Xe bắt khách bát nháo tại sân bay Tân Sơn Nhất: Như ‘chợ chồm hổm’!
Nhiều bạn đọc đã đồng cảm sau bài báo ‘Tôi người TP.HCM mà còn ngại, nói chi khách phương xa’.
Không chỉ phản ánh, bức xúc vấn nạn này xảy ra trong thời gian dài mà chưa có giải pháp khắc phục, một số bạn đọc còn hiến kế chấn chỉnh.
Cơ quan quản lý sân bay Tân Sơn Nhất yêu cầu các hãng taxi, xe công nghệ phải cam kết đảm bảo đủ số lượng xe trong thời gian cao điểm – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Nhằm góp thêm một góc nhìn, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu bài viết của bạn đọc Nhất Nguyên tham gia diễn đàn làm gì để sân bay Tân Sơn Nhất văn minh, lịch sự?
Là một hành khách thường xuyên đi máy bay, phải nói thẳng luôn là: cảnh chèo kéo khách tại sân bay Tân Sơn Nhất thật sự rất bát nháo, như cái “chợ chồm hổm”!
Ở ga đến trong nước, ngay khi vừa lấy hành lí xong, đi ra khỏi khu vực kiểm tra thẻ hành lí ký gửi là ngay lập tức những tiếng mời chào đon đả không hề dễ chịu với âm lượng không hề nhỏ. “Taxi đi anh”, “Anh đi đâu, qua đây em báo giá cho”, “Đi không anh?”…
Hành khách nào lơ ngơ không biết, hoặc mới lần đầu đến mà không tìm hiểu, sẵn sàng rẽ vào để đặt xe theo lời chào ngon ngọt “Giá rẻ”, “Giá hữu nghị” để rồi sau đó ngậm ngùi nhận ra bị “chém” thì đã quá muộn!
Biết các bạn nhân viên cũng chỉ làm công việc của mình, cũng bị áp chỉ tiêu tuy nhiên, tại sao không đặt các bảng quảng cáo, niêm yết giá công khai thay vì mời chào ầm ĩ như cái chợ như thế? Một số sân bay khác đã làm việc này, không lẽ lại quá khó với sân bay Tân Sơn Nhất?
Sau khi thoát khỏi những lời mời chào “đi không anh”, đi bộ băng qua khu vực đón xe taxi, xe công nghệ thì lại được một rừng các tài xế chào mời “Đi về đâu em báo giá cho”. Thậm chí, nhiều tài xế còn trao đổi với nhau không khác gì đang ở trong một phiên chợ “Anh áo xanh của tao”, “Nhà ba người có em bé (để) tao nghen” rồi kèm theo đó là “Taxi đi, taxi đi”…
Với những khách quyết định đi xe công nghệ, trước khi đến được làn D1 để chờ xe thì còn phải vượt qua một “cửa ải” cũng không kém phần gian nan khác: một đội quân tài xế xe ôm mặc đồng phục màu cam của hãng A. đứng một hàng dài, liên tục chèo kéo “Xe ôm đi em”. Dù đã lắc đầu ra hiệu không đi, nhưng tôi vẫn liên tục bị chèo kéo.
Video đang HOT
Hôm nào xui xui đáp chuyến bay đến muộn, hoặc mưa quá lớn, không thể bắt xe công nghệ thì ôi thôi, các anh taxi được nước thể hiện. Nào là chê cuốc ngắn, nào là đề nghị “bồi dưỡng” thêm.
Thậm chí, có lần, nhà tôi đi từ sân bay về Quận 7, do đến sau 12h đêm, không tìm được xe công nghệ, đành đi xe của hãng V. Tài xế cứ đánh lái đi một đường rõ xa, tôi đã nhẹ nhàng nói để tôi chỉ đường, còn không anh mở Google lên mà đi, nhưng anh tài xế ban đầu còn nói “Không biết đường”, về sau im lặng, rồi cuối cùng là quạu quọ.
