Xây dựng “pháo đài” của Đảng ở biên giới
Nhiều năm qua, công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế – xã hội ở vùng biên giới đặc biệt khó khăn là vấn đề thách thức của nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Chủ trương đưa cán bộ, đảng viên BĐBP về tăng cường tại các xã biên giới để củng cố tổ chức đảng và chính quyền địa phương đã đem lại nhiều kết quả trong hoạt động thực tiễn.
Bài 1: “Đỏ mắt” tìm cán bộ có trách nhiệm
“Từ đầu năm 2020, theo yêu cầu của Tỉnh ủy Quảng Nam, Đảng ủy BĐBP tỉnh Quảng Nam đã điều động cán bộ, đảng viên BĐBP về tăng cường cho 14 xã biên giới, làm tốt công tác chuẩn bị văn kiện đại hội đảng bộ cấp xã nhiệm kỳ 2020-2025. Sau đại hội, đã có quyết định chuẩn y chức danh Phó Bí thư Đảng ủy xã, lực lượng này sẽ cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền tạo bước đột phá mới trong công tác lãnh đạo ở cơ sở vùng biên giới”.
Đồng chí Nguyễn Xanh, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy xã La Êê, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam nghiên cứu giống lúa mới ở xã La Êê. Ảnh: Hải Luận
Đó là chia sẻ của đồng chí Phan Việt Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam. Đồng chí Phan Việt Cường nói tiếp: “Vấn đề đặt ra hiện nay ở các xã biên giới tỉnh Quảng Nam là phải tìm giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình, chọn cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, gắn với nhà máy chế biến sắp tới sẽ được xây dựng. Phải chọn việc để có bước đột phá mạnh mẽ ở những vùng dân cư nằm trên đỉnh Trường Sơn, sát biên giới Việt – Lào”.
Chọn 3 vấn đề trọng tâm
Theo Thượng tá Hoàng Văn Mẫn, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP Quảng Nam, 14 cán bộ, đảng viên BĐBP tăng cường cho các xã biên giới đợt này đều đã tốt nghiệp đại học, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp đến cao cấp, nhiều cán bộ đã qua Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, chỉ huy đồn Biên phòng.
Video đang HOT
Ngược dòng thời gian để tìm hiểu câu chuyện và chủ trương tại sao phải điều động cán bộ, đảng viên BĐBP về tăng cường ở xã biên giới, ông Đoàn Thanh Thuận, nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nhớ lại: “Năm 2003, chia tách từ huyện Hiên ra thành 2 huyện Đông Giang và Tây Giang. Lúc đó, huyện Tây Giang chỉ có 60 cán bộ (trừ lĩnh vực giáo dục và y tế) với trình độ còn nhiều hạn chế. Trình độ cán bộ cấp xã, đặc biệt các xã biên giới rất thấp, ảnh hưởng đến công tác điều hành ở cơ sở”.
Ông Hồ Văn Úm là người có thâm niên 25 năm làm Bí thư Đảng ủy xã biên giới A Xan, huyện Tây Giang (đã nghỉ hưu) chia sẻ: “Mỗi lần từ xã đi họp ở huyện Hiên phải đi bộ hết 7 ngày, họp xong quay về hết 7 ngày nữa. Sau khi thành lập huyện Tây Giang, thời gian đi bộ họp huyện ngắn hơn, cả đi và về còn 10 ngày. Có khi, mới đi họp về tới nhà, phải quay trở ra huyện họp nội dung khác. Trung bình có khoảng 15 ngày trong một tháng đi bộ ròng rã trên đường để đi họp. Có thời điểm, tại văn phòng UBND xã, ai thích thì tới làm việc, không thì đi làm rẫy, tôi và Chủ tịch UBND xã phải mang con dấu về nhà cất giữ”.
