì những người ở nước ngoài về, thật buồn cho cảm giác hụt hẫng bị lừa khi mới đặt chân đến TP. Mong các ngành chức năng chấn chỉnh tình trạng này gấp”.
Video đang HOT
Đồng tình với những vấn đề được phản ánh trong bài báo, bạn đọc Đặng Hinh cho biết cũng từng là nạn nhân của chuyến xe từ Tân Sơn Nhất về nhà cho quãng đường 14km với giá 520.000 đồng.
Theo anh Hinh, nạn chèo kéo khách đi xe ở Tân Sơn Nhất rất nhiều, thậm chí là trước mặt an ninh sân bay. “Tôi cho rằng đây là lỗi của tổ chức sân bay kém, khiến người dân không thuận tiện cho việc bắt taxi hay xe công nghệ, dẫn tới khách dễ bị chèo kéo và làm giá”, anh Hinh bày tỏ.
Tương tự, anh Nguyễn Đức thuật lại, cuối tuần trước anh và vợ cùng hai con nhỏ về đến sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 2h sáng. Anh Đức đón xe tại làn dành cho xe dịch vụ. Tại đây có hai nhân viên điều xe liên tục chửi bới, đe dọa và mắng khách.
“Khi một trong hai người điều xe ra giá 350.000 đồng cho cuốc xe 4 chỗ về phường An Phú Đông, quận 12, tôi nói sao cao vậy, thường đi taxi chỉ hết hơn 100.000 đồng. Anh này liền văng tục, chửi bới với ngôn từ rất bẩn. Cũng từ đó anh ta cấm tất cả xe không được đón gia đình tôi.
Tôi đành kéo đồ và dẫn hai con di chuyển lên phía trên đón xe khác và cũng để con tôi tránh chứng kiến cảnh cực kỳ mất văn hóa ấy”, anh Đức kể.
Và theo anh Đức, do trời khuya, cuối cùng anh cũng phải bấm bụng đón một chiếc ôtô 4 chỗ khác (cùng làn xe ban nãy, do một thanh niên khác điều xe) để đưa con về nhà với giá 350.000 đồng.
“Xe chở gia đình tôi là của một công ty TNHH TMDV du lịch và vận tải… Tôi ở TP.HCM học tập và làm việc đã gần 30 năm nay nhưng chưa bao giờ chứng kiến cảnh bát nháo, vô văn hóa như cảnh điều xe, bắt khách tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất tối hôm đó.
Tôi cảm thấy thật xấu hổ cho Tân Sơn Nhất cũng như TP này nếu như những người dân nơi khác đến hoặc du khách nước ngoài gặp cảnh bát nháo như tôi. Các cơ quan chức năng cần vào cuộc để dẹp tình trạng này. Đừng để mọi người có cái nhìn mất thiện cảm ngay khi bước chân xuống sân bay”, anh Đức bức xúc bày tỏ.
Cuộc tàn sát ở Ethiopia khiến hơn 200 người chết
Các nhân chứng ở Ethiopia hôm 19/6 cho biết hơn 200 người dân tộc Amhara đã bị giết trong một cuộc tấn công ở vùng Oromia, do nhóm phiến quân Lực lượng Giải phóng Oromo gây ra.
Đây là một trong những vụ tấn công chết chóc nhất trong ký ức gần đây khi căng thẳng sắc tộc tiếp tục leo thang ở quốc gia đông dân thứ hai của châu Phi, theo Guardian.
"Tôi đã đếm được 230 thi thể. Tôi e rằng đây là vụ tấn công đẫm máu nhất nhằm vào dân thường mà chúng tôi từng chứng kiến trong đời", Abdul-Seid Tahir, một cư dân của quận Gimbi, nói với hãng tin AP sau khi thoát khỏi vụ tấn công hôm 18/6.
"Chúng tôi đang chôn cất các nạn nhân trong những ngôi mộ tập thể, và vẫn đang thu thập thi thể. Các đơn vị quân đội liên bang đã đến, nhưng chúng tôi lo sợ rằng những cuộc tấn công có thể tiếp diễn nếu họ rời đi ", Abdul-Seid Tahir nói thêm.
Một chiếc xe chở khách ở Oromia. Ảnh: AFP.
Shambel, một nhân chứng khác chỉ nêu tên và xin giữ kín họ vì lo ngại cho sự an toàn của bản thân, nói rằng cộng đồng Amhara địa phương đang tuyệt vọng tìm cách tháo chạy "trước khi một đợt giết người hàng loạt khác xảy ra". Ông cho biết người dân tộc Amhara - định cư trong khu vực khoảng 30 năm trước trong các chương trình tái định cư - đã bị "giết như gà".
Cả hai nhân chứng đều đổ lỗi cho nhóm Lực lượng Giải phóng Oromo (OLA) về các cuộc tấn công. Trong một tuyên bố, chính quyền khu vực Oromia cũng cáo buộc OLA, nói rằng phiến quân này đã tấn công "sau khi không thể chống lại các hoạt động do lực lượng an ninh liên bang phát động".
Odaa Tarbii, người phát ngôn của OLA, phủ nhận cáo buộc. "Cuộc tấn công do quân đội và dân quân địa phương gây ra khi họ rút khỏi doanh trại ở Gimbi sau các cuộc phản công gần đây của chúng tôi", người phát ngôn này khẳng định trong thông điệp gửi tới AP.
"Họ chạy trốn tới vùng được gọi là Tole và tại đó họ tấn công cư dân địa phương, phá hủy tài sản để trả đũa cho sự ủng hộ của cư dân đối với OLA. Các chiến binh của chúng tôi thậm chí chưa tới khu vực khi các cuộc tấn công nổ ra", ông Odaa Tarbii cho biết thêm.
Tai nạn giao thông thảm khốc ở Pakistan Đã có ít nhất 22 người thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra ngày 8/6 ở miền Tây Nam Pakistan. Hiện trường vụ tai nạn giao thông ở Killa Saifullah, tỉnh Balochistan, Pakistan, ngày 8/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Theo các quan chức địa phương, chiếc xe chở khách cỡ nhỏ đã rơi xuống một vực sâu trên đường...