Xây dựng dự thảo quyết định về tiêu chí phân loại doanh nghiệp
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ Tiêu chí phân loại để thực hiện rà soát, sắp xếp các doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn.
Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ này đang xây dựng dự thảo Quyết định về tiêu chí phân loại doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại giai đoạn 2021-2025.
Quyết định này được xây dựng nhằm thay thế Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020.
Đối tượng áp dụng của quyết định là cơ quan đại diện chủ sở hữu, bao gồm: các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14.
Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc phân loại, chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm căn cứ Tiêu chí phân loại để thực hiện rà soát, sắp xếp các doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn theo các hình thức: cổ phần hóa , chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; thoái vốn nhà nước ; sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp có cùng ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh hoặc giải thể, phá sản trong trường hợp thuộc diện giải thể, phá sản.
Video đang HOT
Đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển đổi sở hữu và tỷ lệ vốn do Nhà nước nắm giữ đối với các trường hợp không thực hiện được theo Tiêu chí phân loại hoặc chưa được quy định tại Tiêu chí phân loại.
Doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí: có tỷ trọng doanh thu từ sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên tổng doanh thu của doanh nghiệp 3 năm liên tiếp liền kề trước thời điểm xem xét chuyển đổi dưới 50% hoặc có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu cao hơn hoặc bằng lãi suất ngân hàng thương mại nhà nước thì thực hiện rà soát, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển đổi sở hữu, thoái vốn và tỷ lệ Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp trong trường hợp chuyển đổi sở hữu; thoái vốn cho phù hợp với thực tế của ngành hoặc địa phương.
Theo dự thảo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ xây dựng Danh mục doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại theo các hình thức: cổ phần hóa, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; thoái vốn nhà nước; sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản giai đoạn 2021-2025 trên cơ sở đề xuất của các cơ quan đại diện chủ sở hữu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong quý 1/2021, đồng thời định kỳ rà soát và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Tiêu chí phân loại phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội.
Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ-công ty con xây dựng Đề án cơ cấu lại gồm nội dung sắp xếp doanh nghiệp thành viên để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định công ty mẹ nắm giữ tỷ lệ vốn tương ứng với tỷ lệ vốn Nhà nước tại các ngành, lĩnh vực quy định tại Tiêu chí phân loại đối với các doanh nghiệp thành viên hoạt động trong ngành, lĩnh vực này.
Công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp thành viên, trừ các doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này.
Các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị Công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ-công ty con thực hiện chuyển đổi sở hữu trước thời điểm Quyết định này có hiệu lực thì đối với các doanh nghiệp chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt Phương án chuyển đổi, căn cứ Tiêu chí phân loại chủ động điều chỉnh lại tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ khi xây dựng Phương án chuyển đổi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Bộ Tài chính để theo dõi, tổng hợp.
Đối với các doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Phương án chuyển đổi, thực hiện theo Phương án đã được phê duyệt và xây dựng lộ trình thoái vốn nhà nước theo quy định.
Nhà nước không đầu tư bổ sung vốn tại các doanh nghiệp đã hoàn thành thoái vốn nhà nước để đạt tỷ lệ nắm giữ như quy định tại Tiêu chí phân loại, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc pháp luật chuyên ngành quy định khác.
Dự thảo đang được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để xin ý kiến./.
Nhiều giải pháp giảm thiểu rủi ro cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Trong thời gian qua, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý giám sát để hạn chế, giảm thiểu những rủi ro cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) tại Hội thảo công bố báo cáo thường niên thị trường trái phiếu Việt Nam năm 2019 và đối thoại các giải pháp phát triển thị trường TPDN do Bộ Tài chính phối hợp với Cơ quan Hỗ trợ phát triển Đức, Ngân hàng Thế giới, Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam và Ngân hàng PVBank tổ chức mới đây.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trước sự tăng trưởng và phát triển nhanh của thị trường TPDN, Bộ Tài chính đã thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách và quản lý giám sát để hạn chế, giảm thiểu những rủi ro cho thị trường.
Từ cuối năm 2019 đến nay, Bộ Tài chính liên tục có những thông tin khuyến nghị, cảnh báo đối với tất cả đối tượng tham gia thị trường TPDN trong bối cảnh lĩnh vực này tăng trưởng mạnh. Đối với nhà đầu tư cá nhân, khi mua TPDN phải đánh giá tình hình tài chính, tính khả thi của dự án phát hành khi ra quyết định để đầu tư TPDN nhằm giảm thiểu rủi ro khi nguy cơ doanh nghiệp có thể không trả được nợ gốc và lãi vay.
