Xbox One sẽ ra mắt vào cuối tháng 11/2013
Mới đây, tại buổi Conference của mình ở Gamescom 2013, Microsoft sẽ lên tiếng khẳng định rằng họ sẽ phát hành hệ máy next-gen mới Xbox One trong tháng 11/2013. Đây có thể xem là hành động đáp trả cần thiết và kịp thời của Microsoft, khi mà chỉ cách đó vài tiếng, Sony vừa chính thức thông báo rằng PS4 sẽ bắt đầu được bán ở Bắc Mỹ vào ngày 15/11 tới.
Xbox One sẽ được phát hành trong tháng 11 tới.
Tuy nhiên, có vẻ như Microsoft vẫn chưa sẵn sàng cho điều này, khi mà ngày phát hành cụ thể của Xbox One lại không được đề cập tới. Trong khi PS4 đã được ấn định thời gian ra mắt cụ thể, thì Xbox One vẫn chỉ được tuyên bố khá “mập mờ” rằng sẽ được phát hành trong tháng 11. Từ đây, có thể thấy rằng Microsoft vẫn chưa thực sự sẵn sàng, chuẩn bị đầy đủ cho chiến dịch phát hành Xbox One sắp tới. Dẫu vậy, nhiều người cho rằng Xbox One vẫn sẽ được phát hành vào nửa sau tháng 11 tới.
Xbox One dự tính sẽ được bán với giá 500 USD, đắt hơn 100 USD so với đối thủ PS4 nhưng được kèm theo cả bộ cảm biến Kinect mới vào tháng 11 năm nay.
Theo VNE
Xbox One: Microsoft đã đào hố chôn mình?
Cho đến thời điểm hiện tại, Xbox One đã chiếm được vị trí đẹp nhất trên hầu khắp các trang tin cả về game cũng như công nghệ trên toàn thế giới.
Trong khi cộng đồng gamer toàn thế giới trông đợi vào một màn ra mắt hoành tráng của Xbox One nhằm cân bằng tình hình chiến sự giữa 2 hệ console mới khi Sony đã có buổi giới thiệu có thể coi là "tàm tạm" hồi tháng 2 thì vào rạng sáng hôm qua, Microsoft dường như đã mắc hơi nhiều sai lầm trong việc tạo ấn tượng tốt đầu tiên cho Xbox One đến với fan hâm mộ.
Hình ảnh của Xbox One trong buổi giới thiệu.
Nói như vậy không có nghĩa là sự kiện Xbox One không to, hoành tráng hay thiếu chuyên nghiệp so với Sony. Ngược lại sân khấu tại thành phố Redmond được chuẩn bị rất đẹp mắt với 2 màu xanh đen truyền thống của thế hệ Xbox thứ nhất, và việc Xbox One lộ diện chỉ ngay trong ít phút đầu tiên đã gây được ấn tượng tốt với người xem, tạo cho họ cảm giác rằng còn nhiều điều hấp dẫn đang chờ ở phía trước.
Tham vọng lớn lao của Microsoft đối với Xbox One nhanh chóng được làm rõ sau đó. Họ không chỉ muốn hệ console của mình gói gọn trong lĩnh vực giải trí tương tác mà còn ấp ủ kế hoạch thống trị nốt từng căn phòng khách của mỗi gia đình, thể hiện qua các tính năng đa nhiệm cho phép vừa chơi game vừa xem phim, theo dõi chương trình thể thao xen lẫn nội dung ảo qua Fantasy Mode, nhận lệnh bằng giọng nói... hay cơ bản nhất - từ chính ngay cái tên "One" của thiết bị.
Video đang HOT
Trong thời buổi hiện nay một thiết bị được coi là tiên tiến khi nó tích hợp nhiều tính năng đa dạng khác nhau, cũng giống như những gì mà Microsoft định làm với Xbox One. Rất tham vọng, rất tiện lợi, nhưng dường như cái cách mà Microsoft truyền tải sự ưu việt đó đến khán giả dường như đã phản tác dụng. Vậy Xbox One đã được và mất những gì trong buổi giới thiệu cũng như tính đến thời điểm này là 24h sau khi ra mắt?
Một buổi giới thiệu máy chơi game thiếu vắng game
Nhìn vào 2 sự kiện PS4 và Xbox One có thể nhận thấy chúng hoàn toàn đối lập với nhau cũng giống như vị trí của Sony và Microsoft trên thị trường máy chơi game lúc này. Một bên tập trung vào bên trong, trình bày nó làm được những gì, game trên đó ra sao, nhưng bản thân thiết bị không hề xuất hiện. Bên kia thì ngược lại, đưa sản phẩm lộ diện ngay từ đầu, sau đó đề cập đến các tính năng như TV, nhận diện giọng nói, nó sẽ thống trị phòng khách như thế nào, và Call of Duty.
