Xây dựng thương hiệu nông sản, gia vị Việt bằng sản phẩm chế biến
Nền kinh tế nông nghiệp luôn có thế mạnh về nông sản, gia vị. Đây là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người.
Đặc biệt, gia vị giữ vai trò quan trọng trong việc tạo sự khác biệt giữa các sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp và quốc gia. Đây là nhận định của các chuyên gia tại Tọa đàm “Dòng chảy thị trường gia vị” do Hội hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức ở TP Hồ Chí Minh, ngày 15/4.
Thu hoạch ớt Chánh Phong tại xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp). Ảnh minh họa: Nguyễn Văn Trí/TTXVN
Theo các chuyên gia, nhiều mặt hàng nông sản, gia vị Việt Nam đang rất cạnh tranh trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Điều này cho thấy, đa dạng sản phẩm nông sản, gia vị chế biến đã tiếp cận được thị trường và từng bước khẳng vị thế thương hiệu, mang đậm bản sắc dân tộc và văn hóa Việt trong tiêu dùng, ẩm thực.
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, hàng loạt sản phẩm nông sản, gia vị chế biến được tung ra thị trường và nhiều mặt hàng truyền thống được nâng cấp, cải tiến theo hướng sơ chế, chế biến sẵn. Đồng thời, từ chất lượng, tiêu chuẩn… cho đến bao bì, nhãn mác ngày càng đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng trong và ngoài nước.
Điển hình, có thể kể đến nông sản, gia vị chế biến đã đa dạng chủng loại, mẫu mã trên thị trường như muối thì không dừng lại ở muối ớt, muối tiêu mà có thêm nhiều sản phẩm mới như muối tiêu, muối ớt kết hợp nông sản như kim quất, mơ rừng… Hay có thể kể đến những sản phẩm sấy thành tinh bột, gồm: chanh, dừa, củ dền, cà pháo…
Đầu bếp Nguyễn Huỳnh Đăng Tuyên chia sẻ, ngoài yếu tố cân bằng khẩu vị cho người dùng, hương vị cho món ăn, thì gia vị còn giúp cân bằng dinh dưỡng và sức khỏe. Do đó, không chỉ người tiêu dùng, mà ngay cả đội ngũ đầu bếp và nấu ăn chuyên nghiệp cũng có nhu cầu sử dụng đa dạng gia vị chế biến hoặc bán thành phẩm để tăng tính mới lạ, độc đáo cho món ăn.
Ẩm thực cũng là văn hóa; trong đó, gia vị đóng vai trò làm nổi bật tài nguyên bản địa nên dự báo trong tương lai thị trường gia vị rất tiềm năng. Vì vậy, đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nông sản, gia vị chế biến cần không ngừng nỗ lực tìm hiểu văn hóa của các nước, cũng như văn hóa ẩm thực quốc tế để tăng thêm cơ hội trở thành nhà cung cấp cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
Với một số thị trường xuất khẩu nông sản, gia vị Việt như Nhật, Mỹ… bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ và Sản xuất Trí Việt Phát cho hay, có yêu cầu cao về dinh dưỡng trong sản phẩm hoặc đòi hỏi sản phẩm phải mang văn hóa bản địa địa phương. Cùng với những chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, thì đối với mặt hàng nông sản, gia vị chế biến còn phải đảm bảo tính “chuẩn vị” mới có thể tiếp cận khách hàng và duy trì đơn hàng bền vững.
Video đang HOT
Theo bà Nguyễn Thị Vân Anh, qua kinh nghiệm tiếp cận và trở thành nhà cung cấp của nhiều đối tác hoạt động trong ngành ẩm thực, nhà hàng, khách sạn… hay một số thị trường cho thấy, yêu cầu về chất lượng mặt hàng nông sản, gia vị chế biến không khác gì sản phẩm của nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác trong nhóm ngành lương thực, thực phẩm. Chính vì vậy, đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia thị trường nông sản, gia vị chế biến cần chuẩn hóa sản phẩm ngay từ đầu, đăng ký sở hữu trí tuệ, có chứng nhận chất lượng sản phẩm…
Chuẩn hóa mô hình sản xuất
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và độ mở sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam thì để cung ứng sản phẩm vào doanh nghiệp FDI hay chuỗi cung ứng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa quốc gia thì doanh nghiệp Việt phải thay đổi quản trị công ty, vận hành quy trình sản xuất… Doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng đội ngũ lao động, tích lũy nguồn lực, đầu tư công nghệ… theo tiêu chuẩn quốc tế mới có thể mở cửa chào đón khách hàng công nghiệp đến tham quan, khảo sát và tìm kiếm đơn hàng xuất nhập khẩu.
Đánh giá thị trường nông sản, gia vị chế biến rất tiềm năng đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, nhưng ông Ngô Đình Dũng, Giám đốc điều hành Công ty Giải pháp quản trị tổng thể (ISM) cho rằng, doanh nghiệp cần cởi mở tư duy, đổi mới sáng tạo sản phẩm để tăng sự phong phú cho ngành hàng này. Mặt khác, tất cả sản phẩm ra thị trường quốc tế thì trước hết phải có thương hiệu tại thị trường nội địa và chinh phục người tiêu dùng.
