Xấu hổ có mẹ buôn đồng nát tôi giới thiệu là giúp việc với đồng nghiệp, đến cuối cùng lại phải hối hận khi bà bỏ đi
Sợ đồng nghiệp chê cười, mất mặt khi phó giám đốc lại có mẹ đi buôn đồng nát, tôi giới thiệu mẹ là giúp việc, không phải mẹ đẻ.
Lấy chồng thành phố, tôi luôn mặc cảm mình là gái quê phải nỗ lực làm việc, kiếm thật nhiều tiền để nhà chồng không còn chê, coi thường nữa. Sau 15 năm, tôi cũng đã thực hiện được giấc mơ làm phó giám đốc công ty xuất nhập khẩu. Bây giờ tôi đã mua được căn nhà 5 tầng rộng rãi, ô tô sang đứng tên tôi khiến nhà chồng nể phục sát đất.
Có tiền tôi cũng là người có quyền, bắt nạt được chồng hơn. Bố tôi mới mất được hơn một năm nay, nhà lại có mình tôi nên tôi đón mẹ lên sống cùng luôn tiện chăm sóc. Lên ở nhà biệt thự nhưng mẹ tôi kêu buồn chán chân tay, thấy khu nhà tôi sang chảnh mọi người hay ăn nhậu rồi mua sắm đủ thứ đồ đạc thừa thãi chất thành đống, bà nảy ra ý định đi buôn đồng nát vừa đỡ chán lại còn có thể giúp nơi ở xung quanh sạch sẽ, gọn gàng.
Bao lần tôi cấm mẹ đi làm, chỉ cần ở nhà tôi nuôi nhưng bà không chịu. Bà sợ ở nhà không, ăn bám rồi thông gia và con rể dị nghị. Mẹ tôi làm thế này chẳng khác gì làm xấu mặt tôi, nói tôi bạc đãi bà. Ai đời ở nhà cao cửa rộng lại đi làm cái nghề của mấy người nghèo hèn, thất học.
Gia đình vẫn yên ấm thì bỗng dưng 5, 6 đồng nghiệp bất ngờ đến nhà tôi chơi chúc mừng sinh nhật tôi. Họ đến tặng quà bánh để lấy lòng tôi, tôi không lạ gì kiểu nịnh nọt lãnh đạo thế này. Thấy mẹ tôi ngồi góc sân phân loại đống đồng nát vừa thu mua được, đồng nghiệp tò mò hỏi tôi bà là ai.
Sợ đồng nghiệp chê cười, mất mặt khi phó giám đốc lại có mẹ đi buôn đồng nát tôi giới thiệu mẹ là giúp việc của nhà mình. Do bà tiếc của nên nhặt đồ không sử dụng trong nhà bán thôi, chứ mẹ đẻ tôi là giáo viên đã về hưu ở quê.
Video đang HOT
Mẹ tôi nghe thấy thế liền bước vào nhà vui vẻ giới thiệu bà là giúp việc khiến tôi cảm thấy có lỗi vô cùng. Cho đến khi đồng nghiệp về hết, tôi định vào giải thích với mẹ thì đã thấy bà khóa trái cửa đi ngủ. Sáng hôm sau tỉnh dậy, không thấy mẹ lẫn đồ đạc đâu cả.
Vợ chồng tôi hốt hoảng đi tìm thì thấy mẹ để lại tờ giấy nói đã bắt xe về quê. Tức tốc về quê khuyên, xin lỗi, thuyết phục mẹ lên thành phố ở thế nào cũng không được. Thái độ cương quyết của mẹ khiến tôi hối hận, day dứt vô cùng.
Rồi thì hàng xóm láng giềng biết chuyện, họ chỉ trích, phê phán tôi là đứa con bất hiếu chẳng ra gì. Nhà chồng, họ hà ng cũng mắng nhiếc tôi vì sĩ diện mà không dám nhận mẹ mình, sợ người ta đánh giá, chê cười chứ không sợ mẹ buồn.
