Xây dựng quy định pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân
Ngày 16/4, tại Hà Nội, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an chủ trì; phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo xây dựng chính sách pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao chủ trì Hội thảo.
Cùng dự có đồng chí Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI Dự Hội thảo có đại diện Đại sứ quán Mỹ, Anh, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Singapore, Pháp Đức, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam.
Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục an ninh mạng phát biểu tại Hội thảo.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận 2 nội dung chính “Chính sách, pháp luật, kinh nghiệm bảo vệ DLCN của một số quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước” và “Khuyến nghị xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ DLCN đối với Việt Nam”.
Hội thảo nhận được rất nhiều ý kiến trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm đa chiều về chính sách bảo vệ DLCN dưới nhiều góc nhìn khác nhau, từ hệ thống pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, các cơ quan quản lý nhà nước trong và ngoài nước, kinh nghiệm thực tế từ các doanh nghiệp và kinh nghiệm xây dựng chính sách, pháp luật đối với công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân của Việt Nam.
Nội dung các báo cáo tham luận rất đa dạng, phong phú và với nhiều ý kiến rất tâm huyết, thể hiện quá trình nghiên cứu nghiêm túc, chuyên sâu. Các tham luận tại Hội thảo đều khẳng định không chỉ Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới đều xác định vai trò của việc bảo vệ DLCN phải phù hợp từng điều kiện, hoàn cảnh của mỗi quốc gia, khu vực.
Video đang HOT
Ở Việt Nam, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong các lĩnh vực để phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Yêu cầu bảo vệ thông tin cá nhân cũng được đặt ra hết sức bức thiết trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới lợi ích của tổ chức, cá nhân.
Trong khi đó, hệ thống pháp luật về bảo vệ DLCN của Việt Nam vẫn còn chưa hoàn thiện, tồn tại một số sơ hở, bất cập; nhận thức về bảo vệ DLCN chưa tương xứng với tính nguy hiểm, hậu quả khi DLCN bị xâm phạm gây ra. Do đó, việc xây dựng quy định pháp luật về bảo vệ DLCN trong điều kiện hiện nay là vô cùng cần thiết.
Kết quả Hội thảo cho thấy sự quan tâm sâu sắc của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các chuyên gia với công tác bảo vệ DLCN và công tác xây dựng chính sách, pháp luật để bảo vệ dữ liệu cá nhân của Việt Nam.
Để không gian mạng luôn an toàn
Trước, trong thời điểm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, lợi dụng tốc độ truyền thông tin nhanh, diện tham chiếu rộng, phạm vi chia sẻ rộng rãi, khả năng tương tác cao của Internet và các trang mạng xã hội, các thế lực thù địch gia tăng hoạt động tuyên truyền, phá hoại tư tưởng, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ trên không gian mạng.
Cùng với các đơn vị nghiệp vụ, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đã căng mình làm nhiệm vụ..., giúp mỗi cá nhân "tỉnh táo" trong tiếp nhận thông tin; nâng cao "sức đề kháng", tăng khả năng "miễn dịch" với các thông tin xấu độc, xuyên tạc và bịa đặt..., cùng các lực lượng nghiệp vụ góp phần quan trọng đảm bảo an ninh an toàn Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Suất cơm được Phòng Chính trị hậu cần, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ chuẩn bị tươm tất cho các cán bộ trực chiến làm nhiệm vụ tại hiện trường, sau nhiều giờ chờ đợi đã nguội ngắt... Bên chiếc máy tính, cán bộ Phòng giám sát thông tin mạng và phòng, chống hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia (Phòng 3), Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, căng mình làm nhiệm vụ.