Vậy đứng trên góc nhìn của một gamer - thành phần chính sẽ tiêu thụ sản phẩm cho cả 2 bên, những người xem PS4, Xbox One như là một thiết-bị-chơi-game, màn trình diễn của ai thuyết phục hơn? Rõ ràng là Sony.
Call of Duty: Ghosts xuất hiện nhưng không phải là gameplay.
Đến với buổi giới thiệu, người xem trông đợi vào một console thế hệ mới tiên tiến với những trò chơi hấp dẫn, đồ họa xứng tầm với cái mác next-gen, hay ít nhất là một vài cái tên độc quyền làm đối trọng với đối thủ Sony. Microsoft quyết định để dành tất cả những điều đó tới E3, thay bằng một câu nói "sẽ có 15 tựa game độc quyền trong năm đầu tiên Xbox One ra mắt" cùng 3 đoạn trailer ngắn ngủi của Forza Motorsport 5, Quantum Break và Call of Duty: Ghosts.
1 tiếng đồng hồ trôi qua và sự kiện khép lại, để lại một dấu hỏi lớn buộc người xem tiếp tục phải chờ đợi thêm 3 tuần nữa tới E3 để được nhìn thấy Xbox One trình diễn khả năng chơi game của nó.
Những ràng buộc chết người
Theo quy luật thông thường, sự kiện là nơi nhà sản xuất công bố thông tin đến với báo giới cũng như người xem và quãng thời gian sau đó là để chúng ta tổng hợp, phân tích những gì mà mình đã được nghe, được thấy. Đối với Xbox One thì ngược lại, những cuộc phỏng vấn sau hậu trường mang lại rất nhiều thông tin đáng quan tâm về hệ máy chơi game này hơn là những thứ TV thông minh, thể thao, trung tâm phòng khách mà Microsoft mất 1 tiếng đồng hồ để truyền tải.
Yêu cầu kiểm tra online định kì 24h để chơi game, không chấp nhận game cũ, không thể sử dụng đĩa game của mình trên máy khác nếu không đăng nhập vào tài khoản, không thể hoạt động nếu thiếu Kinect, buộc cài game vào ổ cứng, ổ cứng 500 GB lại không thể thay thế... Quá nhiều cái không của Xbox One sau ngày 22/5, trong khi những cái "có" mà người chơi háo hức chờ đợi thì họ lại phải tiếp tục chờ đợi cho đến E3.
Chưa kể tất cả những điều này chỉ được tiết lộ sau khi sự kiện đã kết thúc trong các cuộc phỏng vấn hậu trường, ngay cả tính năng rung cò trái/phải khá mới lạ và hấp dẫn của chiếc tay cầm mới cũng không được trình diễn mà chỉ được thuật lại bởi những người có cơ hội trải nghiệm. Dường như Microsoft đã hơi chủ quan trong việc ém nhẹm tính năng liên quan tới game để dành cho E3, để lại một sự kiện mang cảm giác rất trống trải và hụt hẫng.
Nhiều trong một chưa chắc đã tốt
Cũng phải thông cảm rằng, nếu những tựa game độc quyền hay những cái tên mới về đồ họa đều được đem ra giới thiệu hết vào hôm qua, Microsoft sẽ rơi vào tình trạng "cháy phỏm" vào giữa tháng 6 tại Los Angeles khi những tựa game đỉnh như Battlefield 4 hay Forza Motorsports 5 đều đã chẳng còn gì mới và hấp dẫn với game thủ.
Nhưng chí ít họ cũng đã có thể tung ra một đoạn demo đồ họa hay gameplay ngắn để thể hiện khả năng xử lý game của trò chơi, thay vì các đoạn trailer đậm chất phim ảnh mà có trời mới biết chúng giữ được bao nhiêu phần trăm khi vào thực tế.
Vậy là, 8 series game mới, những cái tên đầy hứa hẹn vẫn đang là "lời hứa đầu môi" của Don Mattrick. Thậm chí cả Call of Duty Ghosts, cái tên đang thu hút sự chú ý cũng đem tới Washington những hình ảnh không lấy gì làm ấn tượng. Đó là về phần game. Bên cạnh game còn có tương đối nhiều vấn đề Xbox One đang gặp phải, chủ yếu phát sinh từ chính tham vọng "All-in-one" (Bá chủ phòng khách) cũng như những cách bảo vệ bản quyền nội dung số của Microsoft.
Thứ nhất là việc người chơi buộc phải có Kinect 2.0 để có thể hoạt động Xbox One. Điều này ban đầu có vẻ không phải vấn đề lớn vì dù sao Kinect 2.0 cũng được bán kèm với máy từ đầu. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu một ngày nọ Kinect của bạn bị trục trặc và phải đem bảo hành? Bạn sẽ phải "nhịn" việc chơi game với Xbox One, ít nhất là cho đến khi bộ cảm biến chuyển động của bạn được sửa xong.
