Xây dựng chuỗi sản xuất an toàn để chặn thực phẩm bẩn
Xây dựng nhiều chuỗi sản xuất an toàn, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, tăng cường công tác thanh kiểm tra đột xuất và chế tài xử phạt là những giải pháp Bộ NNPTNT đưa ra để bảo đảm an toàn thực phẩm trong nông nghiệp thời gian tới.
Hình thành nhiều chuỗi cung ứng an toàn
Ông Nguyễn Như Tiệp – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, thời gian qua, việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp đã thu được những kết quả rất lớn. Cụ thể, Luật Trồng trọt, Luật Chăn nuôi đã được thông qua, xây dựng được tiêu chí rõ ràng về chất lượng, an toàn thực phẩm cho sản phẩm nông nghiệp, tạo hành lang pháp lý để đưa các ngành sản xuất nông nghiệp vào chuỗi khép kín.
Việc rà soát các vật tư nông nghiệp cũng được ngành triển khai một cách mạnh mẽ. Chỉ trong năm 2018, ngành đã loại bỏ 1.774 tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật, 1.052 sản phẩm thuốc thú y, 3.621 sản phẩm phân bón kém chất lượng, không an toàn ra khỏi danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam.
Cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, thanh tra đột xuất các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm. ảnh: Nguyễn Quỳnh
Năm 2018, đã có hơn 1.800 cơ sở trồng trọt với diện tích khoảng 80.000ha, 500 cơ sở nuôi thủy sản với diện tích hơn 2.600ha, 2.800 trang trại và hộ chăn nuôi được cấp chứng nhận VietGAP. 63 tỉnh, thành phố xây dựng thành công gần 1.250 chuỗi thực phẩm an toàn, 1.450 sản phẩm và gần 3.200 địa điểm bán sản phẩm đã được kiểm soát theo chuỗi.
Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp liên kết với HTX, hộ nông dân tổ chức chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn quy mô lớn như Tập đoàn Vingroup, Dabaco, Công ty Hùng Nhơn, Sanha, Ba Huân… Liên minh HTX Việt Nam cũng đã tổ chức hệ thống siêu thị kết nối với hơn 100 HTX nông nghiệp nhằm hình thành chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn…
Theo ông Tiệp, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp đã có chuyển biến rất tích cực, minh chứng là năm 2018 không phát hiện chất cấm Salbutamol trong các mẫu thịt lợn và nước tiểu được kiểm tra. Tỷ lệ mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu vi sinh là 13,1%, giảm 51% so với năm 2017; số mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh chiếm tỷ lệ 0,2%, giảm 68,2% so với năm 2017.
Video đang HOT
“Theo thống kê sơ bộ, sau khi đẩy mạnh thực hiện giám sát về an toàn thực phẩm, số vụ vi phạm đã giảm 38% và số người bị ngộ độc thực phẩm giảm 26%” – ông Tiệp cho hay.
Chủ động vượt thách thức
Phát biểu tại hội nghị triển khai Kế hoạch hành động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông
nghiệp năm 2019 do Bộ NNPTNT tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nhận định, thời gian qua, việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp đã được cải thiện đáng kể. Có được kết quả này một phần là do công tác thanh tra, giám sát được đổi mới theo hướng tăng thanh tra, kiểm tra đột xuất. Chế tài xử lý vi phạm an toàn thực phẩm cũng được điều chỉnh theo hướng có tính răn đe cao hơn, từ mức xử phạt vài trăm ngàn/vụ lên hàng chục triệu đồng/vụ, tùy mức độ vi phạm.
Tuy nhiên, đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn còn một số thách thức nhất định. Tỷ lệ phát hiện số mẫu vi phạm về chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm rau củ quả và hóa chất kháng sinh trên thủy sản lại có xu hướng tăng so với trước.
Cụ thể, năm 2018, các lực lượng chức năng đã phát hiện 18 mẫu rau, củ, quả vi phạm chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chiếm 1,41% và tăng so với 0,6% của năm 2017. Cùng với đó, 46 mẫu thủy sản vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh – chiếm 1,5% và tăng so với 0,89% của năm 2017. Tình trạng trên đã và đang tác động không tốt đến mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu rau, củ, quả và thủy sản. Hậu quả trước mắt là đã có lô hàng xuất khẩu bị phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất, kháng sinh bị trả lại, tiêu hủy, gây thiệt hại về kinh tế, uy tín của doanh nghiệp nói riêng, nông sản Việt Nam nói chung.
