Xây lắp Điện I (PC1) dự kiến thành lập pháp nhân mới triển khai dự án Thủy điện Bảo Lạc A
Công ty cổ phần Xây lắp Điện I (Mã chứng khoán: PC1 – sàn HOSE) thông qua nghị quyết thành lập công ty dự án thực hiện đầu tư dự án thủy điện Bảo Lạc A.
Theo đó, doanh nghiệp dự kiến thành lập Công ty cổ phần Thủy điện Sông Gâm với vốn điều lệ 30 tỷ đồng. Trong đó, PC1 sở hữu tối thiểu 51% vốn điều lệ, phần còn lại chào bán cho các đối tác bên ngoài, thời gian dự kiến là tháng 10/2020.
Doanh nghiệp ủy quyền cho Chủ tịch HĐQT quyết định thời điểm thành lập công ty dự án, tổ chức chào bán và việc góp vốn.
Trước đó, doanh nghiệp dự kiến trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu tỷ lệ 20%, tương ứng với gần 31,9 triệu cổ phiếu sẽ được phát hành, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 20 cổ phiếu mới. Thời gian phát hành dự kiến không muộn hơn quý IV/2020, nguồn vốn dùng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Doanh nghiệp hiện chưa công bố báo cáo tài chính quý III. Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, PC1 ghi nhận doanh thu là 2.540,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 217,1 tỷ đồng, lần lượt giảm 15,9% và 7,7% so với 6 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm doanh nghiệp đã hoàn thành được 46,3% kế hoạch lợi nhuận năm 2020.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, biên lợi nhuận gộp tăng từ 8,7% lên 19,6% và biên lợi nhuận ròng tăng từ 7,8% lên 8,5%.
Video đang HOT
Doanh nghiệp cho biết, mặc dù doanh thu giảm, nhưng do cơ cấu doanh thu thay đổi so với cùng kỳ năm trước, doanh thu lĩnh vực bất động sản và sản xuất công nghiệp đều tăng nên lợi nhuận gộp 6 tháng toàn công ty tăng.
Chi phí lãi vay tăng chủ yếu do Nhà máy Thủy điện Mông Ân đã đi vào vận hành từ tháng 1/2020, dự án bất động sản PCC1 Thanh Xuân hoàn thành bàn giao căn hộ cho khách hàng nên chi phí lãi vay đã không còn được vốn hóa vào chi phí dự án. Ngoài ra, chi phí bán hàng tăng do doanh nghiệp thực hiện bán dự án bất động sản PCC1 Thanh Xuân.
Trong năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu là 7.001 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 469 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 20% và 25% so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, doanh nghiệp còn dự kiến tỷ lệ cổ tức là 15%.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/10, cổ phiếu PC1 tăng 50 đồng lên 22.600 đồng/cổ phiếu.
CII lún sâu trong "vòng xoáy" trái phiếu
Nhu cầu vốn lớn bởi có nhiều đại dự án, CII chưa có giải pháp gì mới ngoài cuộc chơi trái phiếu ngày càng rắc rối, khi dòng tiền kinh doanh âm nặng, còn khối nợ ngày một phình to.
Loay hoay với trái phiếu
Công ty cổ phần Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã CII, sàn HoSE) đang có kế hoạch tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để lấy ý kiến điều chỉnh phương án phát hành trái phiếu.
Công ty chưa xác định cụ thể thời gian và địa điểm họp, nhưng ngày chốt danh sách cổ đông đã được dự kiến là ngày 22/9. Công ty tổ chức họp cổ đông chỉ với nội dung là "xoay" phương án phát hành trái phiếu, từ phát hành trái phiếu riêng lẻ kèm chứng quyền trước đây sang phát hành ra công chúng.
Về góc độ vốn, giá trị phát hành vẫn là 1.600 tỷ đồng, nhưng việc phát hành từ riêng lẻ ra phát hành ra công chúng có một số tính chất khác nhau. Theo đó, phát hành riêng lẻ giới hạn trong phạm vi một số nhà đầu tư nhất định, thường đã có sự hiểu biết về Công ty. Còn phát hành ra công chúng là một đợt phát hành quy mô rộng, thể hiện ở số lượng nhà đầu tư đông đảo, nhắm tới cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ, có thể chưa thực sự hiểu sâu về doanh nghiệp.