Từ thực trạng đó, Đảng ủy BĐBP và Tỉnh ủy Quảng Nam thống nhất cử cán bộ Biên phòng xuống tăng cường cho các xã biên giới. Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhớ lại: “Anh em Biên phòng đều “lạ nước, lạ cái” với công tác điều hành ở địa phương. Tôi chỉ nêu ra 3 đầu việc lớn để tập trung làm tốt: Củng cố an ninh quốc phòng và xây dựng thế trận an ninh nhân dân; tham gia phát triển kinh tế – xã hội; tham gia phát triển Đảng. Nếu làm tốt 3 việc này sẽ góp phần xây dựng “pháo đài” của Đảng ở biên giới. Vì vậy, cần phải chọn cán bộ chịu khó, có trách nhiệm, nhiệt huyết mới chịu nổi áp lực công việc đầy khó khăn”.
Lớp cán bộ đặt nền móng
Từ ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam, BĐBP tỉnh tiến hành lựa chọn cán bộ tăng cường xã. “Tôi có anh bạn cùng nhập ngũ đang làm đồn trưởng đồn Biên phòng tuyến biển, xuống động viên anh tăng cường cho xã biên giới ở vùng cao. Anh chia sẻ: Làm việc ở xã rất khó, có nhiều vấn đề cần giải quyết, tôi không đủ khả năng làm được. Nếu điều chuyển tôi lên công tác ở xã biên giới vùng cao, có thể tôi sẽ gián tiếp giúp cho xã. Sau đó, đơn vị đã điều chuyển anh ấy lên biên giới làm đồn trưởng để cùng cán bộ đồn giúp đỡ địa phương” – Đại tá Nguyễn Văn Đức, nguyên Chính uỷ BĐBP Quảng Nam kể lại.
Người dân xã biên giới A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thu hoạch lúa. Ảnh: Hải Luận
Đại tá Nguyễn Văn Đức cho biết thêm: “Thời điểm đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, phụ trách BĐBP tỉnh, đồng chí cũng thúc giục nhanh chóng điều cán bộ tăng cường cho các xã biên giới. Về sau, Ban Thường vụ Đảng ủy BĐBP Quảng Nam chọn ra 4 cán bộ tăng cường cho các xã biên giới gồm: Trần Công Long, Nguyễn Ánh, Nguyễn Xanh và Đoàn Minh Vương.
“Anh Vương lúc đó đang làm cán bộ quân nhu, tôi gọi lên phòng thông báo sẽ điều động anh tăng cường cho xã biên giới. Lúc đầu, anh Vương e ngại, tôi động viên và phân tích cụ thể về việc tại sao Bộ Chỉ huy chọn cán bộ quân nhu đi làm phó bí thư đảng ủy xã. Sau đó, anh vui vẻ và an tâm thực hiện nhận nhiệm vụ” – Đại tá Nguyễn Văn Đức tâm sự.
Sau khi đã bàn bạc và thống nhất với Huyện ủy Tây Giang và Huyện ủy Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, Đại tá Nguyễn Văn Đức đã trực tiếp bàn giao các cán bộ tăng cường cho 2 địa phương.
Thoại Sơn xây dựng chi, đảng bộ trong sạch, vững mạnh
Những năm qua, bên cạnh việc thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế, công tác xây dựng Đảng được huyện Thoại Sơn (An Giang) quan tâm thực hiện tốt, thông qua việc triển khai, thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết về công tác xây dựng Đảng.
Qua đó, nhiều tổ chức cơ sở Đảng giữ vững và phát huy vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở; đội ngũ cán bộ từng bước được kiện toàn, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt để lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2015-2020, Ban Thường vụ Huyện ủy Thoại Sơn đã chủ động triển khai thực hiện toàn diện các mặt công tác, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên. Trong đó, công tác quy hoạch cán bộ được xem là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay, xác định cơ cấu đội ngũ cán bộ của cả hệ thống chính trị, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ ở cấp huyện và cơ sở, xây dựng các kế hoạch và triển khai quán triệt thực hiện tốt các chủ trương, chỉ thị về công tác tổ chức Đảng và đảng viên.
