Xây lắp Điện I (PC1) dự kiến phát hành cổ phiếu tỷ lệ 20% trả cổ tức năm 2019
Công ty cổ phần Xây lắp Điện I (Mã chứng khoán: PC1 – sàn HOSE) thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019.
Theo đó, doanh nghiệp dự kiến trả cổ tức năm 2019 tỷ lệ 20%, tương ứng với gần 31,9 triệu cổ phiếu sẽ được phát hành, cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 20 cổ phiếu mới.
Thời gian phát hành dự kiến không muộn hơn quý IV/2020, nguồn vốn dùng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 2.540,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 217,1 tỷ đồng, lần lượt giảm 15,9% và 7,7% so với 6 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm doanh nghiệp đã hoàn thành được 46,3% kế hoạch lợi nhuận năm 2020.
Video đang HOT
Trong 6 tháng đầu năm 2020, biên lợi nhuận gộp tăng từ 8,7% lên 19,6% và biên lợi nhuận ròng tăng từ 7,8% lên 8,5%.
Doanh nghiệp cho biết, mặc dù doanh thu giảm, nhưng do cơ cấu doanh thu thay đổi so với cùng kỳ năm trước, doanh thu lĩnh vực bất động sản và sản xuất công nghiệp đều tăng nên lợi nhuận gộp 6 tháng toàn công ty tăng.
Chi phí lãi vay tăng chủ yếu do Nhà máy Thủy điện Mông Ân đã đi vào vận hành từ tháng 1/2020, dự án bất động sản PCC1 Thanh Xuân hoàn thành bàn giao căn hộ cho khách hàng nên chi phí lãi vay đã không còn được vốn hóa vào chi phí dự án. Ngoài ra, chi phí bán hàng tăng do doanh nghiệp thực hiện bán dự án bất động sản PCC1 Thanh Xuân.
Trong năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu là 7.001 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 469 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 20% và 25% so với cùng kỳ năm 2019. Ngoài ra, doanh nghiệp còn dự kiến tỷ lệ cổ tức là 15%.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính dương 150,7 tỷ đồng, so với cùng kỳ âm 885,2 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền tài chính dương 881,7 tỷ đồng, chủ yếu là tiền đi vay và thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu.
Tính tới 30/06/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 12,4% lên 9.349,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tài sản cố định trị giá 3.079,5 tỷ đồng, chiếm 32,9% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn là 2.376,6 tỷ đồng, chiếm 25,4% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn là 1.263,4 tỷ đồng, chiếm 13,5% tổng tài sản; tồn kho là 1.137,1 tỷ đồng, chiếm 12,2% tổng tài sản; tài sản dài hạn khác là 467,9 tỷ đồng, chiếm 5% tổng tài sản.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/10, cổ phiếu PC1 đóng cửa giá tham chiếu 22.400 đồng/cổ phiếu.
VietinBank lấy ý kiến cổ đông để tăng vốn điều lệ từ chia cổ tức bằng cổ phiếu
Ngay sau khi Nghị định 121/2020/NĐ-CP được ban hành, VietinBank đã có cơ sở pháp lý để thực hiện các thủ tục tăng vốn điều lệ thông qua phương thức chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank - CTG) vừa thông báo về việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản đối với phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế và trích quỹ các năm 2017, 2018, 2019.
Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 5/11/2020. Ngày gửi phiếu lấy ý kiến cho cổ đông dự kiến 13/11/2019, tiếp nhận ý kiến đến hết ngày 23/11/2020.
Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018. Đây được coi là cơ sở pháp lý quan trọng để VietinBank thực hiện các thủ tục tăng vốn điều lệ thông qua phương thức chia cổ tức bằng cổ phiếu.
Cụ thể, Nghị định mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn Nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trường hợp được bổ sung là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng áp dụng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Việc sửa đổi Nghị định 91 đã tạo hành lang pháp lý để tăng vốn điều lệ, nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM Nhà nước, bảo đảm các tỷ lệ an toàn, đáp ứng mức đủ vốn theo chuẩn mực Basel II (theo phương pháp tiêu chuẩn), đồng thời có thêm dư địa phục vụ tăng trưởng.
Trong thời gian qua, khi chưa tăng được vốn điều lệ, VietinBank đã triển khai nhiều giải pháp khác nhằm cải thiện vốn từ nguồn lực nội tại. Trong đó, các biện pháp cải thiện tỷ lệ an toàn vốn như cơ cấu lại vốn tự có giữa vốn cấp 1 và vốn cấp 2, phát hành trái phiếu thứ cấp để tăng vốn cấp 2, điều chỉnh cơ cấu danh mục tài sản có rủi ro, kiểm soát hệ số rủi ro bình quân góp phần giảm bớt áp lực tăng vốn,...
HOSE nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Sở GDCK TP.HCM vừa có công văn thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu. Theo đó, với vốn điều lệ hơn 21.615 tỷ đồng, ACB sẽ đăng ký niêm yết hơn 2.161,5 cổ phiếu. Tổ chức tư vấn đăng ký niêm yết là Công ty TNHH Chứng khoán ACB. Ngày...