Đồng nghiệp cũng biết chuyện họ nói xấu sau lưng tôi, nói tôi là một người chẳng ra gì, đến mẹ còn đối xử tệ bạc, coi thường thì tốt với ai được. Vì việc này mà tôi bị giáng chức. Về quê xin lỗi mẹ không tha thứ, nhà chồng thì khinh miệt, coi thường, đồng nghiệp nói xấu sau lưng, không phục khiến tôi mệt mỏi, hối hận vô cùng. Tôi đã sai khi không dám tự tin giới thiệu mẹ là mẹ mình lại còn nói dối làm tổn thương bà, tự hại mình thế này. Theo mọi người tôi nên làm gì để nhận được sự tha thứ từ mẹ mình?
Giận là để yêu nhau nhiều hơn
Khi người ta thật lòng yêu nhau thì dù có phát sinh mâu thuẫn lớn thế nào cũng sẽ biết tìm cách hóa giải. Còn một khi không còn yêu nhau nữa thì một cuộc cãi vã nhỏ cũng sẽ là cái cớ để buông bỏ, rời xa.
Sáng qua vợ chồng tôi cãi nhau, khi nỗi cảm xúc không cách nào chế ngự, tôi đã nói với chồng rằng: "Tôi hối hận...", "Hối hận vì đã lấy anh chứ gì?" - Chồng tôi cướp lời rồi vùng vằng ra khỏi nhà, bỏ lại tôi một mình trong căn nhà yên ắng.
Tôi mệt mỏi ngồi xuống giường, chạm vào mắt là tấm ảnh cưới. Trong đó chồng tôi chỉn chu trong bộ vét xanh, còn tôi rạng ngời ôm hoa trong chiếc váy cưới trắng tinh điệu đà. Ngày ấy chưa vướng bận âu lo, hôn nhân trong suy nghĩ của tôi không giống như hiện tại thế này. Chúng tôi dễ nổi cáu với nhau bắt đầu từ những chuyện chẳng đâu vào đâu cả.
Một cậu bạn tôi từng nói: Hôn nhân nghĩa là một cuộc chịu đựng kéo dài. Đôi nào chịu đựng được nhau thì bền lâu, đôi nào không chịu đựng được nhau thì tan rã. Và ngay cả chịu đựng như thế nào người ta cũng vẫn phải học.
Bật điện thoại, tôi nhận được đường link chồng gửi qua trang cá nhân, đó là bức ảnh một cụ bà ngồi phía sau vòng tay ôm cụ ông, đầu bà dựa vào lưng cụ ông mắt nhắm một cách an yên, còn cụ ông hình như đang dùng khăn lau nước mắt. Dưới bức ảnh ấy là lời nhắn của chồng tôi: "Anh thực sự chẳng mơ ước điều gì to tát. Chỉ mong có thể sống với nhau đến già, khi bệnh tật ốm đau, vợ chồng mình vẫn có thể cận kề bên nhau như thế. Ước mơ như này liệu có tham lam quá không?".
Bức ảnh ấy, câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng ấy tôi đã đọc đã xem qua rồi trên mạng rồi. Thế nhưng hôm nay, dưới bức ảnh ấy là tin nhắn được viết bởi một người đàn ông khô khan như chồng tôi khiến tôi xúc động.
Tôi nghĩ về bố mẹ tôi. Ông bà đều đã ngoài bảy mươi. Bố tôi hơn nửa cuộc đời sống xa nhà, nghỉ hưu mới về với mẹ. Bố tôi khó tính, hầu như không có ngày nào ông không than phiền hay cằn nhằn với mẹ một điều gì đó. Hai ông bà mà ngồi với nhau, nói về chuyện gì đấy, lúc đầu còn vui vẻ, cuối cùng bao giờ cũng là cãi vã.
Nhiều khi tôi bảo mẹ rằng biết bố khó tính rồi thì bớt trò chuyện với nhau đi, rảnh thì đi đâu đó mà chơi, cứ ngồi với nhau làm gì cho sinh chuyện. Mẹ tôi nói bà chẳng thiếu chỗ để đi, nhưng bà đi thì ông ngồi một mình ở nhà cũng buồn. Vả lại ông nói nhiều, ông hay gắt gỏng, bà nghe mãi rồi cũng quen.