Toàn huyện hiện có 61 chi, đảng bộ cơ sở (17 Đảng bộ xã, thị trấn; 4 Đảng bộ ngành, 38 Chi bộ ngành huyện và 2 Chi bộ doanh nghiệp). Việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên được cấp ủy chú trọng, có sự đổi mới mang tính xây dựng. Thoại Sơn có 61 chi, đảng bộ cơ sở, với 4.340 đảng viên. Qua đánh giá, xếp loại, năm 2019 có 14 tổ chức cơ sở Đảng, 40 chi, đảng bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở và 606 đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế - xã hội huyện Thoại Sơn không ngừng phát triển
Năm 2019, Đảng bộ huyện Thoại Sơn tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các cấp, ngành chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trước hết cần xác định rõ trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Trong đó, chú trọng xác định rõ trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu về phương thức lãnh đạo, điều hành.
Nhờ thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị đã đánh giá được một số mặt mạnh, tạo được sức lan tỏa sâu rộng trong nhân dân. Nhiều cấp ủy Đảng khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện, đăng ký mô hình làm theo, hướng dẫn viết cam kết tu dưỡng đạo đức lối sống; từ đó xuất hiện cách làm sáng tạo ở cơ sở; đồng thời chỉ ra những hạn chế để tập trung khắc phục.
Điển hình như: Hội Nông dân huyện vận động quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình chuyển đổi đất vườn tạp sang trồng cây ăn trái, tổ hợp tác trồng rau; Hội Cựu chiến binh tham gia phong trào phòng, chống tội phạm giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", mô hình góp vốn xoay vòng, giúp nhau phát triển kinh tế. Hội Liên hiệp Phụ nữ vận động hỗ trợ vốn cho hội viên phụ nữ nghèo, tuyên truyền phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em...
Công tác dân vận của các cấp chính quyền, lực lượng vũ trang tiếp tục được quan tâm hoạt động tích cực. Xác định rõ trách nhiệm của chính quyền các cấp, ngành trong thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước. Phối hợp tổ chức thực hiện tốt "Năm dân vận chính quyền" 2019.
Tập trung lãnh đạo, điều hành đạt kết quả các chương trình trọng điểm của huyện về phát triển kinh tế-xã hội; nổi bật là việc xây dựng huyện nông thôn mới, đô thị văn minh, tổ chức vận động quỹ "Vì người nghèo" và an sinh xã hội giai đoạn 2019-2020. Quan tâm xây dựng và phát huy tốt vai trò của các lực lượng cốt cán, cá nhân điển hình, người có uy tín trong chức sắc, tín đồ các tôn giáo. Các lực lượng vũ trang đã tích cực phối hợp tuyên truyền trong nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...
Bí thư Huyện ủy Thoại Sơn Nguyễn Thành Đô nhấn mạnh: "Để tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng chi, đảng bộ trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở và cán bộ, đảng viên chủ chốt tiếp tục quan tâm đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng và chăm lo xây dựng tổ chức Đảng, đảng viên vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nhất là cần thực hiện đồng bộ các nội dung Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII).
Các chi, đảng bộ địa phương cần làm tốt công tác nhân sự, kiện toàn báo cáo Đại hội Đảng bộ xã, thị trấn; phát động các phong trào thi đua, xây dựng các công trình, phần việc chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát trong Đảng và nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chi, đảng bộ; thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ...".
PHƯƠNG LAN
Theo AGO
Quyết tâm xây dựng lực lượng vũ trang địa phương tỉnh vững mạnh toàn diện "Mẫu mực, tiêu biểu" Ngày 22 và 23-7, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân sự tỉnh An Giang lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 được diễn ra trang trọng, đây là sự kiện chính trị quan trọng sau 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng vũ trang (LLVT) địa phương tỉnh dưới sự lãnh đạo của Đảng; thể hiện quyết tâm...