Xe bán tải – ngày càng hiện đại và nhẹ hơn
Ford đặt mục tiêu giảm trọng lượng cho các loại xe của hãng từ 100 kg đến hơn 300 kg/chiếc bằng việc sử dụng nhôm thay thế cho thép ở nhiều khâu sản xuất.
Một trong những ưu tiên của người tiêu dùng khi chọn lựa một chiếc bán tải luôn là yếu tố về tải trọng cũng như sức kéo của chiếc xe. Tuy nhiên, ngày nay xu hướng giảm khối lượng và kích thước của động cơ đã trở thành giải pháp của các nhà sản xuất xe nhằm đáp ứng các quy định mới về khí thải.
Các mẫu xe bán tải cỡ lớn thế hệ mới giờ đây cũng được cung cấp hàng loạt các công nghệ và tính năng cảm ứng cao mà bạn có thể mong đợi ở một chiếc xe hơi sang trọng. Trong đó, tiêu biểu và gây sốc nhất là Ford hiện đang bán ra hơn một nửa dòng xe F-series được trang bị động cơ V6, thay thế cho thế hệ V8 cục mịch.
Tiết kiệm nhiên liệu là yếu tố ngày càng quan trọng đối với người dùng khi chọn mua một chiếc xe tải hoặc bán tải và quyết định của Ford cung cấp 2 gói động cơ 6 xilanh khác nhau cho F-series đã giúp hãng bám trụ ở vị trí dẫn đầu trong phân khúc xe bán tải cỡ lớn khi đối mặt với cạnh tranh khốc liệt đến từ các đối thủ cả Mỹ và Nhật Bản.
Lý do các hãng xe của Mỹ đua nhau giảm cân cho dòng xe bán tải không nằm ngoài nỗ lực đáp ứng mục tiêu về tiêu thụ nhiên liệu dành cho xe hơi của chính phủ Mỹ đến năm 2025 là xe có mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình chỉ 4,3 lít/100km.
Video đang HOT
CEO Ford Alan Mulally trong buổi ra mắt bán tải F-150 phiên bản 2013. Ford sẽ sử dụng nhiều nhôm hơn và giảm bớt thép trên các mẫu xe trong tương lai nhằm cắt giảm hàng trăm kg về trọng lượng và tăng hiệu suất nhiên liệu.
Không chỉ giảm kích cỡ động cơ, Ford sẽ tiến thêm một bước lớn hơn nữa với sự ra mắt của F-series thế hệ mới, vốn là dòng xe bán tải bán chạy nhất của Mỹ trong hơn một phần tư thế kỷ. Ở phiên bản nâng cấp, F-series 2015 sẽ có sự thay đổi lớn từ thép thành nhôm nhằm giảm đến hơn 300 kg so với lúc đầu.
Giảm trọng lượng luôn là một thách thức đối với các nhà sản xuất trong ngành công nghiệp xe hơi, trong khi họ bắt buộc phải bổ sung nhiều tính năng và công nghệ hơn đồng thời vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn được thắt chặt.
Trong một buổi đối thoại với phóng viên trước khi nghỉ hưu mới đây, Derick Kuzak, giám đốc phụ trách sản phẩm toàn cầu Ford cho biết, “Từ bây giờ cho đến năm 2017 hoặc 2018, chúng tôi sẽ giảm trọng lượng từ hơn 100 đến hơn 300 kg tuỳ loại xe.” Và nhôm trở thành một trong những vật liệu được lựa chọn do nhẹ hơn đáng kể so với thép và nói chung là cứng cáp hơn so với cả loại thép hợp kim tiên tiến nhất.
Nhôm được sử dụng rộng rãi trong quá trình lắp ráp trên toàn thế giới và được sử dụng trên bất kỳ chiếc xe nào, cho dù là nắp đậy bình nhiên liệu của xe Lincoln của Ford cho đến toàn bộ platform và thân vỏ của chiếc xe hơi sang trọng Jaguar XJ mới nhất.
Theo báo cáo bởi hãng tư vấn Ducker Worldwide, trung bình một chiếc xe sản xuất năm 2012 sử dụng 156 kg nhôm, tăng lên từ 148 kg vào năm 2009. Kim loại nhẹ dự kiến được sử dụng tăng gấp đôi lên 16% trong giai đoạn 2008 – 2025. So với cùng kỳ năm ngoái, trọng lượng một chiếc xe trung bình có thể giảm được 185 kg.
F-series 2015 có thể cải thiện được 25% khả năng tiêu thụ nhiên liệu, dù vậy có thể khiến cho giá xe tăng thêm khoảng 1.500 USD.
Các chuyên gia dự báo, dù nhôm có lợi thế là nhẹ hơn, song loại vật liệu này về cơ bản là có chi phí đắt hơn so với thép truyền thống và thậm chí so với cả thép siêu cường – loại được sử dụng cho mẫu sedan hạng sang cỡ nhỏ Cadillac ATS mới, do nhôm có ý nghĩa về mặt năng lượng cả trong luyện kim từ kim loại thô.
Loại vật liệu thay thế và cạnh tranh với nhôm hiện nay trong ngành công nghiệp xe hơi có thể kể đến sợi carbon. BMW đang đầu tư mạnh cho phát triển loại sợi carbon vô cùng nhẹ nhưng cứng hơn. Cho đến nay, do chi phí đắt đỏ, sợi carbon là vật liệu được sử dụng giới hạn trong xe đua F1 và siêu xe như Lamborghini Aventador, tuy nhiên BMW lên kế hoạch sử dụng rộng rãi sợi carbon cho các mẫu xe chạy điện dòng i3 và i8 mới với hy vọng đưa chúng trở thành những sản phẩm cạnh tranh như dòng 3-series phổ thông.
Với các quy định mới về khí thải, hiệu suất nhiên liệu cũng như mong muốn của người tiêu dùng, đây là thời điểm thích hợp và cần thiết để các nhà sản xuất xe hơi đưa ra những quyết định sáng suốt.
Theo autonet
Xe đua F1 làm bằng đá lạnh
Có lẽ bạn sẽ không phải phàn nàn về việc chiếc xe đua F1 thường rất nóng nực.
ảnh minh họa
Ít ai ngờ băng đá lạnh giá cũng có thể trở thành vật liệu chế tác nên những chiếc ôtô y như thật. Bởi vì theo nhiều người thì chế tác một chiếc xe bằng băng thật là điều điên rồ.
Tuy nhiên, dưới bàn tay của các nghệ nhân thì không điều gì là khó khăn cả. Mới đây, nhà sản xuất xe đua F1, McLaren đã quyết định mang đến cho người hâm mộ một chiếc xe "siêu đặc biệt" được làm hoàn toàn bằng băng.
Chắc chắn chiếc xe này sẽ không có giá trị lâu bền nhưng đó là một sáng tạo tuyệt vời.
Với chiếc xe đặc biệt này bạn hoàn toàn có thể ngồi vào trong với yêu cầu bạn đã có thể giữ ấm hoàn toàn.
Theo XaLuan
Xe hơi của người hùng F1 Ngoài đường đua, các tay đua chuyên nghiệp cũng sử dụng những cỗ máy cực nhanh và mạnh, bên cạnh các mẫu xe bình thường khác mỗi dịp đi đâu cùng gia đình. Lão tướng người Australia Mark Webber sở hữu một chiếc Porsche 911 Turbo và 911 GT2 RS. Những chiếc xe khác trong bộ sưu tập của anh còn có BMW...