Theo đó, Bộ Tài chính đã thường xuyên thông tin, tuyên truyền về tình hình thị trường TPDN và khung khổ pháp lý để giúp các nhà đầu tư, các đối tượng tham gia thị trường nắm bắt và tuân thủ quy định của pháp luật, phòng ngừa rủi ro trên thị trường.
Bên cạnh đó, Bộ cũng ban hành nhiều thông cáo để khuyến nghị các chủ thể tham gia thị trường TPDN, cảnh báo nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân phải cân nhắc về các rủi ro khi đầu tư TPDN, thận trọng đối với việc chào mời và cam kết của công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại khi phân phối TPDN.
Cụ thể, các cơ chế chính sách về phát hành TPDN liên tục được hoàn thiện nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn, đồng thời tăng cường sự minh bạch và giảm thiểu rủi ro thị trường. Nghị định số 163/2018/NĐ-CP đã bổ sung quy định về hạn chế giao dịch trong vòng một năm kể từ ngày phát hành để phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng; hoàn thiện cơ chế công bố thông tin và thiết lập chuyên trang thông tin về TPDN riêng lẻ; yêu cầu trái phiếu phải được đăng ký, lưu ký nhằm kiểm soát nhà đầu tư và hạn chế khi giao dịch trái phiếu.
Trong bối cảnh doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu để huy động vốn, nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ vẫn được mua TPDN riêng lẻ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhằm nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện phát hành. Nghị định số 81/2020/NĐ-CP đã tạo khuôn khổ pháp lý chặt chẽ hơn đối với phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Cụ thể, một số điểm mới về điều kiện phát hành trái phiếu và việc công bố thông tin phát hành như dư nợ phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành đã được đưa vào Nghị định.
Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán sửa đổi và Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã được ban hành và bắt đầu có hiệu thi hành từ ngày 01/01/2021, trong đó quy định thống nhất về phát hành TPDN riêng lẻ của các loại hình doanh nghiệp, phân biệt giữa kênh phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang khẩn trương xây dựng các nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán sửa đổi và Luật Doanh nghiệp sửa đổi nhằm tạo ra khung khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất cho hoạt động phát hành và giao dịch TPDN.
Bên cạnh đó, dự thảo nghị định cũng hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của tổ chức tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu, tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu nhằm thiết lập cơ chế quản lý giám sát đồng bộ trên thị trường TPDN thông qua Sở giao dịch chứng khoán và tại cơ quản quản lý...
Ngoài việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tài chính đã tăng cường công tác quản lý giám sát, các đoàn kiểm tra liên bộ được thành lập góp phần đưa thị trường trái TPDN vào khuôn khổ.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Bộ Tài chính có văn bản yêu cầu các đối tượng tham gia thị trường tuân thủ quy định của pháp luật và chấn chỉnh việc phát hành, cung cấp dịch vụ về TPDN. Đồng thời, Bộ Tài chính đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tăng cường giám sát liên thông trên thị trường tài chính.
Qua công tác phối hợp, NHNN đã tăng cường quản lý giám sát hoạt động phát hành, giao dịch và cung cấp dịch vụ về TPDN của tổ chức tín dụng; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng tăng cường quản lý giám sát hoạt động phát hành, giao dịch và cung cấp dịch vụ về TPDN của công ty chứng khoán.
Theo ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCKNN đánh giá, với những nỗ lực đổi mới, hoàn thiện khung khổ pháp lý, thị trường TPDN đang từng bước điều hành cân bằng hơn với với thị trường tín dụng ngân hàng, giảm áp lực huy động vốn từ kênh tín dụng ngân hàng.
Theo đó, việc điều hành thị trường TPDN đang thực hiện theo đúng các định hướng phát triển thị trường tài chính và thị trường vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của khu vực tư nhân với vai trò là tổ chức phát hành và nhà đầu tư.
Hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán: Cần bỏ quy định về giới hạn số lượng người đại diện theo pháp luật Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa tổ chức Hội thảo lấy ý kiến DN đối với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, với nhiều góp ý sát thực cho Dự thảo này. Theo Dự thảo, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh...