Xào giá đỗ nên để lửa to hay nhỏ? Đây là cách làm của đầu bếp, đúng cách giá mới không ra nhiều nước
Việc để lửa to hay nhỏ, nêm muối sớm hay muộn cũng quyết định đến chất lượng món giá đỗ xào.
Có nên ăn giá đỗ xào?
Giá đỗ là một trong những loại rau mầm tươi ngon, thanh mát khiến nhiều người yêu thích. Không chỉ thế, giá đỗ vô cùng tốt cho sức khỏe. Giá đỗ có tính mát, vị ngọt, không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, thông kinh lạc, giải độc mà còn điều hòa ngũ tạng, làm đẹp da, tiêu ẩm, thanh nhiệt.
Trong quá trình nảy mầm của đậu xanh, vitamin C tăng lên rất nhiều, gấp 7 lần hàm lượng ban đầu của đậu xanh nên giá trị dinh dưỡng của giá đỗ lớn hơn so với đậu xanh. Giá đỗ chứa nhiều chất đạm, chất béo, chất bột đường, nhiều loại vitamin, xenlulo, caroten, niacin, phốt pho, kẽm và các khoáng chất khác, có tác dụng giảm cân an toàn.
Hơn nữa, giá đỗ xanh có chứa chất riboflavin rất thích hợp cho những người bị viêm loét miệng. Giá đỗ rất giàu chất xơ, là loại rau tốt cho người bệnh táo bón, có tác dụng phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa. Nó còn có chức năng làm sạch sự tích tụ của cholesterol và chất béo trong thành mạch máu và ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Giá đỗ có thể ăn sống, làm gỏi nộm, nấu canh hay quen thuộc nhất là làm các món xào. Tuy nhiên nhiều người chia sẻ, giá đỗ xào rất ngon vì thế thường hay làm những món này để ăn tuy nhiên không hiểu vì sao khi xào giá, nó thường bị mềm nhũn và ra rất nhiều nước, không được giòn ngon như ngoài hàng.
Đầu bếp cho rằng, việc sử dụng lửa to hay nhỏ cũng quyết định đến việc giá đỗ xào hay bị ra nước và mềm. Ngoài ra thời điểm cho muối cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng của giá đỗ xào.
Vậy khi xào giá đỗ, nên để lửa to hay nhỏ, muối cho vào lúc nào mới đúng, các bạn hãy tham khảo cách làm dưới đây nhé:
Chuẩn bị:
Video đang HOT
- 500 gam giá đỗ xanh, lượng muối thích hợp, hành lá, mỡ lợn hoặc dầu ăn
Giá đỗ mua về rửa sạch, nhặt bỏ rễ nếu rễ già và dài sau đó đem rửa sạch, để ráo.
Cho một lượng dầu thực vật thích hợp hoặc mỡ lợn vừa đủ vào nồi và đun nóng đến nhiệt độ 70%.
Nếu có hành khô thì phi thơm hành khô rồi cho ra đỗ vào xào. Để lửa to.
Xào cho đến khi giá đỗ hơi đổi màu, hơi mềm một chút. Thời gian này khoảng từ 2-3 phút là đủ. Không nên xào lâu và để lửa nhỏ sẽ khiến giá đỗ mềm và chảy nước, không ngon giòn.
Lúc này cho ngay muối vừa đủ vào, đảo đều, rắc ít hành lá lên rồi tắt bếp.
Giá đỗ xào kiểu này giòn và ngon ngọt, tươi mát, thơm ngon, người lớn và trẻ nhỏ đều thích. Cách làm rất đơn giản, bạn cũng có thể thử.
Một lưu ý nhỏ để cho món giá đỗ xào không bị mềm và chảy nước đó là khi xào chúng ta nên để lửa to.
Ngoài ra, nếu gia đình bạn muốn ăn giá đỗ xào cùng với thịt thì bạn cũng chỉ cần làm theo những bước như trên, nhưng khi bắt đầu xào hãy cho thịt vào đảo trước, sau đó mới tiếp tục cho giá đỗ vào đảo cùng. Làm như vậy thì giá đỗ sẽ không bị nát.
Vậy là chỉ bằng 3 bước đơn giản là chúng ta đã có một món giá đỗ xào ngon tuyệt dành cho gia đình.