“Vấn đề quan trọng hiện nay, là doanh nghiệp có chiến lược nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng, khai thác được tiềm năng của thị trường nông sản, gia vị chế biến để có định hướng sản phẩm phù hợp với xu hướng tiêu dùng. Điển hình, khi nói đến nông sản, gia vị thì mọi người thường nghĩ về yếu tố tài nguyên bản địa, bí truyền… nhưng trong bối cảnh hiện nay có thể mở rộng đáp ứng tiêu chuẩn về dinh dưỡng, an toàn, tiện lợi…”, ông Ngô Đình Dũng cho biết thêm.
ADVERTISING
Để thương hiệu nông sản, gia vị chế biến định vị thương hiệu trên thị trường, thì gia công cũng là một trong những bước cần thiết mang lại điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt xây dựng năng lực sản xuất kinh doanh, hiểu biết thị trường, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng… Hơn thế nữa, những doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn lực chưa đủ sức triển khai nhiều chiến lược toàn diện cùng một lúc như sản xuất, tiếp thị, bán lẻ… thì có thể tham gia chuỗi cung ứng ở những mắt xích phù hợp và tận dụng được lợi thế của mình.
Nông sản, gia vị và ẩm thực Việt rất phong phú, nên sản phẩm đưa ra thị trường cần chú trọng đảm bảo tính nhận biết sản phẩm, nhận diện thương hiệu, hoặc tuỳ theo phân khúc thị trường mà chuẩn hóa quy trình sản xuất kinh doanh cơ bản cần được ưu tiên hàng đầu. Tiếp theo, doanh nghiệp có thể phát triển thêm một số dòng sản phẩm đặc thù, nâng cấp thương hiệu, hướng đến những phân khúc khách hàng cao cấp.
Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao khuyến khích, các đơn vị sản xuất kinh doanh nông sản, gia vị chế biến cần “bắt tay” để xây dựng thương hiệu và làm thị trường cho những ngành hàng này, cũng như phát triển sản phẩm nông nghiệp Việt.
Nếu không xây dựng được thương hiệu thì giá cả sản phẩm và năng lực cạnh tranh của nông sản, gia vị chế biện Việt nam sẽ yếu thế trên thị trường khu vực và toàn cầu. Đồng thời, con đường mang sản phẩm xuất khẩu ra thế giới khó rộng mở cho doanh nghiệp.
Từ thực tế trong hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương, một số doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh cũng chia sẻ kinh nghiệm, các đối tác, nhà nhập khẩu, người mua hàng… ưa chuộng phương thức trao đổi và chào hàng bằng tiêu chuẩn chất lượng trên cơ sở cung cấp quy trình, hình ảnh, thông tin… sản xuất kinh doanh sản phẩm. Do đó, những doanh nghiệp chuẩn bị và chủ động phương thức kết nối với chuẩn hóa thông tin bằng cơ sở dữ liệu, có nhiều cơ hội nhận được đơn hàng và khách hàng hơn là phương thức giao thương chỉ bằng ngôn ngữ.
Xây dựng thương hiệu hoa đào xứ Lạng đủ mạnh để vươn xa
Ngày 5/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án bảo tồn, phát triển giá trị cây đào và tổ chức Lễ hội hoa Đào xứ Lạng với sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện, các tổ chức, cá nhân cần tiếp tục bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của đề án; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sự vào cuộc của các cấp, các ngành nhất là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, nâng cao thương hiệu hoa đào xứ Lạng.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn cũng lưu ý cần điều chỉnh và định hướng quy mô, chủng loại, diện tích vùng trồng Đào cần bảo đảm phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Các bên liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ phát triển thị trường; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ về bảo tồn, phát huy giá trị hoa đào; tiếp tục phát triển thương hiệu hoa đào xứ Lạng; nghiên cứu, đổi mới về nội dung, hình thức tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch gắn với Lễ hội hoa Đào xứ Lạng, trong đó quan tâm huy động xã hội hóa; nghiên cứu sản phẩm lưu niệm, quà tặng từ cây đào.
Tổng diện tích trồng đào hiện nay của tỉnh Lạng Sơn ước đạt trên 560 ha (gấp 5,7 lần so với diện tích năm 2017 khi khảo sát xây dựng Đề án). Diện tích và số lượng cây đào tăng nhiều nhất tại các huyện Chi Lăng (tăng 107,7 ha), huyện Bắc Sơn (tăng 134 ha), thành phố Lạng Sơn (tăng 60,8 ha), Hữu Lũng (tăng 45 ha) và các huyện Cao Lộc, Văn Quan...
Việc tiếp cận và áp dụng khoa học công nghệ vào việc bảo tồn, trồng và chăm sóc cây đào, hoa đào đã được chú trọng, qua đó từng bước nâng cao nhận thức của cơ quan chuyên môn, các hợp tác xã, nhà vườn và người nông dân; đã có nhiều đề tài, đề án, nhiệm vụ được triển khai và nghiệm thu.
