Xe 7 chỗ đâm cột điện, 3 người bị thương
Mất lái, chiếc Toyota 7 chỗ lao lên vỉa hè ở thị trấn Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế) và đâm đổ hai cột điện khiến đầu xe bẹp dúm, 3 người trên xe bị thương.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Tiền Phong.
Chiều 2/11, xe Toyota Land Cruiser chạy qua thị trấn Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế) bất ngờ mất lái lao lên vỉa hè, đâm vào hai cột điện. Cú đâm mạnh làm hai cột điện gãy rời và đổ xuống, đầu chiếc xe bẹp dúm, kính chắn gió vỡ vụn.
Cành cây và tấm biển quảng cáo cũng bị đâm gãy. Vụ tai nạn xảy ra khiến 3 người trong xe bị thương và được đưa đi cấp cứu. Công an đang điều tra nguyên nhân vụ việc.
Theo Tiền Phong
6 người chết và mất tích, 49 người bị thương do bão số 11
Theo báo cáo của Trung tâm Phong chông lut bao khu vực miền Trung Tây Nguyên sáng nay 16/10, đã có 6 người chết và mất tích do bão số 11. Ngoài ra có 49 người khác bị thương.
Video đang HOT
Cụ thể, tỉnh Quảng Nam có 3 người chết, 1 người mất tích; tỉnh Thừa Thiên - Huế 1 người mất tích; tỉnh Bình Định 1 người mất tích. Có 49 người bị thương, trong đó Quảng Trị có 11 người, Thừa Thiên - Huế 11 người; Đà Nẵng 11 người, Quảng Nam 7 người và Quảng Ngãi 9 người.
Trường học ơ Tây Giang, Quảng Nam bi tôc mai trong bao
Đối với thiệt hại về tài sản, có 511 nhà bi sâp. 11.624 nhà bi tôc mai. Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên - Huế có gân 1.700 ngôi nhà bị ngập trong nươc lu.
Đối với các hồ chứa, hiện có 13/20 hồ thủy điện lớn gần đầy và xả tràn. Lưu lượng xả tràn lúc 5h ngày 16/10 một số thủy điện như sau: thủy điện Quảng Trị: 532 m3/s; A Lưới: 254 m3/s; Bình Điền: 60 m3/s; Hương Điền: 381 m3/s ; A Vương: 33 m3/s, Đăk Mi 4A: 201 m3/s; thủy điện Sông Ba Hạ: 100 m3/s; Yaly: 5.125m3/s; PleiKrông: 2.363 m3/s; Sê San3: 4.652 m3/s; Sê San 4: 4.480 m3/s, Sê San 4A: 4.745 m3/s; Buôn Kuốp: 143 m3/s; Buôn Tua Srah: 27 m3/s; Srêpôk 3: 126 m3/s.
Đối với hồ chứa vừa và lớn các tỉnh ven biển từ Quảng Bình đến Ninh Thuận. Hiện các hồ chứa trong khu vực đang vận hành bình thường, dung tích hồ các tỉnh từ Quảng Bình đến Đà Nẵng phổ biến ở mức từ 60-80% so với thiết kế; các hồ chứa thuộc các tỉnh từ Quảng Nam đến Ninh Thuận đang tích nước ở mực nước thấp từ 40-60% so với thiết kế.
Hiện có 7/44 hồ chứa hồ đã đầy và qua tràn như hồ Tiên Lang, Minh Cầm, Trung Thuần (Quảng Bình); Phú Dụng (Quảng Trị); Hòa Mỹ (TT-Huế); Khe Tân, Thạch Bàn (Quảng Nam).
Các hồ chứa vừa và lớn các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum đến Đắk Nông) đang vận hành bình thường. Dung tích hồ đang ở mức cao, hầu hết trên 80% dung tích thiết kế. Hiện có có 6/13 hồ lớn đã đầy và qua tràn như: Đăk Uy, Đăk Yên (Kon Tum); Biển Hồ, hồ Tân Sơn (Gia Lai); hồ Buôn Yong, Ea Kao (Đăk Lăk).