Kinect từ thiết bị phụ trợ nay đã trở thành bắt buộc.
Thứ hai là vấn đề kết nối và bản quyền. Người phát ngôn của Microsoft nói rằng Xbox One sẽ nói không với game "second-hand". Điều này ban đầu là một phương pháp bảo vệ bản quyền. Người chơi game muốn chơi một tựa game đã qua sử dụng sẽ phải bỏ thêm một khoản phí mua game. Có nghĩa là, những bữa tiệc game sẽ mất đi một phần vui khi game thủ không thể mang game của họ tới và cùng nhau thưởng thức nữa.
Vậy thì kết luận lại, mặc dù là một hệ máy chơi game nhưng hễ cứ động tới game người sử dụng Xbox One lại phải dính vào háng tá những thứ bảo mật rườm rà, dù cho họ đã đàng hoàng bỏ tiền ra mua đĩa và sở hữu nó. Đa năng đa nhiệm để làm gì khi mà tính năng chính của thiết bị đến thời điểm này khiến cho nhiều người còn đang phải lắc đầu ngao ngán.
Thời đơn giản nay còn đâu.
Lợi thế của console so với PC từ trước đến nay là sự đơn giản: không cài đặt, bỏ đĩa vào và chúng ta bắt đầu chơi, cho bạn bè mượn, cùng nhau thưởng thức. Với Xbox One điều đó dường như đã không còn.
Chiến thắng đã thuộc về PS4?
Ý kiến của đa số những người cảm thấy không hài lòng về Xbox One lúc này là họ sẽ chuyển sang sử dụng PS4 vì những vấn đề phức tạp trên sẽ được giải quyết. Nhưng có chắc là như vậy? Sony chỉ tuyên bố PS4 không yêu cầu kết nối internet 24/24 chứ không hề nói rằng console của họ hoàn toàn không cần internet. Ai dám chắc được PS4 không áp dụng hình thức kiểm tra giống như Xbox One?
Sony có "thánh thiện" như nhiều người nghĩ?
Bình tĩnh nhìn lại, tất cả những thứ mà Microsoft cài đặt trên Xbox One vẫn hoàn toàn có nguy cơ xảy đến với PS4. Kinect và PS Eye, TV trên Xbox One hay Share trên PS4 đều hướng tới khả năng yêu cầu internet rất lớn, cả 2 đều đã nói không với game cũ, PS Eye cũng có thể bán kèm cùng PS4 vì hình ảnh của nó thường xuyên xuất hiện trong quảng cáo.
Nếu như 2 thiết bị thực sự tương đồng nhau, chẳng phải việc Microsoft khiến cho cộng đồng gamer tức giận ngày hôm nay còn thành thật hơn việc Sony che giấu và khiến chúng ta ngã ngửa tại E3 sắp tới? Đến lúc đó tất cả lại quay về điểm xuất phát: thứ quyết định thành bại của PS4 và Xbox One sẽ là giá thành và game, hoặc lựa chọn thứ ba - chờ Steam Box của Valve.
Tạm kết
Cuộc hành trình của Xbox One chỉ vừa mới bắt đầu, ấy vậy mà không ít khó khăn đã bắt đầu ngáng trở bước đường của Microsoft. Ngay sau khi sự kiện kết thúc, giá cổ phiếu của... Sony bỗng dưng tăng đột ngột 10%. Video clip thọc gậy bánh xe của PlayStation 4 đã phần nào phát huy tác dụng, chưa kể phản ứng tiêu cực mà Xbox One nhận được.
Cuộc đua Sony - Microsoft vẫn còn ở phía trước.
Microsoft là một trong những hãng lớn nhất thế giới hiện nay, chắc chắn họ cũng có ý đồ và tính toán của riêng mình khi thiết kế Xbox One chứ chẳng ngờ nghệch tới mức không biết phản ứng của gamer sẽ ra sao. Cuộc chơi chỉ mới bắt đầu, và đòn quyết định của cả 2 bên tại E3 năm nay mới là yếu tố đáng tin cậy để nhận định xem ai là kẻ chiến thắng.
Theo GameK
PS4 được phát hành vào ngày 15/11/2013 Tại sự kiện GamesCom 2013 mới đây, Sony đã chính thức công bố PS4 sẽ được bán chính thức từ ngày 15/11/2013 ở khu vực Bắc Mỹ, trong khi đó, các game thủ ở Châu Âu sẽ phải đợi đến tận ngày 29/11 để được chạm vào hệ máy này. PS4 sẽ được bán chính thức vào ngày 15/11 tới. Trước đây chúng...