Bài 1: Căng mình trên không gian mạng
1. Vào những ngày Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII diễn ra, cường độ làm việc của cán bộ đơn vị càng trở nên căng thẳng. Cùng với việc nắm bắt hoạt động của các đối tượng, tổ chức phản động, chống đối trong và ngoài nước; âm mưu, hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc chống phá; kích động biểu tình, đơn vị còn thực hiện các chuyên án truy tìm, đấu tranh với số đối tượng hoạt động chống phá đại hội và phối hợp, hướng dẫn Công an địa phương trong công tác nắm tình hình, phát hiện âm mưu, phương thức, thủ đoạn, kế hoạch hoạt động chống phá đại hội của các đối tượng...
Đấu tranh chuyên án, truy tìm đối tượng trong đời thực đã khó, trên không gian mạng còn gian nan hơn nhiều. Bởi trên không gian mạng, đối tượng lợi dụng tính ẩn danh, nặc danh và tính không biên giới để thực hiện hành vi phạm tội... Việc phá án vì thế đòi hỏi phải nhanh chóng, quyết liệt, chớp thời cơ để hành động, bởi chỉ cần chậm chễ, các tài liệu, chứng cứ đều có thể bị xóa...
Cán bộ, chiến sỹ Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tác nghiệp bảo vệ an ninh, an toàn tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng và ngay từ khi diễn ra Đại hội Đảng các cấp, các thế lực thù địch, đối tượng phản động chống đối, trong đó có các tổ chức phản động lưu vong như "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"; "Việt Tân"..., gia tăng hoạt động chống phá, với phương thức và thủ đoạn hoạt động tinh vi hơn. Các đối tượng thiết lập và tạo nhiều loại hình tuyên truyền đưa thông tin, trong đó có cả những trang được thành lập công phu, đầu tư lớn; hệ thống chuyên trang để tập trung công kích, tấn công vào Đại hội Đảng như hệ thống trang thông tin "Đại hội 13", "Chim báo bão"...
Cùng với đó, các đối tượng tập trung sử dụng không gian mạng tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, có lúc có nơi được các đối tượng tạo ra những "làn sóng", "chiến dịch" chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ nội bộ. Ngoài các trang mạng, blog, kênh yotube, trang fanpage, tài khoản cá nhân còn là hội nhóm chống đối. Thời gian qua, các đối tượng thường đăng tải các bài viết, thông tin có nội dung xấu, độc; tập trung công kích, chỉ trích các nội dung, báo cáo chính trị, các văn kiện, nghị quyết trình Đại hội lần thứ XIII và việc lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với các văn kiện, nghị quyết.
Cùng với đó là xuyên tạc tình hình chính trị nội bộ, đưa ra những đồn đoán, thông tin thiếu kiểm chứng, bịa đặt về công tác nhân sự, nhất là các vị trí chủ chốt; bôi nhọ, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, xuyên tạc, bịa đặt thông tin về đời tư và kêu gọi toàn dân tẩy chay không đi bầu đại biểu Quốc hội, tái khởi động phong trào tự ứng cử Đại biểu Quốc hội; yêu cầu phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, kích động làn sóng từ bỏ chủ nghĩa cộng sản với các phương thức, thủ đoạn tinh vi.
2. Một số đối tượng còn sử dụng các thông tin liên quan đến công tác tổ chức, bố trí nhân sự; kết quả bầu cử Đại hội Đảng; việc sai phạm của cán bộ cấp cao để xử lý, tổng hợp lên các bài viết, video, bình luận xuyên tạc, bịa đặt, đồn đoán về tình hình nhân sự cao cấp Đại hội XIII, quy chụp là nội bộ lãnh đạo Đảng "chia rẽ bè phái, tranh giành quyền lực"..., khiến người đọc khó phân biệt được thông tin thật, giả dễ bị hướng tới thông tin giả, tiêu cực.
Cùng với đó là các tài liệu nhạy cảm, phản động; lợi dụng các sự kiện chính trị, vụ việc phức tạp, nhạy cảm, các vụ đại án tham nhũng, việc xử lý các đối tượng chống đối..., được phát tán để phá hoại nội bộ, công kích, hạ uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền, lực lượng vũ trang.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Phòng 3 đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn Đại hội Đảng XIII từ sớm. CBCS đã không quản ngại gian khổ, thậm chí đối mặt với hiểm nguy, làm việc ngoài giờ, không có ngày nghỉ... Quá trình đấu trí với đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia còn đòi hỏi CBCS phải có bản lĩnh chính trị vững vàng; việc xử lý đáp ứng các yêu cầu chính trị, pháp luật và nghiệp vụ..., từ đó có biện pháp xử lý thích hợp.
Đối tượng hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia đa dạng về thành phần, lứa tuổi và trình độ học vấn. Trong từng hoàn cảnh cụ thể, sự nhân văn, tình người của các cán bộ Phòng 3 đã giúp không ít đối tượng lầm đường lạc lối, bị lôi kéo, kích động nhìn rõ sự thật; không tin theo luận điệu tuyên truyền sai trái của các thế lực thù địch. Trong quá trình tiếp xúc với thực tế, có không ít câu chuyện cảm động của cán bộ Phòng 3.
Một trong số đó là trường hợp đối tượng bị mắc bệnh nặng, bị lôi kéo, kích động tham gia vào tổ chức phản động tại TP Hồ Chí Minh. Trong quá trình làm việc, các trinh sát Phòng 3 đã khéo léo tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, gia cảnh và nguyên nhân dẫn đến hành vi sai phạm của đối tượng. Từ việc phân tích, lý giải, anh này ông đã hiểu ra bản chất của các đối tượng phản động, quay đầu lại là bờ.
Trong khi các trinh sát Phòng 3 âm thầm làm nhiệm vụ thì các cán bộ thuộc Trung tâm 1 Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - đơn vị có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển giải pháp an ninh mạng, triển khai các kết quả nghiên cứu khoa học, đảm bảo vận hành ổn định hệ thống giám sát việc ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng Internet góp phần bảo vệ an ninh thông tin trước, trong và sau Đại hội Đảng.
Những ngày qua, các cán bộ của đơn vị đã rà soát, kiểm tra, đảm bảo an ninh, an toàn và hướng dẫn đơn vị địa phương hơn 100 hệ thống trang, cổng thông tin của lực lượng Công an, đặc biệt là bảo vệ an ninh an toàn thông suốt đối với cổng thông tin điện tử của Bộ Công an; phối hợp với đơn vị địa phương toàn quốc trong công tác triển khai công tác thu thập, phục hồi, phân tích dữ liệu điện tử phục vụ công tác xác minh, điều tra, đấu tranh chuyên án; bố trí tổ công tác cùng xe cơ động lắp đặt các thiết bị chuyên dụng phục hồi dữ liệu điện tử phục vụ công tác bảo vệ Đại hội Đảng tại Trung tâm hội nghị Quốc gia.
Trong thời gian này các đơn vị đồng loạt ra quân trấn áp tội phạm và bảo vệ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII nên đã có nhiều đề nghị phối hợp trong cùng thời điểm. Trước tình hình trên, nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu công tác, hoàn thành nhiệm vụ, đòi hỏi lãnh đạo chỉ huy của đơn vị phải bố trí, phân công lực lượng một cách khoa học, hợp lý, động viên và phát huy tính sáng tạo của CBCS nhằm khắc phục các khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao...
Cùng với việc chủ động nắm tình hình trên không gian mạng, các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao còn triển khai các kế hoạch bảo đảm an ninh hệ thống thông tin, trang, cổng thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tập đoàn kinh tế, tài chính trọng yếu... Chủ động phát hiện và phối hợp khắc phục các lỗ hổng bảo mật, virus, mã độc xâm nhập, chiếm đoạt thông tin bí mật Nhà nước, thông tin bộ qua môi trường mạng, ảnh hưởng đến lợi ích và an ninh quốc gia Việt Nam; quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.
Công an TP Cần Thơ: Thành lập Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Ngày 15-4, Công an TP Cần Thơ tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thành lập Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Công an TP Cần Thơ thành lập Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Việc thành lập Phòng...