Từ năm 2018, Lễ hội hoa Đào xứ Lạng được tổ chức định kỳ hằng năm đã trở thành trở thành điểm nhấn tiêu biểu, một hoạt động văn hóa quan trọng mỗi dịp Tết đến Xuân về. Lễ hội được tổ chức với nội dung, quy mô phù hợp; có sự đổi mới tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội năm sau so với năm trước, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh, sự ủng hộ các tầng lớp nhân dân, các nhà vườn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Qua triển khai Dự án cho thấy việc bảo tồn và phát huy giá trị cây đào đã góp phần gắn kết chặt chẽ, tạo sự đồng bộ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa du lịch trong tỉnh. Việc xác lập nhãn hiệu tập thể hoa đào Lạng Sơn cũng đã góp phần tạo cơ sở pháp lý cho công tác bảo tồn, phát triển cây đào xứ Lạng, thúc đẩy thu hút xã hội hóa nâng cao hiệu quả, giá trị của cây đào.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên nhấn mạnh, tỉnh mới chỉ xây dựng được vùng trồng đào tập trung, chứ chưa nâng tầm trở thành sản phẩm hàng hóa. Tiến tới, Lạng Sơn phải xây dựng thương hiệu hoa đào xứ Lạng đủ mạnh để vươn xa, tăng thu nhập cho người trồng đào để phát triển kinh tế.
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Phúc Hà phát biểu tại Hội nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu ý kiến, chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay trong thực hiện Đề án như: Giải pháp phát triển, nhân rộng mô hình vườn đào thương phẩm; phối hợp xây dựng các tour, tuyến du lịch gắn với cây, hoa đào...
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn Vũ Văn Thịnh khẳng định, Lạng Sơn có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho sinh trưởng, phát triển cây đào. Tỉnh đang có nhiều giống đào bản địa đẹp và quý như: đào bích, đào phai, đào bạch, đào Mẫu Sơn, đào chuông...
Xác định cây hoa đào là cây trồng có giá trị văn hóa, du lịch và kinh tế gắn với đời sống người dân xứ Lạng, ngày 31/10/2018, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 2167/QĐ-UBND phê duyệt Đề án bảo tồn, phát triển giá trị cây đào và tổ chức Lễ hội hoa Đào xứ Lạng.
Từ đó đến nay, cứ mỗi độ Xuân về, Lễ hội hoa Đào xứ Lạng được tổ chức cùng với các hoạt động như Hội thi cây đào đẹp, vườn đào đẹp, đường hoa Xuân Xứ Lạng, Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ..., qua đó góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát triển các giống đào quý của Xứ Lạng.
Chị Hoàng Thị Diệu, đại diện Hợp tác xã Hoa Đào Bản Cao, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn chia sẻ: Hợp tác xã được thành lập tháng 9/2018 gồm 15 thành viên tham gia với diện tích trồng đào là 3,6 ha. Đầu năm 2019, Hợp tác xã mở rộng quy mô thêm 12 ha, năm 2020 trồng được 21 ha, năm 2022 trồng được 22 ha. Cây đào có giá trị kinh tế lớn, các hộ trồng đào trong hợp tác xã có thu nhập bình quân hàng trăm triệu đồng mỗi vụ đào Tết.
Nhận thức đây là cây thế mạnh để phát triển kinh tế hộ gia đình, nhóm hộ trồng đào được hình thành để trao đổi thông tin và giới thiệu khách hàng khi cần. Các thành viên được cập nhật về cách chăm sóc, cắt tỉa, tạo tán ... thông qua lớp tập huấn kỹ thuật. Được hỗ trợ vật tư chăm sóc 2 năm đầu đã tạo hứng khởi cho thành viên tham gia hợp tác xã và vận động các thành viên khác tham gia, liên kết bán sản phẩm đồng thời mở rộng diện tích trồng đào tạo thành vùng tập trung.
Các tập thể nhận giấy khen của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn vì có thành tích xuất sắc trong triển khai Đề án bảo tồn, phát triển giá trị cây Đào và tổ chức Lễ hội hoa Đào Xứ Lạng.
Tại hội nghị, 10 tập thể được trao Bằng khen của UBND tỉnh Lạng Sơn; 6 tập thể, 8 cá nhân được nhận giấy khen của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong triển khai Đề án bảo tồn, phát triển giá trị cây đào và tổ chức Lễ hội hoa Đào xứ Lạng.
Trung Quốc tăng tốc thu gom 95,6% một loại nông sản của Việt Nam để làm gì? Do nhu cầu tăng cao từ thị trường Trung Quốc, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam vẫn tăng dù các doanh nghiệp ngành sắn đang gặp khó trong vấn đề hoàn thuế VAT xuất khẩu sắn. Giá sắn tăng trở lại nhờ sức mua từ Trung Quốc Theo bản tin của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương),...