Để cho yên chuyện, cả nhà tôi đành im lặng. Rốt cuộc mất hơn một tiếng và giá cước thì cao bất thường. Dù biết mình phải trả theo đồng hồ nhưng thật sự không hiểu cung cách phục vụ như vậy là gì.
Tình cảnh qua ba “trạm” với nhiều đội quân được tung ra để chèo kéo, giành khách như thế này, lần nào đi từ sân bay Tân Sơn Nhất về trung tâm thành phố như thế này, lần nào cũng như lần đó, và lần nào cũng tự hỏi: Vì sao một sân bay có lưu lượng hành khách đông nhất cả nước, một bộ mặt của trung tâm kinh tế cả nước mà lại để diễn ra cảnh chèo kéo diễn ra trong thời gian rất dài?
Còn chuyện giá cả, chặt chém thì đã có nhiều độc giả lên tiếng rồi, xin phép không bàn luận lại ở đây. Thiết nghĩ các cơ quan ban ngành cần vào cuộc, nhanh chóng dẹp cái “chợ” trong Tân Sơn Nhất để sớm mang lại sự lịch thiệp, trang trọng cần có của sân bay.
Tranh cãi về dịch vụ ưu tiên check-in ở sân bay
Khách hàng có thể trả từ 100.000 đồng đến 140.000 đồng để được ưu tiên check-in nhanh khi sân bay đông đúc vào mùa du lịch cao điểm.
Vào dịp cao điểm du lịch hè, sân bay Tân Sơn Nhất luôn trong tình trạng đông nghịt khách từ sáng đến tối. Để tránh rủi ro, nhiều người đã chọn mua dịch vụ check-in ưu tiên.
Lan Anh (28 tuổi, quận 7) cho biết đã mua dịch vụ check-in ưu tiên khi đặt vé trước khi bay 2 tuần.
"Tôi đọc tin tức thấy sân bay đông đúc, quá tải nên chọn trước dịch vụ này cho yên tâm. Nhà tôi có 2 cháu nhỏ nên dễ xảy ra một số vấn đề ngoài ý muốn".
Tuy nhiên, dịch vụ này đã gây ra những ý kiến trái chiều. Một số ý kiến cho rằng điều này sẽ tạo nên sự bất bình đẳng giữa các khách hàng.
Tốn 100.000 đồng để được ưu tiên check-in
Bamboo Airways có dịch vụ check-in ưu tiên với giá 100.000 đồng cho chuyến bay nội địa và 140.000 đồng cho chuyến bay quốc tế, không bao gồm VAT.
Dịch vụ này được áp dụng tại tất cả đường bay và sân bay mà hãng này khai thác, trừ sân bay Quy Nhơn.
Quầy thủ tục của Pacific Airlines ở sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Anh Nhàn.
Hành khách có thể đăng ký dịch vụ khi đặt vé online hoặc tại các đại lý vé máy bay. Dịch vụ cần được đăng ký muộn nhất là 3 giờ trước khi bay với chuyến bay nội địa và 5 giờ trước khi bay với chuyến bay quốc tế.
Vietjet Air cũng có dịch vụ này với mức giá tương tự Bamboo Airways. Với Vietravel Airlines, hãng yêu cầu hành khách phải đặt trước ít nhất 4 giờ trước khi bay.
Vietnam Airlines không triển khai dịch vụ ưu tiên check-in. Thay vào đó, hãng có dịch vụ nâng hạng vé với các mức giá khác nhau để hưởng các dịch vụ như ưu tiên check-in, lối đi ưu tiên, phòng chờ hạng thương gia...
Dịch vụ này đang tạo ra nhiều tranh cãi. Chị H. (27 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi không đồng ý với dịch vụ này. Khi dành nhân lực và trang thiết bị cho dịch vụ này để kiếm thêm thu nhập nghĩa là hãng phải bớt nhân lực và trang thiết bị cho việc check-in thông thường. Như vậy chẳng khác nào bớt quyền lợi của người này để bán cho người kia".
