Xây dựng NTM ở Quảng Nam: Phước Ninh bật lên từ các mô hình
Mục đích cuối cùng của việc xây dựng nông thôn mới (NTM) là nâng cao đời sống người dân ở nông thôn. Để hiện thực hóa mục tiêu này, thời gian qua, xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam đã triển khai, xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp và bước đầu đã mang lại hiệu quả…
Nhiều mô hình hiệu quả
Trao đổi với phóng viên Báo NTNN, ông Phạm Công Thạnh – Chủ tịch UBND xã Phước Ninh cho biết, từ khi triển xây dựng NTM, Phước Ninh đã tập trung chỉ đạo, vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình, đề án làm ăn có hiệu quả như: Mô hình nuôi bò sinh sản, heo rừng, trồng rừng, trồng bưởi da xanh, trồng tiêu, trồng ngô, hay mô hình trang trại nuôi thủy sản nước ngọt: Ba ba, ếch, lươn… Nhờ đó mà thu nhập của người dân ngày càng được nâng lên.
Tại xã Phước Ninh đã hình thành nhiều mô hình kinh tế khá hiệu quả và cho thu nhập cao. Ảnh: Mô hình nuôi thỏ của hộ dân ở thôn Xuân Hòa 2. Ảnh: Đ.N
Mặc dù xã còn nhiều khó khăn, song đến nay Phước Ninh đã đạt 10/19 tiêu chí và mục tiêu đến cuối năm 2017 xã phấn đấu đạt 2 tiêu chí nữa. Hiện nay địa phương đã có những giải pháp và phân công cụ thể cho cán bộ phụ trách từng tiêu chí còn lại để thực hiện đồng bộ và đúng lộ trình.
Cho hiệu quả kinh tế cao phải kể đến mô hình trang trại nuôi thỏ của anh Phan Văn Cư ở thôn Xuân Hòa 2. Anh chia sẻ: “Khi mới lập trang trại, gia đình tôi còn rất nhiều khó khăn, cả về nguồn vốn lẫn kinh nghiệm, nhưng bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ, không quản ngại khó khăn, nhờ vậy mà đến nay trang trại thỏ của tôi đã có trên 700 con. Hiện nay, ngoài việc cung cấp giống, thức ăn, trang trại tôi còn nhận thu mua, bao tiêu sản phẩm cho bà con trên địa bàn. Hàng năm, với việc chăn nuôi thỏ như thế này, tôi lãi trên 150 triệu đồng/năm. Thời gian tới, tôi sẽ mở rộng trang trại, đồng thời nhân rộng mô hình này trên địa bàn xã…”.
Theo ông Thạnh, ở khắp các thôn của xã có nhiều mô hình cho kinh tế hiệu quả. Mô hình chăn nuôi bò của hộ ông Nguyễn Văn Hải và Võ Thị Ngọc Loan ở thôn Bình Yên, nuôi gần 30 con; mô hình trồng dừa trên 1ha của hộ ông Phạm Đình Thịt (thôn Dùi Chiêng 1), hay như mô hình trồng rừng, tiêu của hộ ông Nguyễn Thanh Bình (Dùi Chiêng 1), thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng/hộ…
Video đang HOT
Hạ tầng được đầu tư
Xác định người dân là chủ thể, nòng cốt trong xây dựng NTM, vì thế từ khi có chủ trương thực hiện xây dựng NTM, các cấp hội, đoàn thể xã Phước Ninh đã vào cuộc quyết liệt, vận động nhân dân đóng góp lớn cho xây dựng NTM.
Ông Phạm Công Thạnh cho biết thêm, địa phương đã huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nên giao thông, cơ sở vật chất, trường học, trạm y tế… được xây mới khang trang. Giai đoạn 2012 – 2016 Phước Ninh đã đầu tư xây dựng 6km đường trục xã, liên xã, bê tông hóa được 4km đường liên thôn, 12,9km đường ngõ, xóm và 2,5km đường trục chính nội đồng, 1,5km kênh mương nội đồng. Đến nay, 100% hộ dân được sử dụng điện an toàn… Hiện 5/5 thôn có nhà văn hóa và đều đạt thôn văn hóa. Xã đã được công nhận phổ cập xong giáo dục THCS, tiểu học, mầm non. Trong năm 2017 xã xây dựng mới Trường THCS Phước Ninh, dự kiến đưa vào sử dụng đầu năm học 2017-2018.
Phấn khởi trước sự đổi mới của quê hương mình, ông Tồ Viết Son – Trưởng thôn Dùi Chiêng 1, chia sẻ: “Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, người dân đã tình nguyện hiến đất, cây cối cho đến ngày công để xây dựng đường liên thôn, liên xóm. Tiêu biểu phải kể đến các hộ ông Hồ Văn Thọ, Lê Văn Mai hiến trên 500m2 đất và ngày công, 2 hộ này luôn đi đầu trong mọi phong trào của thôn, xóm. Với sự đóng góp tích cực của người dân, đường sá của thôn đã thông thoáng, sạch đẹp hơn trước”.
