Xây dựng hệ sinh thái giáo dục 4.0 phù hợp với thực tiễn Việt Nam
Sự kiện Diễn đàn giáo dục và triển lãm học đường 4.0 ( EDU4.0) diễn ra ngày 21/11 tới tại Hà Nội sẽ giới thiệu các mô hình, kinh nghiệm, giải pháp xây dựng hệ sinh thái giáo dục 4.0 phù hợp thực tiễn Việt Nam.
EDU4.0 được kỳ vọng sẽ đem đến cho cộng đồng và khách tham dự cái nhìn toàn diện về ngành giáo dục Việt Nam trong xu hướng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Là sự kiện do BHub Group sáng lập, phối hợp tổ chức cùng Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hiệp hội Internet Việt Nam, Diễn đàn giáo dục và triển lãm học đường 4.0 (EDU4.0) được sự bảo trợ của hai bộ GD&ĐT và TT&TT.
Kế hoạch tổ chức EDU4.0 vừa được Ban tổ chức chính thức công bố. Đây là sự kiện quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam về chuyển đổi số ngành giáo dục kết hợp với triển lãm học đường 4.0 có sự tham gia phối hợp cùng lúc của nhiều cơ quan, ban ngành.
Theo kế hoạch, trong lần đầu tiên được tổ chức, EDU4.0 có chủ đề “Phát triển Giáo dục 4.0 phù hợp thực tiễn Việt Nam” sẽ diễn ra vào ngày 21/11/2020 tại Hà Nội, với nhiều hoạt động như: hội nghị, tọa đàm, triển lãm, sân khấu mở, kết nối kinh doanh… Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với truyền hình trực tuyến. Các đại biểu dự trực tiếp sẽ đăng ký tham dự qua ứng dụng QR Code.
Video đang HOT
Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi đầu tháng 6/2020 tại Quyết định 749, giáo dục đã được xác định là 1 trong 8 lĩnh vực trọng điểm cần được ưu tiên chuyển đổi số. Ra đời trong bối cảnh đó, EDU4.0 được kỳ vọng đem đến cho cộng đồng và khách tham dự cái nhìn toàn diện về ngành giáo dục Việt Nam trong xu hướng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đặc biệt, bên cạnh việc giới thiệu các mô hình, kinh nghiệm, giải pháp xây dựng hệ sinh thái giáo dục 4.0 toàn diện và phù hợp thực tiễn Việt Nam, Ban tổ chức dự kiến EDU4.0 sẽ đưa ra các thông điệp, khuyến nghị về chiến lược, chính sách phát triển ngành giáo dục Việt Nam thời gian tới.
GS. TS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, đơn vị đồng tổ chức EDU4.0 nhấn mạnh, chúng ta đang nghe nhiều đến chuyển đổi số và ngành giáo dục Việt Nam không nằm ngoài xu hướng tất yếu này.
Tuy nhiên, ông Quân cho biết, hệ sinh thái giáo dục tại Việt Nam đang gặp nhiều thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu của người học 4.0. Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam mong muốn sẽ là cầu nối đắc lực giữa những cơ sở đào tạo với các nguồn lực trong xã hội để thúc đẩy quá trình này một cách hiệu quả, phù hợp thực tiễn Việt Nam.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) Vũ Hoàng Liên, ngành giáo dục Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội cho chuyển đổi số, đặc biệt là sau khi ghi nhận những bước tiến vượt bậc của giáo dục từ xa dưới tác động của Covid-19.
Dù vậy, chuyển đổi số cho giáo dục cần quan tâm đến những vấn đề gì thì vẫn còn là bức tranh chưa rõ ràng với nhiều người. Bên cạnh đó, tính sẵn sàng của hạ tầng, ứng dụng CNTT tại Việt Nam đối với đào tạo trực tuyến đang ở mức độ nào cũng là một bài toán cần lời giải cụ thể.
“Tại EDU4.0, Hiệp hội Internet Việt Nam sẽ chia sẻ nhiều góc cạnh về vấn đề trên. EDU4.0 có thể được coi là sự kiện có tính chuyên môn cao với sự tham gia của các Hiệp hội, doanh nghiệp uy tín về công nghệ số bên cạnh các Hiệp hội, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, bảo đảm mang lại cách tiếp cận về chuyển đổi số cho giáo dục ở Việt Nam một cách chân thực nhất”, ông Liên cho hay.
