Xây mới đường sắt Hà Nội TP.HCM: Tổng vốn 1,3 triệu tỉ đồng, vận tốc 350km/h, đi hết hơn 5 tiếng
Trong báo cáo với Bộ GTVT, liên danh tư vấn, do Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) đứng đầu, khẳng định việc đầu tư nâng cấp tuyến đường hiện hữu không phù hợp nên đề xuất xây mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.
Theo nghiên cứu của tư vấn, hành lang Bắc – Nam nếu nâng cấp tuyến đường sắt hiện hữu sang đường đôi khổ lồng hoặc 1.000 mm sẽ tăng được năng lực chạy tàu.
Tuy nhiên, ngoài việc phải đầu tư mới toàn bộ hạ tầng đường sắt (nên đường, cầu, hầm, ga và depot, thông tin – tín hiệu…) và phương tiện vận tải (khi chuyển sang khổ lồng) do khác nhau về khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc, sẽ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng nhất là các đoạn tuyến qua các thành phố, thị xã.
Vấn đề quan trọng đối với các phương án này là kinh phí đầu tư bỏ ra không nhỏ (khoảng 14,5 tỉ USD khi nâng lên đường đôi khổ 1.000 mm hoặc 28,5 tỉ USD đối với phương án đường đôi khổ lồng) mà hiệu quả mang lại không cao (tốc độ chạy tàu giới hạn ở mức 110 km/h nên khó có khả năng cạnh tranh đối với các phương thức vận tải khác).
Đường sắt hiện hữu đang xuống cấp và việc xây mới tuyến đường sắt tốc độ cao trong tương lai là cần thiết. Ảnh: VIẾT LONG
Ngoài ra, việc tiếp tục nâng cấp để tăng tốc trong tương lai là khó khả thi về mặt kinh tế và kỹ thuật.
Trường hợp xây dựng tuyến mới với tốc độ thiết kế 200 km/h để khai thác chung cả khách lẫn hàng thì thời gian vận chuyển hành khách từ Hà Nội – TP Hồ Chí Minh cũng mất khoảng 12 giờ. Chi phí ước tính khoảng 40 tỉ USD.
Tuy nhiên, kịch bản này tuyến đường sắt đôi khổ 1435mm xây dựng mới kết nối không hiệu quả với mạng đường sắt hiện tại về vận tải hàng hóa do khác biệt về khổ đường.
Bên cạnh đó, việc phả i xây dựng trên mặt đất đê đảm bảo cho công tác vận chuyển hàng hóa sẽ tạo ra chia cắt cộng đồng…
Video đang HOT
“Qua phân tích, hai kịch bản trên không phù hợp với điều kiện và nhu cầu phát triển trên trục Bắc – Nam”, đơn vị tư vấn khẳng định.
Theo đó, tư vấn đề xuất xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao tách biệt với đường sắt hiện hữu (tốc độ 350 km/h) nhằm phục vụ vận chuyển hành khách, còn đường sắt hiện hữu sẽ cải tạo nâng cấp để vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách ở những chặn ngắn.
Theo nghiên cứu của tư vấn, hành lang Bắc – Nam có vai trò quan trọng, như trục xương sống nâng đỡ và tạo nền tảng cho sự phát triển của cả nước.
Theo tính toán, đến năm 2030 sẽ có 89 triệu hành khách và 104 triệu tấn hàng hóa trên mặt cắt ngang lớn nhất thuộc hành lang Bắc – Nam.
Nếu chỉ đầu tư các phương thức vận tải (đường bộ, hàng không, đường biển) theo quy hoạch và nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại (kể cả nâng cấp lên đường đôi, khổ 1435, điện khí hóa) cũng không đáp ứng đủ nhu cầu: “Với vai trò và ý nghĩa tầm quan trọng của hành lang Bắc – Nam cho thấy tới năm 2030 cần có một phương thức vận tải mới với độ an toàn tin cậy cao, sức chuyên chở lớn, tốc độ nhanh… để đáp ứng nhu cầu nói trên.
Đồng thời đem lại sự cân đối phát triển của các loại hình giao thông trên trục Bắc – Nam..”, đơn vị tư vấn thông tin.
Dẫn chứng thêm về các quốc gia Nhận Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, tư vấn cho rằng sớm muộn gì Việt Nam cũng không thể đặt mình ra ngoài xu thế đó.
Nhưng có thể là nguồn lực đầu tư không cho phép trong một lúc Việt Nam đạt tới ngay tiêu chí đó: “Nếu chọn khác khi cần thay đổi sẽ tốn kém, lãng phí, mà trên thực tế, ở một nơi chật chội như dải đất miền Trung, Việt Nam không còn cơ hội phá đường sắt đi để làm lại một lần khác nữa…”, tư vấn cảnh báo.
Về lo lắng về việc thu hồi vốn của dự án, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, lý giải, dự án này phải tính bằng hiệu quả kinh tế mà dự án mang lại cho xã hội, chứ không phải hiệu quả kinh tế từ dự án: “Những dự án này khó thu hồi vốn, cái này chúng tôi sẽ chứng minh ở kỳ sau.
Tất nhiên, đối với nhà đầu tư họ sẽ tính hiệu quả, nhưng cái này chúng ta phải bóc tách ra”, ông Đông giải thích và khẳng định về hạ tầng Nhà nước phải đầu tư, còn lại sẽ hướng đến tư nhân.
Trong báo cáo dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam lần này so với lần trình Quốc hội trước đây, vị Thứ trưởng khẳng định có nhiều điều chỉnh. Trong đó, báo cáo đã cập nhật dự báo thị phần vận tải, định hướng công nghệ.
