Xây dựng niềm tin về thế hệ lãnh đạo, về sự đổi mới của đất nước
Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hải Dương, văn kiện của Đảng thực sự là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, thông qua rất nhiều cuộc thảo luận, hội thảo và lấy ý kiến nhân dân trước đó.
Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương dự phiên khai mạc Đại hội XIII của Đảng. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 26/1, bên lề Đại hội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Phan Nguyễn Như Khuê đã chia sẻ những cảm nhận, vấn đề mà ông tâm đắc sau khi nghe Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Văn kiện trình bày Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê cho rằng các báo cáo được trình tại Đại hội lần này đã nhìn lại chặng đường 35 năm đất nước thực hiện đổi mới và tổng kết nhiệm kỳ. Qua lấy ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước, Trung ương đã tiếp thu, đóng góp xây dựng văn kiện.
Trung ương đã đánh giá xác thực tình hình của đất nước. Đảng ta đã đưa ra một số quan điểm không chỉ tổng kết mà là sự phát triển cả về mặt lý luận. Về mặt xây dựng Đảng, văn kiện đề cập đến 3 yếu tố: Xây dựng Đảng về chính trị, xây dựng Đảng về tư tưởng, đặc biệt lần này, Trung ương đề cập đến xây dựng Đảng cả về đạo đức.
“Không chỉ là một chính Đảng xoay quanh chính trị, tư tưởng mà vấn đề đạo đức rất quan trọng. Đó là đạo đức với chính Đảng của mình, với nhân dân và đạo đức xã hội, với ngọn cờ lý tưởng mà mình đang theo đuổi, đang bảo vệ. Do vậy, riêng vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức cũng mang lại sự phát triển mới,” Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Phan Nguyễn Như Khuê nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các văn kiện trình Đại hội đã đề ra vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo , an ninh Tổ quốc, từ sớm, từ xa. Vấn đề phát triển đại đoàn kết dân tộc cũng được quan tâm và lần này đề cập đến đoàn kết trong đồng bào tôn giáo.
Đại biểu cho rằng Việt Nam phát triển kinh tế nhưng phải tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế qua con đường ngoại giao văn hóa để nâng tầm vị thế của đất nước. Phát triển kinh tế nhưng luôn chú ý bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ lợi ích dân tộc và bảo vệ chính Đảng của mình.
Qua tổng kết nhiệm kỳ, Trung ương nhận thấy kinh tế dân doanh phát triển, có những giai đoạn đột phá nhưng vững vàng hay chưa thì phải tiếp tục đúc kết. Ngoài ra, kinh tế nhà nước đã có lúc không giữ được vai trò dẫn dắt. Do vậy, việc sớm hoàn thiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực sự cấp thiết để chuyển kinh tế đất nước sang một giai đoạn mới – đó là thời kỳ hội nhập sâu, của kinh tế số, xã hội số và kinh tế chia sẻ. Điều này cũng thuận lợi trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và việc sớm hoàn thiện như vậy sẽ giúp cho nền kinh tế có bước phát triển mới.
Theo đại biểu, một điểm mới nữa là phát huy tư tưởng lấy dân làm gốc tức là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, lần này Trung ương phát triển tiếp về mặt tư duy, tức là dân giám sát, dân thụ hưởng và dân phản biện.
“Trong một văn kiện, tính Đảng, tính giai cấp, tính nhân dân được hòa quyện trên một nguyên lý hết sức khoa học của Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thì không lý gì chính Đảng dẫn dắt dân tộc không thể vượt qua được thách thức,” đại biểu chỉ rõ.
Video đang HOT
Đặc biệt, về vấn đề xây dựng quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, lần này Trung ương khẳng định phát triển và xây dựng thế trận lòng dân. Điều này chứng tỏ việc chăm lo cho dân, quyền lợi, hạnh phúc của nhân dân luôn thể hiện xuyên suốt và ngày càng đậm nét, qua đó xây dựng niềm tin trong nhân dân về một chính Đảng, về một thế hệ lãnh đạo, về sự đổi mới đất nước.
Liên quan đến việc bầu Ban chấp hành Trung ương khóa XIII, đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê tin tưởng, đội ngũ lãnh đạo mới sẽ đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong chặng đường mới.
Công tác nhân sự được thực hiện theo quy trình 5 bước chặt chẽ. Theo đại biểu, quy trình này thể hiện trách nhiệm của tổ chức Đảng về quản lý con người. Con người đó phải được đặt trong tổ chức và được sự giám sát, phải thể hiện năng lực, uy tín. Quy trình đó tạo ra những góc nhìn đa dạng và đầy đủ hơn, đánh giá con người, chọn lọc nhân tố tài năng, chọn lọc con người có đủ tâm, đủ tầm.
Lan tỏa tinh thần Đại hội đến các địa phương trên cả nước
Lan tỏa tinh thần Đại hội đến các địa phương và người dân trên cả nước để khơi dậy động lực, tiếp tục đổi mới, bứt phá đưa đất nước vào giai đoạn phát triển mới. Đó là cảm nhận, suy nghĩ của nhiều đại biểu sau phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào ngày 26/1 tại Hà Nội.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Bích, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương cho biết đây là lần thứ hai đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đánh dấu sự đổi mới của Đảng và đất nước, đồng thời xác định Đảng luôn định hướng lãnh đạo, đồng hành cùng dân tộc để đưa dân tộc Việt Nam lên một tầmcao mới.
“Tại phiên khai mạc, các đại biểu dự Đại hội đều nhận thấy, đây là một sự đổi mới, bứt phá để khơi dậy khát vọng đất nước cường thịnh của toàn dân tộc trong giai đoạn mới,” bà Nguyễn Ngọc Bích bày tỏ.
Tâm đắc với bài phát biểu và báo cáo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong ngày khai mạc Đại hội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Dương Nguyễn Ngọc Bích cho biết, báo cáo thể hiện sự công phu, kỹ lưỡng trong khâu chuẩn bị các văn kiện trình bày tại Đại hội.
Văn kiện của Đảng thực sự là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, thông qua rất nhiều cuộc thảo luận, hội thảo và lấy ý kiến nhân dân trước đó.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng thể hiện thông điệp về sự đổi mới mạnh mẽ, nhất là đổi mới về tư duy. Đặc biệt, trong đó có một ý rất đúng là phát huy được năng lực của mỗi người để khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Vì thế, trách nhiệm của mỗi đại biểu trong việc này là rất lớn. Tất cả các đại biểu sẽ phải nỗ lực để lan tỏa tinh thần Đại hội vào cuộc sống.
Các ngả đường rực rỡ sắc màu đỏ thắm của cờ và hoa. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam )
“Phiên khai mạc Đại hội Đảng lần thứ XIII đã lan tỏa được hiệu triệu của toàn Đảng tới tất cả cán bộ, đảng viên. Điều mà chúng tôi sẽ đưa về Đảng bộ địa phương, đó là tinh thần dân tộc, tinh thần Đảng. Đó là ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên thực sự phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, tiêu biểu trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; là sự lan tỏa tinh thần đổi mới thực sự toàn diện, sâu sắc với cán bộ, đảng viên và với toàn nhân dân,” Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương Nguyễn Ngọc Bích khẳng định.
Bày tỏ ấn tượng trước bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình Trần Hồng Quảng chia sẻ, đây là bài phát biểu hết sức cô đọng những nội dung đề cập trong các văn kiện.
Trong chủ đề Đại hội, thành tố đầu tiên đó là xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Trong phương châm của Đại hội thì thành tố đầu tiên cũng là đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạo, phát triển.
“Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh và trên cơ sở đó, Tổng Bí thư đã chỉ ra những việc cần phải làm, những quan điểm, những nội dung cần phải làm cho cả một nhiệm kỳ tới đây, định hướng tới giữa thế kỷ XXI vì sự phát triển của đất nước Việt Nam chúng ta,” ông Trần Hồng Quảng bày tỏ.
Nhấn mạnh những mục tiêu mà văn kiện Đại hội đề ra dù rất khó khăn nhưng đây là những việc cần phải làm và chỉ có làm được những việc đó thì đất nước mới phát triển, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình Trần Hồng Quảng cho rằng, từ thực tiễn của Ninh Bình cũng như từ các địa phương trên cả nước, với ý chí, khát vọng và truyền thống dân tộc thì chắc chắn các mục tiêu đó sẽ trở thành hiện thực.
Hiệu quả một nhiệm kỳ đổi mới, sáng tạo
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được Thành uỷ Hà Nội đặc biệt quan tâm và triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả và đã đạt kết quả quan trọng.
Công tác chính trị tư tưởng được đổi mới; bộ máy tổ chức cán bộ được sắp xếp tinh gọn, bài bản, khoa học, tạo được sự thống nhất, đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác chính trị, tư tưởng
Ngay sau Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ thành phố Hà Nội, Thành ủy đã ban hành và tích cực triển khai Chương trình số 01-CTr/TU ngày 26/4/2016 "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ; tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) tạo chuyển biến mạnh về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng hệ thống chính trị các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh giai đoạn 2016-2020".
Người dân làm thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa. Ảnh: Nguyễn Công
Một trong những nhiệm vụ được quan tâm đầu tiên, thực hiện hiệu quả là công tác chính trị tư tưởng, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó giúp Thành phố nhân lên niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Thành ủy đã tập trung lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng bằng nhiều giải pháp cụ thể, sâu sát, khoa học, phù hợp với đặc điểm, tình hình Thủ đô.
Chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo tiếp tục được nâng lên, mọi hoạt động bám sát thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng, tăng cường đối thoại, trao đổi, tạo được sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, khoa giáo, lịch sử đảng, nắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng dư luận xã hội được Thành phố tăng cường, chủ động, sáng tạo, thích ứng với thực tiễn.
Các cấp, các ngành ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào hoạt động thông tin, tuyên truyền; đấu tranh phê phán cái xấu, tiêu cực trên không gian mạng. Hà Nội là địa phương đi đầu ban hành Đề án cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; phát động hai Giải báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của Thành phố và về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Công tác dự báo tình hình được các cấp uỷ đảng quan tâm, góp phần giải quyết kịp thời những vấn đề lớn, phức tạp, tác động đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thành uỷ phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan Trung ương, tỉnh, thành phố trong đấu tranh với âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình" và thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; phê phán, ngăn chặn biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; ngăn chặn kịp thời việc thành lập các tổ chức có quan điểm sai trái, đi ngược đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trên địa bàn.
Tiếp nối những kết quả tích cực trong triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, ngay sau khi Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" được ban hành, Thành ủy đã cụ thể hóa, triển khai Kế hoạch 18-KH/TU phù hợp với thực tiễn của Hà Nội. Toàn Đảng bộ và hệ thống chính trị từ Thành phố tới cơ sở tổ chức thực hiện nghiêm túc, bài bản, đồng bộ, sâu rộng, với nhiều mô hình hay, cách làm mới, sáng tạo. Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng và lan tỏa những nhân tố mới, tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu, gương "người tốt, việc tốt". Nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) của Đảng, các quy định của Đảng về nêu gương được nâng cao.
Sáng tạo, hiệu quả trong công tác tổ chức, cán bộ
Thực hiện Chương trình số 01-CTr/TU, công tác kiện toàn bộ máy tổ chức, cán bộ cũng được xác định rất quan trọng. Chính vì vậy các cấp ủy đã dành nhiều công sức củng cố, sắp xếp, kiện toàn, hoàn thiện mô hình tổ chức, bộ máy của cả hệ thống chính trị; không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đi sâu thực hiện những việc mới, việc khó, những nhiệm vụ còn tồn tại, hạn chế, yếu kém.
Thành ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Đề án thực hiện sắp xếp, củng cố, kiện toàn các đảng ủy trực thuộc Thành ủy từ 59 đảng bộ đến nay còn 50 đảng bộ. Hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn 20 đơn vị gồm các ban Đảng Thành ủy; củng cố, kiện toàn, chuyển giao, giải thể 215 tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp đã cổ phần hóa, thoái vốn về trực thuộc đảng bộ quận, huyện, thị xã và đảng bộ khối. Thực hiện tốt Nghị quyết 09-NQ/TU về xây dựng Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, góp phần giúp doanh nghiệp duy trì, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động.
Cùng với việc sắp xếp mô hình tổ chức, các cấp ủy đã chú trọng chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện quy định chức năng nhiệm vụ, quy chế làm việc, quy chế phối hợp công tác của các tổ chức đảng với hệ thống chính trị. Đối mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ, công tác đánh giá, phân loại tổ chức đảng. Thành ủy đã ban hành quy định về đánh giá, phân loại đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy và xây dựng quy định đánh giá, phân loại tổ chức cơ sở đảng theo từng loại hình với tiêu chí cụ thể, quy trình đánh giá chặt chẽ, kết quả thực chất hơn...Việc củng cố, kiện toàn, sắp xếp tổ chức đảng và hệ thống chính trị gắn với thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU của Thành ủy đã góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên từ cơ sở, là tiền đề cơ bản để tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025 của 17.118 chi bộ, 2.310 tổ chức cơ sở đảng thành công tốt đẹp.
Đặc biệt, công tác sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cũng được Thành uỷ triển khai thực hiện nghiêm túc, bài bản, khoa học với nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo, dân chủ, tạo được sự thống nhất, đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Sau sắp xếp, tổ chức, bộ máy của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở đồng bộ, tinh gọn hơn, hiệu lực, hiệu quả hoạt động được nâng lên rõ rệt.
Cùng với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống các quy chế, quy định, quy trình công tác cán bộ ngày càng chặt chẽ, khoa học, sát thực tiễn. Quy trình thực hiện công tác cán bộ công khai, dân chủ, nhiều nội dung có sự sáng tạo, đổi mới, khắc phục cơ bản những hạn chế, tồn tại trong nhiều năm qua, là căn cứ quan trọng để tuyển chọn, bố trí, sử dụng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Việc đánh giá, phân loại cán bộ lãnh đạo, quản lý với phạm vi, đối tượng, nguyên tắc, tiêu chí, quy trình đánh giá khoa học, chặt chẽ. Hà Nội là một trong những địa phương đầu tiên cả nước ban hành quy định khung tiêu chí và quy trình đánh giá cán bộ trong hệ thống chính trị.
Từ những kết quả trong công tác đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy trên nguyên tắc "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả", "một việc, một đầu mối xuyên suốt" đã giúp hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền Thành phố. Cũng từ đó hầu hết các chỉ tiêu kinh tế, văn hóa - xã hội đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Công tác xây dựng và quản lý đô thị có bước tiến bộ. Các vấn đề về an sinh xã hội, việc làm tiếp tục được quan tâm, giải quyết hiệu quả. Những vấn đề dân sinh bức xúc được tập trung giải quyết. Thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân Thủ đô được cải thiện rõ rệt. Diện mạo đô thị, kể cả trong nội đô và vùng nông thôn tiếp tục khởi sắc. Kết quả trên mặt công tác này đã tạo hiệu ứng tích cực, toàn diện về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, là tiền đề để thành phố Hà Nội đặt ra những mục tiêu cao hơn trong nhiệm kỳ 2020-2025./.
Can Lộc trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng việc học tập và làm theo Bác Trong 4 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, toàn huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) có 328 tập thể, cá nhân điển hình được vinh danh từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh. Chiều nay (26/11), Ban Thường vụ Huyện ủy Can Lộc tổ chức hội nghị sơ kết 4 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tiếp...