Xây dựng hệ thống y tế thông minh bằng trí tuệ nhân tạo
Bằng việc đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đặt mục tiêu sớm xây dựng thành công hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh tại Việt Nam trong vài năm tới.
Đó là thông tin được đưa ra trong kết luận của Hội đồng xem xét phần mềm IBM Waston for Oncology ứng dụng trong tư vấn hỗ trợ điều trị ung thư tại Việt Nam của Bộ Y tế công bố tại hội thảo “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế tại Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội sáng 26/4.
Bộ Y tế xác định 3 mục tiêu cụ thể là xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh
Nền tảng trí tuệ nhân tạo của IBM Watson for Oncology (WFO) hiện nay đang được Bộ Y tế dùng thử nghiệm và dự kiến sẽ ứng dụng phổ biến hơn trong thời gian tới. Đây là phần mềm điện toán biết nhận thức hỗ trợ điều trị bệnh ung thư dựa trên bằng chứng được đào tạo bởi các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu và điều trị ung thư Memorial Sloan Kettering (MSK) của Mỹ trong 5 năm. Cùng với cơ sở dữ liệu khổng lồ được bổ sung thường xuyên, những gợi ý điều trị mà hệ thống này đưa ra đạt được sự đồng thuận cao từ các chuyên gia ung thư, đặc biệt là ung thư vú (90%).
Watson for Oncology dựa trên nền tảng Bigdata, cụ thể là dựa trên 1.500.000 hồ sơ bệnh án. Đây được đánh giá là một kho dữ liệu quý, với tần suất cập nhật dữ liệu của hệ thống theo thời gian 1 tháng/lần. Điều này sẽ giúp cho việc chẩn đoán của WFO chính xác, khách quan, kịp thời và không lạc hậu.
Hiện nay, Watson for Oncology cung cấp rất nhiều chứng cứ y khoa cho bác sĩ lựa chọn. Những chứng cứ này được rút ra từ hơn 300 tạp chí y khoa, hơn 200 sách giáo khoa, và gần 15 triệu trang bản thảo nhằm cung cấp cho các bác sĩ cái nhìn sâu sắc hơn về phác đồ điều trị khác nhau.
Tuy nhiên, hạn chế của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo IBM Watson for Oncology vào Việt Nam là hiện nay phần mềm này chỉ có tiếng Anh, không có tiếng Việt, trong khi trình độ tiếng Anh của bác sĩ Việt Nam ở một số bệnh viện chưa tốt đã gây ra những khó khăn nhất định.
Về vấn đề này, ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) cho rằng, trí tuệ nhân tạo cũng như các ứng dụng công nghệ mới luôn cần thời gian để hoàn thiện hơn và đi vào thực tế.
“Bộ Y tế luôn quan tâm, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ mới nói chung và trí tuệ nhân tạo nói riêng trong các chuyên khoa, chuyên ngành y học và trong công tác quản lý ngành y tế. Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch, bố trí các nguồn lực để chủ động tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sẵn sàng hỗ trợ, thúc đẩy trí tuệ nhân tạo phát triển ở Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân”, ông Tường cho biết.
Theo ông Tường, để ứng dụng AI thành công, Bộ Y tế đã xác định 3 mục tiêu cụ thể là xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh, góp phần thực hiện tốt chương trình sức khỏe Việt Nam, ứng dụng công nghệ thông tin toàn diện tại tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh và sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí điện tử, hình thành các bệnh viện thông minh. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý y tế, triển khai hệ thống văn phòng hiện tử, cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử về thủ tục hành chính.
Cũng tại buổi hội thảo, đại diện hai bệnh viện hàng đầu về điệu trị ung thư tại Việt Nam là Bệnh viện K Trung ương và Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết, trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ điều trị ung thư, giúp người bệnh được hưởng nhiều lợi ích hơn trong quá trình điều trị và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Theo phụ nữ VN
Lớp học của những đứa trẻ đầu trọc đeo ống ven: Trò cười tươi, cô rơi lệ
Cô Phấn bước vào lớp học là bỏ lại mọi sự trên đời chỉ để vui với tụi nhỏ. Lần đầu khi chứng kiến những đứa trẻ ra đi, cô thật sự bị sốc nhưng dần dần rồi quen.
Cứ thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần, những đứa bé trong bệnh viện Ung Bướu TP.HCM lại đến lớp học rộng chừng 20m2 của cô Đinh Thị Kim Phấn để học viết chữ, đánh vần, đọc sách, làm toán...
Lớp học dành cho các bệnh nhi ung thư trong Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM được thành lập từ chương trình 'Ước mơ của Thúy' đến nay đã tồn tại gần 10 năm. Cô Phấn khi còn là giáo viên trường Tiểu học Đuốc Sống (Q1, TP.HCM) thường tranh thủ qua dạy các em. Bây giờ về hưu, nhiềucông việc khác bộn bề nhưng cô vẫn dành phần lớn sức lực của mình cho những đứa trẻ kém may mắn này.
Video đang HOT
'Trong khi bạn bè cắp sách đến trường, các em phải chiến đấu với bệnh tật. Việc học dở dang. Các em đến với lớp học để tìm niềm vui như bao bạn bè trang lứa, được biết lớp học, con chữ', cô Phấn nói.
Tại lớp học này, Thạch Thị Phương Thảo là một trong những cô học trò 'lâu năm' nhất lớp. Thảo 7 tuổi, có 4 năm đi học lớp của cô Phấn, hàng ngày tô vẽ từng mẫu chữ cái. Nhiều người bạn đến rồi đi, Thảo vẫn nở nụ cười hồn nhiên, trong sáng và xem lớp học như một phần của tuổi thơ mình.
Cô Đinh Thị Kim Phấn cho biết, 'Lớp học ban đầu chỉ dạy cho những em lớp 1, lớp 2 biết đọc biết viết nhưng nhiều em ở lại điều trị lâu năm, việc học ở trường bị gián đoạn nên cô mở rộng lớp học lên đến lớp 9. Kiến thức dạy các em cũng chỉ chủ yếu cho các em biết đọc, biết viết và tham gia vui chơi trong lớp để quên đi bệnh tật'.
Hiện tại lớp học đã có 8 cô giáo khác hỗ trợ cô Phấn dạy các em nhỏ. Số tình nguyện viên cộng tác thường xuyên với lớp học đã lên đến 40 người.
Cô Phấn chia sẻ, cô bước vào lớp học là bỏ lại mọi sự trên đời chỉ để vui với tụi nhỏ. Lần đầu khi chứng kiến những đứa trẻ ra đi, cô thật sự bị sốc nhưng dần dần rồi quen. 'Không phải mình sỏi đá hay gì nhưng càng ngày mình càng hiểu hơn ý nghĩa cuộc đời, ai cũng từ giã cõi đời, quan trọng là sống như thế nào để trọn vẹn kiếp người thôi', cô Phấn ngậm ngùi.
Cô Phấn tâm sự, cô cũng đã chuẩn bị cho những thế hệ tiếp theo tiếp bước cô khi cô không còn dạy nữa.
Hơn chục em nhỏ đang điều trị ở bệnh viện Ung Bướu TP.HCM tham gia lớp học.
Cô Đỗ Thị Kim Phấn - giáo viên chủ nhiệm lớp đã dạy cho hàng trăm em nhỏ suốt chục năm qua.
Cô Phấn tận tâm chỉ dạy cho các em nhỏ từng chút một.
Nhiều em nhỏ phải đeo ven truyền máu để đến lớp. Một số bạn phải về sớm vì đến giờ uống thuốc, điều trị.
Dù đến lớp học với tinh thần 'vui là chính' nhưng các em vẫn chăm chỉ học tập. Các em ý thức được từng giây phút quý giá khi đến lớp và chắt chiu nắn nót từng chữ một.
Bé Thạch Thị Phương Thảo, 7 tuổi, quê Trà Vinh vô tư theo dõi các cô chỉ bài. Thảo đã có 4 năm gắn bó với lớp học này từ những ngày điều trị bệnh.
Một em nhỏ ngáp ngủ vô tư khi viết chữ.
Cảnh thường thấy của những bệnh nhi khi đeo kim truyền trong lớp học.
Anh Nguyễn Hoàng Hợp, quê Cà Mau đưa bé Nguyễn Bảo Ngọc lần đầu đến lớp. Anh Hợp vẫn không nghĩ con mình mắc bệnh hiểm nghèo cho đến khi hồ sơ bệnh án nhiều nơi buộc anh phải chấp nhận. Chạy chữa nhiều, cuối cùng anh đưa con điều trị tại bệnh viện Ung Bướu. Anh đưa bé Ngọc đến lớp học để tìm kiếm niềm vui cho con sau những ngày điều trị vất vả, đau đớn.
Những bệnh nhi tham gia lớp học không khác gì đang ở nhà. Nơi được chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn.
Thạch Thị Phương Thảo tỏ vẻ dạn dĩ hơn các bạn cùng lớp do có nhiều năm tham gia lớp học và quen với cách sinh hoạt nơi đây. Thảo cho biết em rất vui khi được cùng các thầy cô, anh chị tình nguyện vẽ chữ và ca hát, chơi đùa.
Sau tiết học nghiêm túc là phần hoạt náo của các cô và đội ngũ tình nguyện viên.
Các em nhỏ nhanh chóng bắt chuyện làm quen với nhau khi có những bạn vừa cũ vừa mới tham gia lớp học.
Bên ngoài cửa lớp, nhiều phụ huynh dõi theo con em họ.
Bạn Nguyễn Quỳnh Anh, sinh viên năm 2, trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM cho biết em đã tham gia làm vai trò tình nguyện viên cho lớp học được một năm. Những bài hát, múa là em tự biên để giúp các em nhỏ vui vẻ sau giờ học.
Nụ cười luôn trên môi các em nhỏ.
Sự hồn nhiên, vô tư của các em khi tham gia lớp học để tạm quên đi cái mệt mỏi của những ngày phải điều trị bệnh khiến nhiều người xúc động.
Trong lớp học không ngớt tiếng cười của cô và trò.
Những quyển vở của các em học sinh không còn học nữa. Có những em rời bệnh viện trở về nhà, có những em đã từ giã cõi trần. Trong những quyển vở ấy, có những câu chuyện được cô Phấn cất giữ, chia sẻ lên facebook như một kỷ niệm với từng học trò.
Sau mỗi buổi học các em đều được nhận quà từ các cô.
Các em cẩn thận di chuyển với ống ven truyền dịch.
Theo vietnamnet
Bác sĩ xót xa trước bé gái 14 tuổi bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối Bé gái 14 tuổi ở Bình Dương có kinh nguyệt song kéo dài nhiều ngày. Em được phát hiện bệnh giai đoạn cuối và không thể điều trị. Trước đó, em T.T.B.T (14 tuổi, ngụ Dĩ An, Bình Dương) lần đầu có kinh nguyệt song kéo dài suốt 2 tuần, kèm theo mệt mỏi, đau nhức. Khi em T. ngày càng xanh xao,...