Xây dựng trục liên thông văn bản điện tử với doanh nghiệp
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các doanh nghiệp trực thuộc sẽ cùng nhau xây dựng trục liên thông văn bản điện tử.
Qua đó, tích hợp dữ liệu và số hóa các hoạt động quản lý điều hành của ủy ban với doanh nghiệp, theo đúng yêu cầu, chỉ đạo và định hướng của Chính phủ.
Ông Trần Công Hòa, Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Thông tin (Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp) cho biết, 19 doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban đã tham gia khảo sát về các vấn đề liên quan tới xây dựng trục liên thông văn bản điện tử của ủy ban.
Mỗi doanh nghiệp sử dụng nền tảng công nghệ khác nhau, nên rất cần thiết phải xây dựng trục tích hợp dữ liệu để đảm bảo sự đồng bộ nhằm chia sẻ thông tin, báo cáo phục vụ công việc. Các doanh nghiệp sẽ liên thông qua trục với Ủy ban để kết nối các bộ, ngành, địa phương thông qua trục liên thông văn bản quốc gia. Do đó, doanh nghiệp cần khẩn trương đầu tư nâng cấp, hoàn thiện phần mềm quản lý văn bản, đáp ứng yêu cầu chuẩn dữ liệu theo quy định.
Hội thảo số hóa quản lý điều hành và xây dựng trục liên thông văn bản điện tử theo mô hình Chính phủ điện tử của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
“Nếu xây dựng thành công mô hình Chính phủ điện tử, cả ủy ban và doanh nghiệp sẽ cùng đạt được mục tiêu nâng cao năng lực quản trị; đổi mới công nghệ, tiết kiệm và gia tăng lợi nhuận; kết nối chặt chẽ, từ đó nâng cao hiệu quả vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thế mạnh về công nghệ trong ủy ban cùng cần tích cực hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và triển khai với các doanh nghiệp khác”, ông Hòa nhấn mạnh.
Đại diện các doanh nghiệp trực thuộc, ông Tô Dũng Thái, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông ( VNPT) cho biết, VNPT đang triển khai hệ thống trục liên thông văn bản quốc gia cho Chính phủ.
Video đang HOT
Tới đây, VNPT sẽ cung cấp dịch vụ truyền nhận dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp với 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc với nhau và có thể kết nối vào trục liên thông văn bản quốc gia.
Theo Chính Phủ
Hiện thực hóa chính quyền điện tử
Sở KH&ĐT Hà Nội vừa khai trương mô hình 'Cơ quan điện tử hướng tới không giấy tờ'. Đây là đơn vị tiên phong triển khai ứng dụng này, đồng thời tạo ra bước tiến mới trong xây dựng mô hình chính quyền điện tử ở Hà Nội.
Hiệu quả rõ nét trong phục vụ người dân, doanh nghiệp
Hệ thống phần mềm được triển khai tại Sở KH&ĐT gồm 10 chức năng, trong đó có chức năng ký chữ ký điện tử của lãnh đạo và phát hành văn bản điện tử trên phần mềm. Theo Giám đốc Sở KH&ĐT Nguyễn Mạnh Quyền, việc triển khai mô hình này giúp việc xử lý công việc giữa các phòng, ban thuộc sở có sự liên thông chặt chẽ, nhanh chóng và thuận tiện.
Hồ sơ được theo dõi và thống kê xuyên suốt từ khâu tiếp nhận đến thụ lý, phát hành, trả kết quả và lưu trữ, giúp cho việc giải quyết hồ sơ công việc nhanh chóng, hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc triển khai phần mềm này còn giúp việc quản lý, đánh giá, xếp loại thi đua cán bộ, công chức, viên chức được chính xác, công khai, bởi kết quả xử lý công việc hàng ngày của các cán bộ, nhân viên đều được thực hiện trực tiếp và tự động trên phần mềm.
Cán bộ UBND huyện Sóc Sơn hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính qua hệ thống máy tính
Cùng với mô hình tại Sở KH&ĐT, trong năm 2019, nhiều mục tiêu để hiện thực hóa mô hình chính quyền điện tử, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ quan Nhà nước cũng đang được TP và các địa phương tích cực triển khai, đạt kết quả tích cực. Qua đó không chỉ giúp chính quyền chỉ đạo, điều hành tốt hơn mà còn mang lại hiệu quả rõ nét trong phục vụ người dân, DN.
Trong đó, cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, giảm thời gian, thành phần hồ sơ, đột phá lớn nhất trong cải cách hành chính của Hà Nội thời gian qua là quyết liệt ứng dụng CNTT vào giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).