Ấy vậy mà bà chỉ cảm cúm một chút là ông lo chạy đi mua thuốc, lo lóc cóc đạp xe đi chợ mua thịt về băm nấu cháo cho bà. Ông nói chăm bà khỏe để bà còn lo cho ông. Ông ốm đau nằm viện, ông bắt bà mang theo hành lý hai ông bà cùng ở viện. Ông không cho đứa con nào ở chăm, vì không ai chiều ông được như bà. Mặc dù bà chăm ông vẫn cứ phải nghe ông "mắng như hát hay" mỗi ngày.
Mẹ tôi nói, vợ chồng là như thế, hợp nhau thì cãi nhau ít, khắc nhau thì cãi nhau nhiều. Bát đũa còn xô nhau huống chi hai người không cùng tính cách không cùng suy nghĩ. Nhưng xô nhau cũng vừa đủ để nhận ra đúng sai chứ không phải xô nhau cho đổ bể rồi vợ chồng chia lìa, con cái bơ vơ tủi nhục.
Ở trên đời này, nếu nói một thứ gì đó vô cùng xa lạ mà cũng vô cùng gần gũi ấy là vợ với chồng, vô cùng tàn nhẫn nhưng cũng vô cùng yêu thương cũng là vợ với chồng. Phải đến khi cô đơn, khi mỏi mệt ốm đau mới cảm nhận rõ giá trị vô ngần của hai từ ấy.
Mỗi lần gặp, đa số bạn bè tôi cũng đều mang tâm trạng giống nhau, ít nhiều thất vọng về cuộc hôn nhân của mình. Ai cũng nhớ về ngày mới yêu thương hò hẹn, nhớ về ngày mới run run nắm tay, ngại ngùng trao vòng tay ôm hay mê đắm trong những lời dịu ngọt. Rồi nhìn về hiện tại, thấy người mình từng yêu sao khác xưa nhiều quá. Đến nỗi có người nói rằng nếu biết trước được bạn đời của mình là người như thế thì ngày xưa đã không lựa chọn.
Thực ra thì ngày yêu nhau chúng ta cứ nghĩ yêu là bất chấp mọi thứ để theo đuổi. Kết hôn rồi mới biết chỉ tình yêu thôi là chưa đủ. Để có được bình yên, để hôn nhân hạnh phúc thì vợ chồng phải luôn vì nhau mà cố gắng, vì nhau mà thay đổi bản thân.
Khi người ta thật lòng yêu nhau thì dù có phát sinh mâu thuẫn lớn thế nào đi nữa cũng sẽ biết tìm cách hóa giải. Còn một khi người ta không còn yêu nhau thì một cuộc cãi vã nhỏ cũng sẽ là cái cớ để buông bỏ, rời xa. Và tôi biết chồng tôi rời khỏi nhà trong nỗi chán chường tức giận nhưng ngay sau đó anh lại vẫn mơ tưởng đến khi già vẫn còn có thể bên nhau. Tôi chỉ vì một tin nhắn của chồng mà bỗng chốc quên hết mọi ấm ức hờn giận. Vợ chồng, giận nhau là để nhận ra còn thương nhau, giận nhau để yêu nhau nhiều hơn nữa.
Người ta hay nói đến hạnh phúc là một điều gì đó to tát xa vời, là thứ gì đó lung linh huyền diệu mà quên đi rằng hạnh phúc cực kì đơn giản. Chỉ là mỗi ngày đi qua, mặt trời mọc rồi lặn, trời nắng rồi mưa, lúc vui sướng tột cùng hay tột cùng tuyệt vọng vẫn chỉ muốn về nhà bởi biết rằng ở đó có người đang đón đợi.
Đang bàn với chồng về việc biếu quà Tết sếp thì mẹ anh ấy bỗng xuất hiện đưa tôi một túi bóng đen chứa đầy thứ khiếp đảm Tôi có chút hối hận vì đã nói chuyện này trước mặt mẹ chồng... Gần Tết hẳn là ai cũng sẽ đau đầu bởi biết bao khoản chi tiêu, mua sắm. Trước đây, khi chưa lấy chồng, mọi việc trong nhà từ a tới z sẽ là một tay mẹ đẻ tôi lo hết. Vậy nên tôi nhàn hạ lắm, có biết cân...