Một số hồ chứa nhỏ có nguy cơ mất an toàn, cần đặc biệt quan tâm khi mưa lớn xuất hiện tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định gồm 28 hồ.
Về tình hình mưa lũ, hôm nay (16/10), lũ trên các sông từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Nam đã đạt đỉnh và đang xuống. Các sông ở Quảng Bình và khu vực bắc Tây Nguyên còn tiếp tục lên.
Về thủy lợi trên 43 nghìn m3đất, đá, bê tông tại Quảng Ngãi, Bình Định bị sạt, bồi lấp; 20 hồ đập loại nhỏ bị hư hỏng, 30 kè bị sạt lở tại Quảng Bình.Sau bão, hiện giao thông tại nhiều địa phương đang trong tình trạng tê liệt hoặc hoạt động rất khó khăn do số lượng lớn đường bị sạt lở, vùi lấp. Hiệnhầm đường bộ Hải Vân vẫn trong tình trạng bị mất điện, đường Hồ Chí Minh nhánh Đông (tỉnh Kon Tum) sat lở taluy, nhánh Tây (tỉnh Quảng Trị) bị ngập với chiều dài 40m gây ách tắc giao thông; Quốc lộ 49B (TT Huế) bị ngập tại 7 điểm; Quốc lộ 14G (tỉnh Quảng Nam) bị ngập 2 điểm; Quốc lộ 14 (tỉnh Kon Tum) ngập 2 điểm dài 1.500m gây ách tắc giao thông.
Cùng đó, nhiều tuyến thuộc các tỉnh Quảng Trị, TT Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi bị ngập, sạt lở. Hiện các địa phương đang cố gắng tổ chức phân làn đảm bảo giao thông. Cùng đó, công tác khắc phục hậu quả, vệ sinh môi trường cũng đang được triển khai nhằm sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất của nhân dân.
Sáng nay 16/10, người dân Đà Nẵng tiếp tục sưa chữa, chèn chống lại nhà cửa, dọn vệ sinh đường phố... sớm ổn định cuộc sống sau bão.
Dọn cây xanh bị gay đổ trên đường Nguyễn Khuyến
Lực lượng bộ đội dọn vệ sinh trên đường Lê Duẩn
Gia cố lại nhà cửa. (Anh: Khanh Hông)
Cung ngay, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến quyết định hỗ trợ đột xuất đối với các hộ gia đình bị thiệt hại do bão số 11. Hỗ trợ hộ gia đình có người chết, mất tích: 6 triệu đồng/người; hộ có người bị thương nặng phải nhập viện: 3 triệu đồng; hộ có nhà đang ở bị sập, trôi: 10 triệu đồng/hộ; hộ có nhà đang ở bị tốc mái hoàn toàn hỗ trợ tối đa không quá 4 triệu đồng/hộ; hộ có nhà đang ở bị tốc mái 1 phần hỗ trợ tối đa không quá 1 triệu đồng.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng giao chủ tịch các quận, huyện phối hợp với Mặt trận, đoàn thể tại địa phương, chịu trách nhiệm căn cứ vào tình hình thiệt hại thực tế của các hộ trên địa bàn quản lý và các mức hỗ trợ trên để chi hỗ trợ. Khanh Hông
Công Bính - Thanh Trâm
Theo Dantri
Đường phố Đà Nẵng tan hoang sau bão Rạng sáng nay 15/10, Đà Nẵng gánh chịu những thiệt hại đầu tiên khi bão số 11 (bão Nari) quét qua. Gạch đá, thúng của ngư dân bị đẩy ra giữa lòng đường Nguyễn Tất Thành Cây xanh ngã đổ trên khắp đường phố, giao thông tắc nghẽn, các cành cây ngã đứt đường dây điện nên Điện lực Đà Nẵng đã cắt...