Xây dựng chiến dịch marketing hiệu quả cho ngành game trên nền tảng TikTok
Game di động là ngành công nghiệp “màu mỡ”, mang lại lượt truy cập cao cho nhà phát triển và phân phối game.
Nhưng để đạt mục tiêu kinh doanh, tiếp cận người dùng hiệu quả vẫn là một thử thách, trong đó việc xây dựng chiến lược tiếp thị toàn diện, liền mạch với vòng đời của game là nhiệm vụ “sống còn”.
Thị trường game di động đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về mức độ tương tác và doanh thu. Thực tế, theo báo cáo được thực hiện bởi công ty phân tích game toàn cầu NewZoo và TikTok for Business, tổng doanh thu thị trường game di động trong năm 2021 đạt ngưỡng 93,2 tỷ USD, trong đó khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đóng góp tới 64% con số này, qua đó trở thành thị trường tiềm năng nhất. Mảng game di động được dự đoán đạt doanh thu lên đến 116,1 tỷ USD vào năm 2024, chứng minh sự phát triển nhanh chóng của thị trường này.
Song song với sự tăng trưởng của ngành game di động là nhu cầu ngày một đa dạng trong việc thưởng thức nội dung liên quan đến game. Bên cạnh việc chơi game, các game thủ hiện nay cũng dành nhiều thời gian theo dõi các nội dung liên quan đến game, với lượt xem các nội dung này ở thị trường Đông Nam Á tăng hơn 2,4 lần mỗi năm.
Tại Việt Nam, thị trường game hứa hẹn sẽ trở thành ngành công nghiệp văn hóa phát triển trong tương lai, góp phần định hình phong cách sống tích cực và mang tới trải nghiệm thú vị. Các game thủ được khuyến khích sáng tạo và chia sẻ trải nghiệm của bản thân khi chơi game, từ đó các cộng đồng game lần lượt được ra đời, kéo theo sự “bùng nổ” của thế hệ những nhà sáng tạo nội dung truyền tải những thông điệp, những nội dung giải trí thú vị tới cộng đồng thông qua ngôn ngữ và cách trò chuyện độc đáo, sáng tạo.
Là một trong những nền tảng đón đầu xu hướng trò chơi kết hợp với giải trí (GAME-tainment), TikTok đang nổi lên là một “miền đất hứa” dành cho các nội dung về game. Theo NewZoo và TikTok for Business, hiện có đến 49% game thủ toàn cầu đang là người dùng của TikTok.Với sự đa dạng, sáng tạo, lượt xem các nội dung gaming trên TikTok đã đạt mức tăng trưởng 1440% trong năm 2021. Đồng thời, khảo sát của NewZoo đối với các game thủ đang hoạt động trên TikTok cũng cho thấy: 90% trong số các game thủ này xem nội dung gaming hằng ngày. Đặc biệt, tại Việt Nam chỉ trong năm 2021, lượt người xem các video liên quan đến chủ đề gaming trên TikTok đã tăng trưởng gấp 2,7 lần.
Yếu tố khiến TikTok thu hút cộng đồng game thủ đó là các video được đăng lên nền tảng này có thời lượng ngắn, phù hợp với tính chất “dễ chơi – dễ trải nghiệm”. Những người sáng tạo nội dung mảng game có thể đăng tải những video khoảnh khắc nổi bật nhất của mình và thu hút được lượng người xem khổng lồ.
Bên cạnh đó, TikTok còn sở hữu nhiều lợi thế so với các nền tảng giải trí khác, như việc những người sáng tạo nội dung có thể làm video theo các xu hướng (trend), sử dụng các hiệu ứng hình ảnh, âm thanh thu hút người xem, hay mời người xem tạo video cùng mình (Duet, Co-created) để xây dựng các nội dung chân thực, gần gũi, từ đó tạo ra một cộng đồng có tính tương tác cao.
Về phía nhà phát hành game, việc phát triển kế hoạch marketing cho sản phẩm của mình trên nền tảng TikTok cũng đem lại rất nhiều ưu thế về hình ảnh thương hiệu cũng như lợi nhuận. Theo khảo sát, có tới 71% game thủ trên TikTok lan tỏa hoặc tác động tích cực đến những game họ đang chơi, đồng thời họ cũng là người khả năng dẫn đầu và tạo ảnh hưởng đến những người chơi khác. Điều này đã, đang và sẽ tạo điều kiện cho các nhà phát hành game gia tăng số lượng người chơi khi thử nghiệm, phát hành những tựa game mới trên nền tảng.
Video đang HOT
Các game thủ trên TikTok không chỉ chơi, mà còn sẵn sàng chi trả nếu cảm thấy hứng thú. Theo khảo sát, TikTok thực sự có khả năng đem lại doanh thu cho các nhà phát hành game khi hơn 63% người chơi được giới thiệu thông qua TikTok sẵn sàng chi trả cho những tựa game mình thích, và 76% người chơi sẵn sàng chi trả cho các hoạt động trong game.
Bên cạnh nội dung gaming chất lượng, TikTok cũng cung cấp nhiều tính năng hỗ trợ cho các nhà quảng cáo game, tiêu biểu là khả năng tương tác sâu và tiếp cận người dùng ở bất kỳ giai đoạn nào trong phễu marketing. Ở từng giai đoạn, các nhà tiếp thị sẽ luôn có lựa chọn giải pháp và tính năng phù hợp để thúc đẩy mục tiêu.
● Instant Page (Trang tức thì) là một công cụ của TikTok mới được giới thiệu đến các doanh nghiệp Đông Nam Á – Thái Bình Dương. Đây là trang landing page với tốc độ tải nhanh hơn gấp 11 lần trang web thông thường, giúp khách hàng xem video sản phẩm sau đó nhấn nút CTA (call to action) để tìm hiểu thêm thông tin mà không phải rời khỏi ứng dụng TikTok.
● Lead Generation (Tìm kiếm Khách hàng Tiềm năng) là một giải pháp trực tiếp đến từ TikTok, giúp các nhà phát hành game dễ dàng kết nối và tạo ra những tương tác liền mạch để tiếp cận người dùng triển vọng và chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng. Với Lead Generation, người dùng có thể dễ dàng điền và cung cấp các thông tin như tên, email, số điện thoại khi quan tâm tới sản phẩm hoặc dịch vụ được quảng cáo trên nền tảng TikTok. Chỉ với vài thao tác đơn giản, tính năng Lead Generation cho phép các doanh nghiệp tạo ra những thông điệp được tùy chỉnh dành riêng cho từng phân khúc khách hàng. Với các nhà phát hành game trên nền tảng TikTok, Lead Generation sẽ trở nên hữu ích trong việc đảm bảo quảng cáo của họ sẽ tiếp cận đúng tới nhóm khách hàng mục tiêu theo cách tôn trọng và thấu hiểu khách hàng nhất.
● Bên cạnh đó tùy vào mục tiêu và tính chất sản phẩm, nhà quảng cáo có thể linh hoạt lựa chọn giải pháp phù hợp trong quá trình chuẩn bị này. Theo chia sẻ của Anh Huỳnh Đăng Khoa – Marketing & Brand Manager của VNG tại sự kiện TikTok Unboxed: Gaming 2022, sau 14 ngày ra mắt game Gunny Origin vào tháng 4/2022, game đã thu được số lượng lớn người chơi từ TikTok, đặc biệt chỉ số LTV (Thời lượng phiên trên mỗi người dùng) từ TikTok cũng tốt hơn so với các kênh khác. Chính vì vậy, VNG nhận thấy TikTok là kênh hiệu quả để truyền tải thông điệp phù hợp với xu hướng, thị hiếu của giới trẻ đối với một sản phẩm game bị cho là “lỗi thời” như Gunny.
“Đại diện của VNG chia sẻ về thành công của chiến dịch Marketing Game Gunny Origin trên nền tảng TikTok tại sự kiện TikTok Unboxed: Gaming 2022″
● Reach & Frequency: Tăng cường mạnh mẽ khả năng tiếp cận và tạo độ thân quen bằng cách tăng phạm vi tiếp cận, tần suất và lượng quảng cáo có thể phát. Linh hoạt về vị trí đặt quảng cáo để có sự tối ưu phù hợp.