Đồng quan điểm, Nam Phong (24 tuổi, TP.HCM) nói với Zing rằng anh nghĩ điều này sẽ gây ra nhiều hệ luỵ. "Nếu ai cũng trả tiền để ưu tiên check-in thì đến lúc, sẽ có cảnh xếp hàng check-in ở quầy ưu tiên thôi".
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng dịch vụ ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tế. Khách hàng có quyền chi trả nhiều hơn để tận hưởng dịch vụ theo nhu cầu.
Anh Việt Phong (31 tuổi, TP.HCM) chia sẻ: "Tôi đã trải nghiệm nhiều hãng hàng không khác nhau và thấy điều này rất bình thường. Dịch vụ này cũng tương tự như khi bạn bỏ tiền để mua ghế hạng thương gia với nhiều tiện ích kèm theo".
Nhiều hãng trên thế giới có dịch vụ ưu tiên check-in
Chia sẻ về vấn đề, đại diện Vietravel Airline nói với Zing rằng dịch vụ check-in ưu tiên đã có từ những ngày đầu thành lập hãng. Khách hàng có thể mua dịch vụ theo gói hoặc theo từng lần check-in lẻ.
"Hiểu được việc mỗi hành khách sẽ có những nhu cầu khác nhau về sự trải nghiệm trên cùng một hành trình bay, hãng cung cấp các dịch vụ tiện ích nhằm để phục vụ các nhu cầu khác biệt đó để mang đến trải nghiệm tốt nhất một cách toàn diện hơn cho mỗi hành khách", vị này cho biết.
Vietravel Airlines có dịch vụ check-in ưu tiên theo gói hoặc theo từng vé lẻ.
Chia sẻ với Zing, Phó cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Sơn cho biết đang rà soát và sẽ họp các đơn vị liên quan xem xét việc các hãng có dịch vụ này.
Trên thế giới, nhiều hãng hàng không có dịch vụ ưu tiên check-in hay còn gọi là priority check-in.
Fly Go First của Ấn Độ cho phép khách chọn dịch vụ này với giá 400 INR (khoảng 118.000 đồng) với chuyến bay nội địa và 600 INR (khoảng 175.000 đồng) với các chuyến bay quốc tế. Khách hàng cần đặt dịch vụ trước 2 giờ với các chuyến bay trong nước và 3 giờ cho các chuyến bay ra nước ngoài. Dịch vụ này bao gồm cả việc hành lý được gắn thẻ ưu tiên. Trong trường hợp bay quốc tế, dịch vụ này không áp dụng cho quá trình nhập cảnh hay ưu tiên kiểm tra an ninh.
Một số hãng hàng không khác cũng có dịch vụ tương tự là Eurowings (Đức), Air Canada (Canada), Etihad Airways (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), Air France (Pháp)...
Ngày 17/7, đại diện Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết sân bay phục vụ tổng cộng 746 chuyến, chuyến bay đi chiếm đa số với 374 lượt. Sân bay đón hơn 122.000 lượt khách, với hơn 63.000 khách đến và 60.000 khách đi. Lưu lượng khách cao điểm hè năm nay được đánh giá cao hơn cao điểm Tết Nhâm Dần 2022 là 105.000 lượt, đồng thời cao hơn cao điểm trước dịch năm 2019 là 119.000 lượt.
Xe công nghệ 'hết thời', taxi truyền thống tìm ra đường sống Vay tiền ngân hàng mua xe trả góp để chạy xe công nghệ với kỳ vọng thu nhập 'ngon ăn', giờ ngày càng nhiều tài xế tắt app chạy chui hoặc bán xe bỏ nghề vì thu nhập teo tóp. Taxi đón khách tại sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG Trong khi đó, taxi truyền thống đang trở mình và...