Việc CII sắp thay đổi phương án cho đợt phát hành 1.600 tỷ đồng diễn ra trong bối cảnh các đợt phát hành trái phiếu của doanh nghiệp liên tiếp gối đầu nhau. Mới đây, công ty này vừa hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ 550 tỷ đồng trái phiếu. Đây là loại trái phiếu 3 năm, lãi thanh toán 6 tháng 1 lần. Toàn bộ số trái phiếu này được phát hành cho 1 trái chủ duy nhất là Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM. Theo đó, đợt phát hành này về bản chất là quan hệ cho vay của ngân hàng với doanh nghiệp.
Trước đó chưa lâu, cuối tháng 7/2020, CII cũng đã hoàn thành một đợt phát hành trái phiếu quy mô 800 tỷ đồng.
Rủi ro gia tăng
Về kinh doanh, CII vẫn giữ được đà tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận so với năm trước. Cụ thể, doanh thu thuần 6 tháng năm 2020 đạt 1.127,9 tỷ đồng, tăng khoảng 8,7% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 379,3 tỷ đồng, tăng 41,6%. Trong nội dung giải trình về vấn đề này, ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty nêu 2 lý do gia tăng lợi nhuận là lợi nhuận gộp tăng do giá vốn hàng bán giảm và Công ty có tăng lợi nhuận từ lãi chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính.
Với đợt phát hành 1.600 tỷ đồng theo kế hoạch, tổng giá trị trái phiếu CII đã và sẽ phát hành sau ngày 30/6 có thể lên tới gần 3.000 tỷ đồng.
Dù lợi nhuận tăng, nhưng hoạt động kinh doanh của CII cũng có "điểm gợn". Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh nửa đầu năm âm tới 903,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 395 tỷ đồng. Mức âm của dòng tiền trong 6 tháng năm 2020 theo đó có quy mô lớn gấp 2,4 lần giá trị lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này.
Trong bối cảnh dòng tiền âm, các giải pháp doanh nghiệp có thể nghĩ tới là thúc đẩy kinh doanh để thu tiền bán hàng, siết chặt thu nợ, trì hoãn thanh toán (chiếm dụng vốn) từ nhà cung cấp, phát hành cổ phiếu... Nếu các giải pháp này không thể thực thi, thì cách thông thường nhất là tìm đến nguồn vốn vay.
Trở lại câu chuyện về trái phiếu của CII, với 2 đợt phát hành trái phiếu tháng 7 (800 tỷ đồng) và tháng 8 (550 tỷ đồng) như trên, cộng thêm đợt phát hành 1.600 tỷ đồng theo kế hoạch thì tổng giá trị trái phiếu mà CII đã và sẽ phát hành sau ngày 30/6/2020 có thể lên tới gần 3.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, quy mô nợ của doanh nghiệp này tại ngày 30/6 đã ở mức khá lớn. Cụ thể, tại báo cáo tài chính bán niên 2020, CII đã có quy mô nợ phải trả khá lớn, với giá trị tại ngày 30/6/2020 là hơn 22.212 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu cùng thời điểm chỉ là 8.424,9 tỷ đồng. Riêng số vay và nợ thuê tài chính dài hạn của CII đã lớn hơn vốn chủ sở hữu, khi đạt giá trị 10.841,3 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn có tổng giá trị vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 4.543,5 tỷ đồng.
Nợ phải trả của Công ty theo đó đã tăng khoảng 8% so với đầu năm 2020, trong khi vốn chủ sở hữu lại giảm khoảng 2,8%. Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của CII đã tăng từ 2,37 lần hồi đầu năm lên mức 2,64 lần vào giữa năm 2020.
Nhìn lại lịch sử các năm trước, có thể thấy quy mô và tỷ lệ nợ của CII đang ở mức cao hơn nhiều so với trước đây. Giá trị nợ của Công ty tại thời điểm ngày 1/1/2019 chỉ là 14.558,3 tỷ đồng (bằng 65,5% so với giữa năm 2020) và tại thời điểm ngày 1/1/2018 chỉ là 13.078,3 tỷ đồng (bằng 58,9% so với cuối tháng 6/2020). Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu đầu năm 2019 cũng chỉ là 1,9 lần và tại thời điểm đầu năm 2018 là hơn 1,7 lần.
Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) chốt cổ tức 5.000 đồng CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (Mã chứng khoán NTC - UPCoM) thông báo chia cổ tức còn lại năm 2019 bằng tiền. Cụ thể, doanh nghiệp dự kiến sẽ chốt tỷ lệ cổ tức 50% cho cổ đông, ngày đăng ký cuối cùng là 31/7/2020, ngày thanh toán là 14/8/2020. Trước đó, vào cuối tháng 12/2019, NTC đã tạm ứng cổ...