Đặc biệt là vấn đề huy động nguồn vốn, trong đó sẽ bóc tách phần nào tư nhân đầu tư và phần nào Nhà nước phải tham gia: “Ngoài ra, sẽ tính toán tác động nợ công, thứ tự ưu tiên như thế nào, hiệu quả kinh tế, tài chính, lộ trình…”, ông Đông nhấn mạnh.
Theo tư vấn, nếu đạt vận tốc 320 km/h (tốc độ thiết kế là 350 km/h) thì từ Hà Nội – Vinh mất 1 giờ 20 phút. Từ TP Hồ Chí Minh – Nha Trang mất 35 phút.
Từ Hà Nội – TP Hồ Chí Minh mất 5 giờ 17 phút. Dự án có chiều dài 1.545km kéo dài từ Hà Nội – TP Hồ Chí Minh, gồm 23 nhà ga, đi qua 20 tỉnh thành phố, với tổng mức đầu tư khoảng 58,710 tỉ USD (tương đương hơn 1,3 triệu tỉ đồng).
Dự kiến điểm đầu là ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và điểm cuối là ga Thủ Thiêm (phường Phú An, quận 2, TP.HCM).
Theo Hong.vn
Đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam rất cần thiết
Việc Chính phủ trình Quốc hội chủ trương đầu tư một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam nhánh phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Chủ trương này nhận được nhiều ý kiến ủng hộ nhưng cũng có không ít sự phản biện, đặc biệt trong bối cảnh toàn bộ tuyến Quốc lộ 1 vừa được nâng cấp mở rộng.
Vai trò quan trọng với phát triển kinh tế
Trao đổi với phóng viên Báo NTNT, về đề xuất xây dựng một số đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam nhánh phía Đông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết: Chính phủ đã giao Bộ GTVT nghiên cứu từ 2015- 2020 nghiên cứu, làm thủ tục, trình dự án và hoàn thành thủ tục đầu tư dự án cao tốc đường sắt sau năm 2020. Tuy nhiên nếu làm đường sắt cao tốc cần đầu tư tới 55 tỷ USD, còn nếu làm đường sắt tốc độ cao (160km/giờ) cũng cần 35 - 40 tỷ USD. Do vậy, nếu chọn đường sắt để đầu tư trong giai đoạn này sẽ rất khó khăn về nguồn vốn.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, một đoạn thuộc quy hoạch đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Ảnh: K.B
Theo Tờ trình của Chính phủ, giai đoạn 2017 - 2020 đầu tư khoảng 654km, chia thành 11 dự án thành phần đi qua 13 tỉnh, thành: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long.
Bên cạnh đó, nếu xây dựng đường sắt cao tốc, tất cả thiết bị đều phải nhập 100%, kể cả kỹ thuật, điều hành sau này.
Vì vậy, để đáp ứng được vận tải Bắc - Nam, phát triển các khu kinh tế trọng điểm ven biển và kết nối các loại hình vận tải, quan điểm của Bộ GTVT là tập trung đầu tư hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam, trong đó tập trung trước vào tuyến phía Đông, gồm hơn 1.300km. "Trên tuyến này, chúng ta đã đầu tư đoạn Hà Nội - Ninh Bình, La Sơn - Tuý Loan, Quảng Nam - Quảng Ngãi với khoảng 470km, còn lại toàn tuyến là hơn 1.300km. Vì vậy Bộ đề xuất xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam tuyến phía Đông để bảo đảm phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn giao thông" - ông Nhật nói.
Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã báo cáo Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Theo đó, giai đoạn từ năm 2017-2020, Chính phủ kiến nghị đầu tư và đưa vào khai thác các đoạn: Cao Bồ (Nam Định) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế), Nha Trang (Khánh Hòa) - Dầu Giây (Đồng Nai) và cầu Mỹ Thuận 2, với tổng chiều dài 654km, tổng mức đầu tư khoảng 118.716 tỷ đồng.
Ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (cơ quan thẩm tra tờ trình của Chính phủ) cho rằng, đường cao tốc Bắc - Nam có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của đất nước, kết nối trung tâm chính trị Hà Nội và trung tâm kinh tế TP.HCM, đi qua 32 tỉnh, thành phố và các vùng kinh tế - xã hội của cả nước. Đặc biệt, dự án này cũng kết nối 4 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đáp ứng nhu cầu đến năm 2040
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Xuân Nghĩa -Uỷ viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đánh giá: Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam rất cần thiết vì Quốc lộ 1 vừa là đường dân sinh vừa là quốc lộ, khiến nhiều người lo ngại về mất an toàn, tốc độ lưu thông còn thấp... Không những vậy, nhu cầu liên kết với ASEAN, Trung Quốc...khiến việc xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam là con đường duy nhất kết nối với toàn khu vực.
Ông Phạm Hữu Sơn - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) cho biết: "Việc triển khai đầu tư dự án đường cao tốc Bắc - Nam nhánh phía Đông dựa trên kết quả dự báo khoa học, khách quan về nhu cầu vận tải để lựa chọn các đoạn ưu tiên đầu tư và lựa chọn quy mô đầu tư phù hợp. Theo tính toán, quy mô phân kỳ đầu tư có thể đáp ứng nhu cầu vận tải đến khoảng năm 2040".
Theo Danviet
Bộ GTVT lên tiếng về quy hoạch xây nhà 70 tầng ở ga Hà Nội Ga Hà Nội còn được xác định là ga của tuyến đường sắt tốc độ cao, vì vậy Bộ GTVT đề nghị bổ sung dự báo lưu lượng hành khách của tuyến đường sắt tốc độ cao phân bổ cho khu vực quy hoạch. Đề xuất xây cao ốc 70 tầng tại khu vực ga Hà Nội. Ảnh: Hồng Vĩnh. Bộ GTVT vừa...