Theo Danviet
Tủa Chùa (Điện Biên): Vượt khó để bảo vệ, quản lý rừng hiệu quả
Diện tích tự nhiên rộng, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn; lực lượng kiểm lâm mỏng, trình độ dân trí của một số bà con còn thấp... nên công tác quản lý, bảo vệ rừng ở huyện Tủa Chùa (Điện Biên) còn nhiều gian nan, vất vả...
Khó khăn chồng chất khó khăn
Với 12 xã, thị trấn, Tủa Chùa có diện tích tự nhiên 68.374,8ha, trong đó diện tích rừng là 23.512,68ha; diện tích đất chưa có rừng là 34.330,97ha. Độ che phủ rừng đến hết năm 2016 của huyện là 34,4%.
Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ rừng ở xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa luôn được coi trọng. Ảnh:T.L
Kết quả tuy chưa lớn, song chúng tôi tin rằng với sự đồng thuận cao của cấp ủy, chính quyền và người dân, rừng ở Tủa Chùa sẽ ngày một phát triển". Ông Lò Văn Sân
Lởi tâm sự của ông Lò Văn Sân - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tủa Chùa đã lý giải nhiều vấn đề: Địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn; đường giao thông chưa phát triển, rất khó khăn cho việc đi lại để tuyên truyền vận động bà con giữ rừng...
Nơi đây, bà con dân tộc chủ yếu sống dựa vào nương rẫy, du canh du cư, tình trạng di dân tự do vẫn còn, hiện tượng phá rừng làm nương trái phép gây ảnh hưởng lớn đến tài nguyên rừng và môi trường sinh thái. Trong khi đó, lực lượng kiểm lâm còn thiếu tới gần 50% quân số hiện có; nguồn kinh phí phục vụ cho việc phòng chống, cháy rừng còn ít...
"Hạt chúng tôi phải được bổ sung thêm 13 kiểm lâm viên nữa mới đủ biên chế so với diện tích rừng ở Tủa Chùa. Nhưng dù còn khó khăn thì vẫn phải nỗ lực làm việc tốt hơn" - ông Sân bảo vậy.
Ông Sân cũng thật lòng cho biết: "Hiện, 4 xã phía nam (Mường Đun, Xá Nhè, Tủa Thàng, Huổi Só) còn khá nhiều cây nghiến bị lâm tặc đốn hạ từ năm 2007 - 2010 để lấy lu, mắt nghiến. Các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để khai thác, cất giấu, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép".
Nỗ lực bằng hành động cụ thể
Để khắc phục khó khăn cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn ở Tùa Chùa luôn tăng cường công tác tuyên truyền vận động để bà con hiểu và tham gia giữ rừng; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cơ sở; phối hợp với dân quân tự vệ; dựa vào già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ... để nâng cao hiệu quả bảo vệ vốn rừng.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Hạt Kiểm lâm huyện đã triển khai tuyên truyền, học tập phổ biến pháp luật trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) cho 5.590 lượt người tham gia; tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR với 1.830 hộ gia đình và các chủ rừng cũng như với UBND cấp xã; thành lập 253 tổ, đội PCCCR ở các thôn, bản có rừng với 1.893 thành viên thường xuyên tuần tra ở những khu vực trọng điểm.
Không chỉ tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ, xử lý vi phạm, Hạt Kiểm lâm đã phối hợp tốt với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Điện Biên, tiến hành chi trả tạm ứng tiền dịch vụ môi trường rừng đợt 2 năm 2016 cho 12 xã, thị trấn với tổng số tiền: 5.286 triệu đồng. "Tuy chỉ đạt mức chi trả hơn 200.000 đồng/ha/năm, nhưng số tiền ấy đã giúp người dân hiểu đúng hơn giá trị của rừng, có trách nhiệm hơn đối với rừng được giao khoán quản lý" - chị Giàng Thị Mảy- Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Sính Phình chia sẻ.
Nhờ sự đồng thuận ngày một cao của người dân, hiện tượng khai thác lâm sản bừa bãi ở Tủa Chùa đã giảm mạnh. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện không xảy ra vụ cháy rừng nào. Cũng trong 6 tháng đầu năm 2017, tại các xã Mường Báng, Xá Nhè, Sính Phình, Sín Chải... đã trồng được 182ha rừng với nhiều giống cây: Thông mã vĩ, keo, sa mộc, sơn tra...
Theo Danviet
Thuê tư vấn quốc tế xây dựng phương án mở rộng Tân Sơn Nhất Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc thuê Tư vấn chuyên ngành quốc tế nghiên cứu, rà soát Quy hoạch, xây dựng phương án mở rộng và lập điều chỉnh Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương và phương án lựa chọn nhà thầu trong trường...