Cùng với đó, đến nay, các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn của TP đã vận hành hệ thống một cửa điện tử dùng chung ba cấp. Qua đó, không chỉ cho thấy tính hiệu quả của hệ thống mà còn phản ánh thực tế người dân đã làm quen nhiều hơn với việc thực hiện các giao dịch hành chính thông qua môi trường mạng.
Như tỷ lệ đăng ký kinh doanh qua mạng đạt 100%; cấp phép đầu tư qua mạng đạt 73%; khai thuế qua mạng đạt 98,4%, nộp thuế điện tử đạt 94,6% (chiếm 20,2% cả nước). TP cũng thí điểm biên lai điện tử trong việc giải quyết các dịch vụ hành chính công...
Tăng điều hành qua mạng
Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào chỉ đạo, điều hành cũng mang lại những hiệu quả tích cực. TP đã thực hiện gửi giấy mời, tài liệu họp qua email của cơ quan và email công vụ của thủ trưởng cơ quan; kết nối hạ tầng phục vụ họp giao ban trực tuyến đến tận xã, phường, thị trấn. TP cũng tiến hành điện tử hóa các quy trình xử lý công việc để giải quyết TTHC trên phần mềm một cửa điện tử liên thông dùng chung.
Đang tiếp tục duy trì hệ thống quản lý văn bản kết nối, liên thông 3 cấp trong TP đảm bảo kết nối Trục liên thông văn bản điện tử quốc gia; ứng dụng gửi nhận văn bản điện tử có ký số, tiến tới xử lý công việc không giấy... Đồng thời, TP cũng đã giao các quận, huyện thực hiện đề án triển khai đồng bộ hệ thống camera, để phục vụ giám sát an ninh trật tự và giao thông trên địa bàn TP theo hướng quản lý, điều hành tập trung.
Trong lĩnh vực môi trường, Hà Nội cũng đã triển khai hệ thống quan trắc môi trường về chất lượng không khí, chất lượng nước, lượng mưa, bản đồ ngập úng... cung cấp thông tin cho người dân trên Cổng giao tiếp điện tử của TP.
Các lĩnh vực hiệp quản như bảo hiểm, ngân hàng, thuế, hải quan tiếp tục được TP chỉ đạo triển khai kết nối đồng bộ với các hệ thống thông tin chuyên ngành khác với các bộ, ban, ngành. Đặc biệt, Hà Nội đã hoàn thành triển khai số hóa dữ liệu hộ tịch tại quận Long Biên và sắp tới sẽ triển khai ra các quận, huyện khác...
Đáng chú ý, TP tập trung cho đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng hình thức đào tạo trực tuyến cho đội ngũ cán bộ, công chức... Thống kê cho thấy, TP đã tổ chức 647 lớp đào tạo, tập huấn trực tiếp cho 17.800 cán bộ, công chức, viên chức về Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT; tổ chức 12 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về thương mại điện tử cho UBND các quận, huyện, thị xã và gần 1.000 DN trên địa bàn.
Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phát triển chính quyền điện tử, hướng tới xây dựng TP Hà Nội thông minh bền vững, sau khi Sở KH&ĐT triển khai mô hình cơ quan điện tử, nếu đạt được các mục tiêu, TP sẽ chỉ đạo tiếp tục triển khai tại các sở, ngành của TP. Qua đó, để nâng cao hơn nữa sự minh bạch trong quá trình giải quyết hồ sơ; cải thiện hiệu quả công việc, đồng thời giảm chi phí hành chính của các cơ quan Nhà nước.
Tính đến 30/6/2019, TP đã có 1.272/1.796 TTHC triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 (đạt 72%), trong đó 1.074 DVCTT mức độ 3 và 198 DVCTT mức độ 4; 212.120/1.399.041 hồ sơ thực hiện giải quyết trực tuyến (đạt 15%) và tỷ lệ thực hiện giải quyết hồ sơ điện tử trên hệ thống đạt 100%. TP cũng phấn đấu từ nay đến cuối năm 2019, đạt 100% TTHC triển khai thực hiện DVCTT mức độ 3, 4.
Theo kinh tế đô thị
Ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám chữa bệnh Sáng 24-7, tại Đà Nẵng, Bộ Y tế tổ chức hội thảo tập huấn 'Đánh giá mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) tại các cơ sở khám chữa bệnh theo thông tư 54/2017/TT-BYT'. Toàn cảnh hội thảo tập huấn Đánh giá mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) tại các cơ sở khám chữa bệnh Từ ngày 1-3-2019,...