Chúc các bạn thành công
Xôi hạt dẻ - ấm lòng ngày đầu đông
Hạt xôi căng mẩy, dẻo mềm quyện hạt dẻ bở bùi, ngọt dịu như lan dần ra hương vị rất đỗi mộc mạc của đất trời.
Nguyên liệu
500 gr gạo nếp
500 gr hạt dẻ
1 thìa cà phê muối tinh
1 thìa canh mỡ lợn hoặc dầu ăn
Ăn kèm (tùy chọn): Lạp xưởng, ruốc hoặc vừng lạc
Cách làm
Hạt dẻ được ví là "vua của loài quả khô" trong mùa đông. Theo Đông y, hạt dẻ có vị ngọt tính ôn, vào vị, tỳ, giúp bồi bổ cơ thể, chống mệt mỏi, tốt cho dạ dày, cầm máu. Có nhiều món ăn từ hạt dẻ rất tốt cho cơ thể như: Hạt dẻ nướng mật ong, xôi hạt dẻ, gà hầm hạt dẻ, cơm rang hạt dẻ...
1. Hạt dẻ rửa sạch, lau khô, dùng dao khứa nhẹ một lát ngang trên vỏ. Cho hạt dẻ cùng lượng nước xâm xấp và luộc 10-12 phút hoặc cho tới khi phần cắt nứt nhẹ, vớt ra ngâm vào nước lạnh để vỏ mềm, dễ bóc. Sau đó, bóc lớp vỏ ngoài và vỏ lụa, cắt thành miếng vừa ăn.
2. Gạo nếp vo sạch, ngâm nước qua đêm khoảng 6-8 tiếng. Nếu muốn nấu luôn thì ngâm vào nước ấm khoảng một tiếng trước khi nấu. Sau đó, đổ gạo ra, xả nhẹ nước, để ráo.
3. Cho hạt dẻ vào gạo, thêm một thìa cà phê muối tinh và trộn đều để giúp xôi đậm đà hơn.
4. Đun sôi nước, làm nóng chõ đồ xôi, hạ nhiệt rồi cho gạo và hạt dẻ vào chõ, dàn đều và tiến hành đồ xôi. Sau khoảng 15-20 phút khi hạt gạo nở, thêm một muỗng canh dầu ăn vào đảo đều giúp hạt xôi căng mẩy. Đậy vung, tiếp tục đồ xôi thêm 20 phút nữa để xôi chín đều, dẻo mềm.
5. Xới xôi ra đĩa, ăn kèm lạp xưởng, ruốc hoặc vừng lạc rang đều ngon. Hạt xôi căng mẩy, dẻo mềm quyện hạt dẻ bở bùi, ngọt dịu.
Chú ý:
Chọn gạo nếp hạt mẩy, bóng, đều sẽ giúp món xôi ngon hơn.
Cách chọn hạt dẻ ngon: hạt tròn, màu nâu sậm, vỏ tươi. Nếu mua được hạt dẻ Trùng Khánh, Cao Bằng là chuẩn vị nhất.
Nếu không có chõ đồ xôi, bạn cho nếp đã trộn hạt dẻ vào nồi (nếu nồi cũ thì lót thêm giấy bạc dưới đáy cho đỡ bén), rồi thêm lượng nước gần xâm xấp bề mặt (chưa bằng mặt gạo) và bật chế độ như nấu cơm bình thường. Khi nồi chuyển qua chế độ giữ ấm thì mở vung, xới đảo nhẹ cùng chút dầu ăn, giữ ấm một lúc là xôi chín mềm dẻo.
Để thêm hương vị có thể đồ thêm cùng ít đỗ xanh hoặc đỗ đen (tùy chọn, nên ngâm đỗ trước). Trộn thêm nước cốt dừa cũng giúp món ăn trở nên béo ngậy hơn.
Thực đơn 4 món ngon cỡ này, ai cũng phải thèm cơm nhà mẹ nấu Thực đơn hôm nay toàn các món rất hợp ăn với cơm trắng, ăn vài bát vẫn còn thèm. Thịt bò kho củ cải Thịt bò cắt thành miếng nhỏ, chần sơ qua với nước nóng. Cho thịt vào nồi, thêm gia vị, hạt tiêu, hành, đậy nắp đun nhỏ lửa trong 1 tiếng. Củ cải rửa sạch, gọt vỏ, cắt khúc vừa...