Để khắc phục tình trạng trên, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, cần củng cố lại quy trình sản xuất, trong đó, người sản xuất, chế biến cũng như kinh doanh nông sản cần chủ động cập nhật các quy định mới về an toàn thực phẩm và thực hiện nghiêm túc quy định, khuyến cáo về thời gian cách ly, thời gian ngừng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh…
Việc quản lý an toàn thực phẩm chỉ mang lại hiệu quả cao nhất khi được thực hiện, giám sát đồng bộ, liên tục trong suốt chuỗi sản xuất từ giống cây trồng, vật nuôi, quy trình canh tác, thu hoạch, vận chuyển, chế biến tới tiêu thụ.
Theo Danviet
Chống dịch tả lợn châu Phi: Thanh Hóa thiết lập đường dây nóng
Ngay sau khi một ổ dịch tả lợn châu Phi được phát hiện tại Thanh Hóa, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đã đi kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng, chống; tỉnh Thanh Hóa cũng đã thiết lập đường dây nóng.
Như Dân Việt đã thông tin, từ ngày 23/02/2019, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại hộ ông Lê Văn Thanh, thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long, huyện Yên Định, đã có 48 con lợn mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy toàn bộ 226 con lợn của hộ chăn nuôi.
Đoàn kiểm tra của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến tại ổ dịch tả lợn châu Phi mới phát hiện tại Thanh Hóa.
Ngày 23/02/2019, Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa đã lấy 03 mẫu phủ tạng và 02 mẫu máu của hộ ông Thanh và 12 mẫu máu của 02 hộ xung quanh, kết quả, 05 bệnh phẩm (03 mẫu phủ tạng và 02 mẫu máu) lấy tại hộ ông Thanh dương tính với vi rút dịch tả lợn châu Phi (ASF). Điều đáng mừng là không phát hiện thấy vi rút ASF trên 12 mẫu máu lấy tại 2 hộ xung quanh.
Việc phun thuốc khử trùng được thực hiện.
Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm, Chi cục Thú y vùng III đã phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa, Sở NNPTNT, Chi cục Thú y Thanh Hóa tiêu hủy toàn bộ số lợn tại hộ ông ông Lê Văn Thanh, UBND huyện Yên Định đã ban hành Quyết định công bố dịch dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã Định Long theo quy định.Tạm cấp cho huyện Yên Định 800 lít hóa chất, 1 tấn vôi bột để khử trùng tiêu độc, 200 bộ bảo hộ phòng chống dịch, 10 bình động cơ phun tiêu độc khử trùng.
Thành lập 05 chốt kiểm soát ra vào vùng dịch, 08 chốt kiểm soát quanh vùng đệm; 02 đội kiểm tra lưu động liên ngành gồm công an, thú y, quản lý thị trường để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24h đối với lợn và các sản phẩm từ lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm; cũng như các trạm dừng phương tiện giao thông để thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho các phương tiện đi từ vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm ra bên ngoài.
Chuẩn bị tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền liên tục trên các phương tiện thông tin để người chăn nuôi và cộng đồng hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, các biện pháp xử lý, mức và thời gian hỗ trợ của nhà nước đối với động vật nghi mắc bệnh, đã mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan
Tổ chức ra quân kiểm soát việc giết mổ lợn, tiêu thụ thịt lợn, sản phẩm thịt lợn trong phạm vi vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm tại cơ sở, điểm giết mổ lợn; đồng thời kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn trên địa bàn; tổ chức giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; xây dựng phương án đóng cửa chợ.
Lợn bị bệnh dịch tả lợn châu Phi được tiêu hủy theo quy định.
Đặc biệt, Chi cục Thú y Thanh Hóa đã thiết lập đường dây nóng, phổ biến rộng rãi trong nhân dân số điện thoại đường dây nóng trực phòng, chống dịch: 02373.260.009 để nhân dân biết, báo cáo dịch bệnh; phân công cán bộ trực dịch bệnh tại văn phòng đồng thời bám sát địa bàn để phát hiện dịch bệnh kịp thời.
Sau khi đi kiểm tra, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu tỉnh Thanh Hóa thực hiện nghiêm việc tiêu độc khử trùng, tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ lợn để tránh dịch bệnh lây lan.
Theo Danviet
Phòng chống dịch tả lợn châu Phi: Kiên quyết thực hiện 5 KHÔNG Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi có thể lây lan trên diện rộng, người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ lợn cần thực hiện nghiêm túc "5 KHÔNG" để tránh phát tán mầm bệnh ra ngoài môi trường. Cụ thể, để giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh dịch tả lợn châu Phi, Cục Thú...