Xây dựng kế hoạch thúc đẩy tái cơ cấu ngành Công Thương
Bên cạnh việc tiếp tục xử lý các vấn đề cấp bách để vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh thì yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là cần xây dựng kế hoạch để thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực của ngành Công Thương trong tình hình mới.
Sản xuất sản phẩm dệt nhuộm tại Công ty TNHH Dệt nhuộm Jasan Việt Nam (Khu công nghiệp dệt may Phố Nối B, Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên). Ảnh minh họa: Phạm Kiên/TTXVN
Ông Dương Duy Hưng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho biết, nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tại Quyết định số 481/QĐ-BCT về “Kế hoạch hành động của ngành Công Thương ứng phó với tác động của dịch COVID-19″ và Chỉ thị số 06/CT-BCT về “Tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của ngành Công Thương trước những diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19″, Bộ đã xây dựng các giải pháp và phân giao 127 nhiệm vụ cho các đơn vị triển khai.
Theo ông Dương Duy Hưng, các nhiệm vụ bao gồm cả các nhiệm vụ cấp bách trước mắt và các nhiệm vụ mang tính dài hạn để củng cố năng lực sản xuất kinh doanh trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh việc tiếp tục xử lý các vấn đề cấp bách để vừa phòng chống dịch, vừa tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh thì yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là cần xây dựng kế hoạch để thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực của ngành Công Thương trong tình hình mới.
Theo đó, đến thời điểm này, các đơn vị đều đang bám sát yêu cầu nội dung và tiến độ của các nhiệm vụ cấp bách trước mắt và các nhiệm vụ mang tính dài hạn để củng cố năng lực sản xuất kinh doanh trong nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, yêu cầu đặt ra trong thời gian tới là cần xây dựng kế hoạch để thúc đẩy tái cơ cấu trong các lĩnh vực của ngành công thương trong tình hình mới. Do vậy, Bộ Công Thương đang xây dựng Kế hoạch hành động, tập trung vào 8 nhóm nội dung chính gồm: khẩn trương xây dựng ban hành nội dung khung hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc ngành công thương trong giai đoạn mới.
Cùng với đó, Bộ tiến hành cập nhật đánh giá các yếu tố ảnh hưởng trong tình hình mới để điều chỉnh nội dung và đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại. Ngoài ra, Bộ Công Thương rà soát để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Mặt khác, Bộ cũng tái cơ cấu thị trường, khai thác hiệu quả thị trường xuất nhập khẩu và thị trường trong nước trong tình hình mới; nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về kinh tế; bảo đảm trật tự thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp và bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.
Hơn nữa, Bộ tiếp tục rà soát để đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện Chính phủ điện tử, tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp và người dân; cập nhật và tổ chức triển khai Kế hoạch hành động của ngành công thương về nâng cao năng lực và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
TP.HCM phát triển nhà ở trục giao thông chính đến năm 2030
Trong đề án "Tổ chức thực hiện chương trình phát triển nhà ở cho người dân TP HCM giai đoạn 2020-2030", Sở Xây dựng TP.HCM sẽ định hướng xây dựng nhà ở, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông chính.
Trong tờ trình gửi UBND TP.HCM phê duyệt đồ án "Tổ chức thực hiện chương trình phát triển nhà ở cho người dân TP HCM giai đoạn 2020-2030", Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, trong 10 năm qua, dân số toàn thành phố đã tăng 1.845.261 người, diện tích nhà ở bình quân đầu người tăng từ 16,6 m2/người năm 2009 lên 20,1 m2/người năm 2019. Tổng dân số dự kiến đến năm 2030 là trên 11 triệu người.
Dự báo nhu cầu đất tăng thêm trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2020 - 2025 là 2.003ha và trong giai đoạn 2026 - 2030 là 2,372ha. Do đó, đề án này là cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân trong 10 năm tới.
TP.HCM sẽ phát triển nhà ở tại các trục giao thông chính đến năm 2030. Ảnh: V.D
Đối với kế hoạch đến năm 2025, dự thảo tập trung giải quyết các vướng mắc cho nhà đầu tư trong việc cung cấp chỉ tiêu quy hoạch, phê duyệt hoặc thỏa thuận tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 đối với nhà ở thương mại.
Ở lĩnh vực nhà ở xã hội (NƠXH), cần thực hiện đa dạng hóa các phương thức đầu tư xây dựng, chủ yếu sử dụng vốn ngoài ngân sách...
Đặc biệt, trong đề án tổ chức phát triển nhà ở cho người dân đến 2030, Sở Xây dựng ưu tiên xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn.
Kế hoạch phát triển nhà ở tại các quận/huyện trên địa bàn TP.HCM được Sở Xây dựng định hướng như sau: Khu vực quận 1 và quận 3 ưu tiên cải tạo, xây dựng mới chung cư cũ trước năm 1975, hạn chế phát triển các dự án mới đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng đến năm 2025 nếu chưa có kế hoạch hạ tầng phù hợp.
Các quận 4, 5, 6, 11, quận Phú Nhuận hạn chế chấp thuận chủ trương thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng nếu chưa có kế hoạch phù hợp. Các quận 8, 10, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp đẩy mạnh kêu gọi đầu tư dự án nhà ở.
Khu vực quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức và Bình Tân ưu tiên phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn như tuyến metro số 1.
Đối với 5 huyện ngoại thành gồm Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ ưu tiên phát triển nhà theo dự án tại các thị trấn, khu dân cư nông thôn, khu du lịch ở kết hợp sinh thái nghỉ dưỡng, khu đô thị mới, khu đô thị vệ tinh.
Nguồn vốn để phát triển nhà ở đến năm 2025 dự kiến là 503.800 tỷ đồng, đến năm 2030 là 545.500 tỷ đồng.
Sao Mai Group (ASM): Kế hoạch lãi sau thuế năm 2020 tăng 6% lên 870 tỷ đồng Năm 2020 Sao Mai Group đặt mục tiêu đạt 14.700 tỷ đồng doanh thu. CTCP Tập đoàn Sao Mai (mã chứng khoán ASM) công bố báo cáo thường niên năm 2019 - là năm được xem là phát triển mạnh mẽ của Sao Mai Group. Kết quả kinh doanh năm 2019 Sao Mai Group khép lại năm 2019 với doanh thu thuần đạt...