● Playable Ads: Các công cụ thúc đẩy tương tác như Playable Ads – Quảng cáo kết hợp trò chơi. Các nhà phát hành game có thể sử dụng tính năng này trong các chiến dịch để giới thiệu cuộc thi, các trò chơi tương tác đơn giản, vui nhộn, từ đó tăng nhận biết thương hiệu và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
● CBO (Campaign Budget Optimization) – Tối ưu hóa ngân sách chiến dịch: CBO giúp tối ưu ngân sách của tổng thể chiến dịch để mang về kết quả tốt nhất nhưng vẫn đảm bảo được chi phí để có được kết quả đó phù hợp với chiến lược giá thầu mà nhà quảng cáo đã thiết lập.
“Với CBO, Funtap đã thu được 2 kết quả rất tuyệt vời, một là giữ CPI (Cost Per Install – chi phí mà nhà quảng cáo phải trả cho mỗi lượt cài đặt app thành công) ở mức thấp, thậm chí rẻ hơn 49% so với mục tiêu. Hai là kiểm soát ngân sách giữa các nhóm quảng cáo,” chị Mai Thị Ngọc Anh, TikTok Adnet Lead của Funtap chia sẻ về các con số ấn tượng mà các giải pháp của TikTok mang lại cho chiến dịch quảng cáo game của nhà phát hành này.
Sau khi thu thập được một số lượng người chơi cơ bản, các nhà quảng cáo cần tập trung hơn vào những người dùng có khả năng thực hiện các hoạt động có chiều sâu hơn (chẳng hạn như đăng ký tài khoản, mua vật dụng trong game…), đồng thời tối ưu hóa chi phí CPA (Cost Per Action – chi phí cho mỗi lần thực hiện hành động của khách hàng).
● Tận dụng tối ưu hóa các sự kiện trong ứng dụng AEO (App Event Optimisation – Tối ưu cho sự kiện trong ứng dụng): Tối ưu chiến dịch đối với các sự kiện cụ thể để đạt được hiệu quả kinh doanh.
● Sử dụng các “Điểm kích hoạt” (Trigger points) dành cho AEO để tối ưu hóa chuyển đổi sự kiện, từ đó tăng tính ổn định và đạt mục tiêu một cách hiệu quả.
Chia sẻ về giải pháp AEO, anh Lê Thanh Toàn – Digital Marketing Lead đến từ nhà phát hành game VNG chia sẻ: “AEO giúp giảm 92% chi phí mỗi lần mua hàng và thúc đẩy thêm 9 lần người dùng trả phí, nhờ đó doanh thu cao hơn đáng kể so với mức trung bình và tỷ suất lợi nhuận nói chung cũng cao hơn.”
“Chia sẻ của các đại diện VNG, Funtap, Amanotes về những con số ấn tượng khi thực hiện những chiến dịch marketing game trên nền tảng TikTok”
Ở bước này, nhà quảng cáo có thể áp dụng những công cụ như:
● Sử dụng tính năng Tối ưu hóa dựa trên giá trị (Value-Based Optimisation – VBO) để phân phối quảng cáo tới người dùng có khả năng mang lại doanh thu lớn nhất cho tựa game. VBO là phương pháp phân phối quảng cáo đến những người có tiềm năng trở thành khách hàng mang lại giá trị cao. Bằng việc tối ưu hóa phân phối quảng cáo cho giá trị chuyển đổi, TikTok sẽ xác định được các phân khúc đối tượng có khả năng chi tiêu nhiều cho sản phẩm game của nhà quảng cáo.
● Tiếp cận những người dùng chất lượng cao và sẵn sàng trả chi phí để tối ưu hóa lượng doanh thu trên chi tiêu quảng cáo (Return on advertising spend – ROAS).
Qua chứng minh thực tế từ các chuỗi câu chuyện thành công, các chiến lược và tính năng quảng cáo dành riêng cho mảng gaming của TikTok sẽ giúp các nhà phát hành game đạt được các mục tiêu cụ thể cho từng chiến dịch.
Với chủ đề “Nâng tầm chiến lược marketing mảng gaming trên TikTok” (Level up your game marketing strategy with TikTok), “TikTok Unboxed: Gaming 2022″ là sự kiện về chủ đề gaming đầu tiên được TikTok for Business tổ chức tại Việt Nam. Tại đây, các các chuyên gia về đo lường và đánh giá hiệu suất từ TikTok, cũng như các nhà quảng cáo dày dặn kinh nghiệm tại địa phương và trong khu vực sẽ chia sẻ về bối cảnh thị trường, tiềm năng phát triển, đưa ra những lời khuyên và cách triển khai chi tiết dành cho chiến lược marketing mảng gaming trên TikTok.
Hà Nội sẽ tiếp nhận, xử lý kiến nghị của người dân về quy định hành chính trên Zalo
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội sẽ xây dựng và đưa vào vận hành kênh thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của người dân, doanh nghiệp trên ứng dụng Zalo trong tháng 9.
Nhằm mở rộng kênh tương tác, ứng dụng CNTT để người dân, doanh nghiệp "dễ dàng thực hiện góp ý, phản ánh, kiến nghị" góp phần nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã xây dựng Kế hoạch triển khai xây dựng kênh thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của người dân, doanh nghiệp trên ứng dụng Zalo.
Sắp tới, qua ứng dụng Zalo, người dân, doanh nghiệp tại Hà Nội có thể gửi phản ánh, kiến nghị về khó khăn trong việc giải quyết thủ tục hành chính (Ảnh minh họa)
Việc thiết lập kênh thông tin này nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ trong cải cách hành chính, tạo thêm kênh tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền địa phương để gửi những phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính đến cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý, giải quyết.
Qua ứng dụng Zalo, người dân, doanh nghiệp có thể gửi phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND thành phố; các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn thành phố hoặc phản ánh, kiến nghị về hành vi, thái độ của cán bộ, công chức khi thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Qua đó, góp phần nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố.
Kế hoạch của Văn phòng UBND thành phố Hà Nội cũng nêu rõ yêu cầu kênh thông tin này phải tích hợp, kết nối với Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của Cổng Dịch vụ công quốc gia để đồng bộ dữ liệu, thực hiện quy trình tiếp nhận và xử lý thuận tiện, đúng quy định.
Kênh thông tin tiếp nhận phản ánh kiến nghị về quy định hành chính qua ứng dụng Zalo còn phải được thực hiện đơn giản, thuận tiện, có các tính năng thân thiện với người dùng. Người dân, doanh nghiệp có thể gửi phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính đến cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội một cách dễ dàng, thuận tiện.
Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ công chức khi tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị qua ứng dụng Zalo đảm bảo kịp thời, nhanh chóng điều chuyển thông tin đến cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết phản ánh kiến nghị.
Theo kế hoạch, trong tháng 9, Trung tâm Tin học - Công báo thuộc Văn phòng UBND thành phố sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu phản ánh kiến nghị. Cơ sở dữ liệu được xây dựng đảm bảo tiếp nhận thông tin từ ứng dụng Zalo chuyển đến sau khi đã phân loại với những phản ánh kiến nghị về quy định hành chính như khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền; hành vi, thái độ của cán bộ, công chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Thông tin, dữ liệu của hệ thống sẽ được điều chuyển đến Hệ thống phản ánh, kiến nghị của thành phố và thực hiện đồng bộ với Hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để tiếp nhận, xử lý theo quy định. Đảm bảo kết nối thông suốt, ổn định và an toàn, bảo mật thông tin với Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Sau khi phản ánh, kiến nghị được các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý, giải quyết, kết quả được thông báo tới người dân, doanh nghiệp gửi phản ánh, kiến nghị thông qua cơ sở dữ liệu phản ánh, kiến nghị của Văn phòng UBND thành phố Hà Nội kết nối với ứng dụng Zalo.
Cũng trong tháng 9, Trung tâm Tin học - Công báo sẽ hoàn thành việc xây dựng quy chế quản lý, vận hành hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính của người dân, doanh nghiệp trên ứng dụng Zalo.
Honda xây nhà máy pin trị giá 4,4 tỷ USD, tham vọng chuyển đổi hoàn toàn sang xe điện vào năm 2040 Mục tiêu Honda tự đặt ra là nhà máy pin phải đạt tổng công suất sản xuất hàng năm lên tới 40 GWh, tức đủ để trang bị cho 700.000 - 800.000 chiếc xe điện. Mục tiêu Honda tự đặt ra là nhà máy pin phải đạt tổng công suất sản xuất hàng năm lên tới 40 GWh, tức đủ để trang bị...