Xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập, ngành chăn nuôi cần hướng đến sản xuất những sản phẩm đủ điều kiện an toàn dịch bệnh. Cụ thể, cần xây dựng chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với các chủ trang trại, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh.
Đồng chí Trần Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT phát biểu tại hội nghị .
Ngày 28/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước tổ chức Hội nghị triển khai xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu.
Tại hội nghị, các đại biểu được nghe đại diện Cục Thúy y – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình bày chuyên đề về xây dựng vùng, cơ sở trong chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi an toàn dịch bệnh trong xuất khẩu theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới. Đồng thời, cùng nhau thảo luận các nhóm vấn đề để tháo gỡ khó khăn, hạn chế cũng như quy định đặc thù trong vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm đối với động vật trong chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh…
Video đang HOT
Từ những chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thời gian qua, nhiều địa phương đã tổ chức xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh (ATDB) tại nhiều tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu,….; xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi lợn ATDB tại các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Bình Thuận, Bình Dương,… phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đồng chí Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước phát biểu tại hội nghị
Hiện, cả nước có trên 2.285 cơ sở, vùng ATBD, bao gồm: 1 vùng cấp tỉnh (TP. Hồ Chí Minh an toàn với 3 bệnh: dại, lao, sảy thai truyền nhiễm ở gia súc), 30 vùng cấp huyện, 131 cơ sở cấp xã và 2.122 cơ sở, trang trại, hợp tác xã chăn nuôi tại 54 tỉnh, thành phố.
Về việc tổ chức xây dựng cơ sở, chuỗi ATDB tính đến ngày 25/4,đối với gia cầm, cả nước có trên 974 cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm ATBD bao gồm: 14 vùng cấp huyện (Đồng Nai 7; Bình Dương 5; Tây Ninh 1; Bình Phước 1 và đang tiếp tục làm 5 huyện khác), 68 cơ sở cấp xã và 983 hộ, trang trại chăn nuôi tại 36 tỉnh, thành phố. Đối với lợn, các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đông Nam bộ đã xây dựng được 551 cơ sở chăn nuôi lợn ATDB ; trong đó có 116 cơ sở chăn nuôi lợn ATDB…
Toàn cảnh hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, mặc dù thời gian qua, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đã cơ bản được khống chế. Tuy nhiên, không vì thế mà các địa phương chủ quan trong phòng, chống dịch bởi dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập, ngành chăn nuôi cần hướng đến sản xuất những sản phẩm đủ điều kiện an toàn dịch bệnh. Cụ thể, cần xây dựng chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với các chủ trang trại, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Trong đó, cần có sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp tại những vùng an toàn dịch bệnh; đồng thời các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ bằng các cơ chế, chính sách ưu đãi để phát huy hiệu quả cao nhất trong xây dựng và nhân rộng các vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn trên cả nước thời gian tới.
Bình Phước: Kiểm soát chặt các hoạt động xuất nhập cảnh trên tuyến biên giới
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 bên nước bạn Campuchia, UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành văn bản chỉ đạo khẩn tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh.
Bình Phước đang bố trí 62 chốt trực dọc tuyến biên giới giáp với Campuchia. Ảnh: TL
Văn bản của UBND tỉnh Bình Phước nêu rõ, yêu cầu cấp thiết hiện nay là tiếp tục tăng cường kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh trên tuyến biên giới, xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp xuất nhập cảnh trái phép.
Trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, đơn vị, địa phương hạn chế các sự kiện, hoạt động tập trung đông người không cần thiết; trường hợp tổ chức, phải thực hiện nghiêm các biện pháp bảo đảm an toàn; đặc biệt, phải tuân thủ đeo khẩu trang, sát khuẩn... theo đúng quy định.
UBND tỉnh Bình Phước cũng yêu cầu hạn chế tối đa tác động bất lợi đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục nâng cao cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh; thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đã đề ra với phương châm "phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình.
Các đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao chỉ đạo thực hiện nghiêm yêu cầu 5K của Bộ Y tế, nhất là đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng, các sự kiện có tập trung đông người và trên các phương tiện giao thông công cộng.
Lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thường xuyên tự đánh giá việc thực hiện biện pháp phòng, chống dịch, cập nhật kết quả tự đánh giá trên hệ thống bản đồ chống dịch. Các đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về phòng, chống dịch sẽ bị xử lý nghiêm.
Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi: "Chìa khóa" để phát triển bền vững Thời điểm hiện tại, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát, nhưng do thời tiết diễn biến bất thường và chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm số lượng lớn nên nguy cơ bùng phát vẫn rất cao. Thúc đẩy việc xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh có ý nghĩa rất lớn, không chỉ kiểm...