Ở góc độ của đơn vị sáng lập, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc BHub Group chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng, tiền đề của giáo dục thông minh là khả năng tiếp cận không giới hạn của người học với giáo dục. Qua các hoạt động như EDU4.0, các tổ chức, cá nhân sẽ có thêm nhiều cơ hội đẩy nhanh quá trình hợp tác, ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số ngành giáo dục tại Việt Nam, góp phần thực hiện thành công chiến lược chuyển đổi số quốc gia và hướng tới giáo dục thông minh”.
Là một hoạt động nằm trong khuôn khổ EDU4.0, triển lãm học đường 4.0 với quy mô dự kiến hơn 20 đơn vị sẽ trình diễn các xu hướng, giải pháp ứng dụng công nghệ mới, các mô hình giáo dục tiêu biểu tại Việt Nam và trên thế giới. Triển lãm có các khu vực riêng biệt cho khách tham dự trải nghiệm trực tiếp các mô hình, ứng dụng này.
Đặc biệt, khách tham dự EDU4.0 sẽ được gặp gỡ và giao lưu cùng Trí Nhân – Robot trí tuệ nhân tạo thế hệ mới được sinh ra với sứ mệnh phục vụ mục đích giáo dục, đồng thời khám phá câu chuyện “Tôi. Robot. Tôi. Con người.”. Ngoài ra, toàn bộ khách tham dự EDU4.0 còn được tham gia các hoạt động gặp gỡ đối tác B2B trên ứng dụng online và trực tiếp tại hiện trường hoàn toàn miễn phí.
Tốc độ Internet Việt Nam thấp hơn trung bình thế giới
Internet cố định và di động tại Việt Nam đều xếp hạng 60 thế giới, thấp hơn tốc độ trung bình trong tháng 6/2020.
Theo thống kê mới được công bố của Speedtest, trong tháng 6, tốc độ Internet băng rộng cố định tại Việt Nam đạt 54,67 Mb/giây, trong khi di động đạt 33,12 Mb/giây. Hai con số này cao hơn kết quả đo một tháng trước đó nhưng chưa đủ để giúp Internet Việt Nam tăng hạng. Hồi tháng 5, tốc độ Internet băng rộng cố định và di động tại Việt Nam lần lượt là 52,29 và 32,84 Mb/giây.
Với kết quả này, Việt Nam đứng thứ 60 trong danh sách của Speedtest về tốc độ Internet toàn cầu ở cả hạng mục mạng băng thông rộng cố định và mạng di động. Riêng với Internet băng rộng cố định, Việt Nam tụt một hạng so với tháng 5. Tốc độ Internet trung bình của thế giới ở hai hạng mục này lần lượt là 78,26 và 34,67 Mb/giây, đều cao hơn Việt Nam.
Tốc độ Internet di động (bên trái) và băng rộng cố định (bên phải) của Việt Nam trong tháng 6/2020
Đứng đầu bảng về tốc độ Internet băng rộng cố định vẫn là Singapore với tốc độ tải về đạt 208,16 Mb/giây. Hàn Quốc cũng vẫn duy trì được vị thế dẫn đầu về Internet di động với tốc độ 110,10 Mb/giây.
Tháng 6, hạ tầng Internet tại Việt Nam ổn định hơn hai tháng trước đó. Hồi tháng 4 và tháng 5, người dùng trong nước liên tục gặp hiện tượng mạng chậm, thậm chí không truy cập được nhiều dịch vụ. Nguyên nhân được xác định do "nghẽn mạng" khi nhiều người dùng truy cập Internet trong thời gian giãn cách xã hội. Ngoài ra, sự cố đối với một số tuyến cáp quang biển, như AAG, APG cũng liên tiếp xảy ra trong tháng 4, 5, và mới được khắc phục hoàn toàn vào cuối tháng 6.
Giá cước Internet tại Việt Nam được đánh giá là rẻ so với thế giới. Thống kê của Cable hồi đầu năm 2020 cho thấy, giá cước Internet di động tại Việt Nam vào khoảng 13 nghìn đồng cho 1GB dữ liệu, rẻ thứ 10 thế giới.
Ấn Độ - nước có Internet di động rẻ nhất thế giới với giá 0,09USD/GB - đứng thứ 129 trên bảng xếp hạng của Speedtest với tốc độ 12,16 Mb/giây.
Sửa xong cáp biển APG, Internet Việt Nam đi quốc tế bình thường trở lại Việc sửa chữa, khắc phục các sự cố xảy ra ngày 30/4 và 23/5/2020 trên tuyến cáp quang biển APG đã được đối tác quốc tế hoàn thành, khôi phục hoàn toàn dung lượng kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế. Hiện tại, cả 5 tuyến cáp biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế...