Xây dựng các “đám mây riêng” nhờ hạ tầng sẵn có
Ngày 2/11, Tập đoàn Symantec công bố các sản phẩm cung cấp cho tổ chức công nghệ thông tin có thể xây dựng các đám mây lưu trữ riêng linh hoạt bằng cách chuyển đổi hạ tầng hiện có.
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Đám mây riêng là hình thức phổ biến nhất của điện toán đám mây, cho phép một công ty phủ các lớp ảo hóa và phần mềm quản lý lên cơ sở hạ tầng hiện có để liên kết các máy chủ, lưu trữ, mạng, dữ liệu, ứng dụng…
Thế nhưng, đi kèm với nó là một loạt câu hỏi như việc liệu doanh nghiệp có tận dụng được hạ tầng đã đầu tư trước đó, hay vấn đề bảo đảm an toàn khi dữ liệu được chuyển sang đám mây…
Một khảo sát mới đây về thị trường Việt Nam của Symantec cho thấy, có tới 69% giám đốc tài chính không sẵn sàng lắm trong việc chuyển đổi ứng dụng kinh doanh quan trọng sang môi trường đám mây riêng, 54% giám đốc điều hành còn thận trọng trong việc dịch chuyển các ứng dụng.
Video đang HOT
Theo ông Raymond Goh, Giám đốc kỹ thuật của Symantec khu vực Nam Á, những lo ngại chính trong việc đưa ứng dụng vào môi trường đám mây chính là vấn đề thiếu các công cụ giám sát/quản lý (100%), hiệu suất hoạt động, độ tin cậy và tính bảo mật đều ở ngưỡng 89%.
Với việc giới thiệu một loạt giải pháp này, ông Raymond Goh tin tưởng, các tổ chức công nghệ có thêm công cụ để quản lý các dịch vụ kinh doanh toàn diện trên các nền tảng không đồng nhất (Veritas Cluster Sever 6.0 và Symantec Application HA 6.0), triển khai lưu trữ có tính mở và linh hoạt (Veritas Storage Foundation 6.0)… Qua đó, thúc đẩy việc chuyển đổi sang điện toán đám mây tại Việt Nam./.
Theo TTXVN
7 thủ đoạn đánh cắp tiền trên thiết bị Android
Hãng bảo mật Mỹ Symantec cho hay tình trạng phạm tội thông qua các thiết bị di động đang dần tăng về số lượng và độ tinh vi.
Symantec đã công bố nghiên cứu mới Động cơ của các mối đe dọa trên thiết bị Android, cung cấp phân tích sâu về các âm mưu kiếm tiền ẩn sau phần mềm độc hại nhắm tới nền tảng Android cùng những thủ đoạn khác có thể sẽ diễn ra trong tương lai gần.
Đa số nỗ lực kiếm tiền từ ứng dụng di động chứa mã độc có tỷ lệ lợi nhuận trên lượng lây nhiễm thấp (low revenue-per-infection), tức hiệu quả mang lại cho kẻ tấn công không cao. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể sẽ tăng lên trong thời gian tới khi điện thoại thông minh trở thành thiết bị thanh toán trực tuyến (ví điện tử) và mức độ sử dụng smartphone cũng đang bùng nổ (lượng bán ra các thiết bị di động mới tăng tới 55% trong năm 2010).
Android là nền tảng mở và phổ biến nên dễ trở thành mục tiêu tấn công số một của tội phạm trên thiết bị di động. Ảnh: DigiTrend.
Các thủ đoạn ăn cắp tiền phổ biến hiện nay trên các dòng máy Android gồm:
- Lừa đảo thu phí gọi/nhắn tin tới số điện thoại trả tiền (Premium rate number billing scams).
- Phần mềm gián điệp.
- Nhúng mã độc trong các công cụ tìm kiếm.
- Lừa đảo kiểu trả tiền cho mỗi lần click (Pay-per-click scams).
- Lừa đảo kiểu trả tiền theo lần cài đặt (Pay-per-install schemes).
- Phần mềm quảng cáo Adware.
- Ăn cắp số tài khoản ủy quyền trên di động.
Trong tương lai, tội phạm có thể áp dụng nhiều hình thức khác như ăn cắp và bán dữ liệu tài chính, thông tin ngân hàng (banking credentials), bán số IMEI, chào bán phần mềm bảo mật di động giả. Đây là những chiến lược đã được tội phạm thực hiện rất thành công trên máy tính cá nhân (PC).
Symantec đã tung ra một loạt các phần mềm bảo mật khác nhau để bảo vệ thiết bị di động của người dùng như Norton Mobile Security Lite (miễn phí) hay Norton Tablet Security bên cạnh một số giải pháp dành cho doanh nghiệp gồm Symantec Mobile Management 7.1, Endpoint Protection Mobile Edition 6.0, Encryption Solutions và Symantec Validation and Identity Protection (VIP).
Hãng này tin rằng hệ điều hành Android đang ngày càng phổ biến và đây lại là một nền tảng mở, do đó kẻ tấn công sẽ tiếp tục đầu tư vào việc tạo ra nhiều phần mềm độc hại trên Android và khai thác những thủ đoạn kiếm tiền tinh vi hơn nữa.
Theo VNExpress
Tin tặc tấn công 48 công ty Chưa xác định được liệu tin tặc có hoạt động một mình hay không và vì lợi ích của ai Ít nhất 48 công ty hóa chất và quốc phòng là nạn nhân của cuộc tấn công phối hợp trên mạng vốn xuất phát từ một người đàn ông ở Trung Quốc (TQ). Bản báo cáo mới công bố hôm 31-10 của Công...