Xăng ngấm vào giếng nước của dân
Một lượng lớn xăng rò rỉ từ trạm xăng dầu ở tỉnh Bình Phước đã theo nguồn nước ngầm chảy vào các giếng nước sinh hoạt của người dân trong vùng gây nên cảnh bất an suốt nhiều ngày qua.
Trạm xăng dầu Hồng Hạng vẫn mở cửa bán bình thường – Ảnh: Phước Hiệp
Nước múc từ giếng lên có thể đốt cháy
Người dân bức xúc kéo đến Trạm xăng dầu Hồng Hạng phản đối – Ảnh: Phước Hiệp
Những ngày qua, nhiều người dân ở thôn 9, xã Long Hà, H.Bù Gia Mập (Bình Phước) có biểu hiện choáng váng, buồn nôn không muốn ăn uống vì mùi xăng từ bồn xăng của Trạm xăng dầu Hồng Hạng bị rò rỉ tràn vào giếng nước sinh hoạt hành hạ.
Say xăng cả ngày
Giếng đào đã sử dụng hơn 15 năm nay không hề hấn gì nhưng 3 tuần nay nước có mùi rất lạ. Nước múc lên bật quẹt đốt là cháy bừng
Video đang HOT
Ông Hoàng Văn Môn, một người dân ở thôn 9, xã Long Hà, H.Bù Gia Mập (Bình Phước)
Cách Trạm xăng dầu Hồng Hạng 500 m, chúng tôi đã ngửi thấy mùi xăng nồng nặc bốc ra từ miệng giếng nước sinh hoạt của người dân. Nhiều hộ dân không chịu nổi phải bật quạt liên tục để đẩy khí độc ra ngoài.
Anh Hoàng Tiến Yên, một hộ dân sống gần trạm xăng, cho biết cách nay khoảng 20 ngày khi bơm nước lên sử dụng thì anh ngửi thấy nước hôi mùi xăng rất nặng, ngủ cũng nghe mùi xăng. Để có nước sinh hoạt, hằng ngày gia đình anh Yên phải đi xin nước của các hộ dân sống cách xa trạm xăng hàng chục cây số. Cùng cảnh ngộ với anh Yên, bà Kiều Thị Mai bức xúc: “Hiện tại nhà tôi có ba đứa cháu nhỏ đều bị nhập viện vì hít phải xăng. Cả ngày ngửi mùi xăng người cứ lờ đờ như say xỉn”.
Chỉ tay về phía Trạm xăng dầu Hồng Hạng, bà Cấn Thị Nghĩa nói: “Nhà tôi nằm rất gần cây xăng, giếng đã bị ô nhiễm nặng, sủi bọt có váng. Xăng có lẫn trong không khí, chỉ cần sơ ý một chút là cháy liền. Sống ở đây không khác gì sống trên một quả bom nổ chậm. Trong người lúc nào cũng thấy buồn nôn, choáng váng, khó thở, không thiết ăn uống gì”. Giếng nước của ông Hoàng Văn Môn cũng rơi vào cảnh tương tự. “Giếng đào đã sử dụng hơn 15 năm nay không hề hấn gì nhưng 3 tuần nay nước có mùi rất lạ. Nước múc lên bật quẹt đốt là cháy bừng”, ông Môn kể.
Theo quan sát của chúng tôi, ở những giếng nước của các hộ dân gần Trạm xăng dầu Hồng Hạng, nước múc lên đa phần toàn xăng có màu xanh đen, chỉ có một phần rất ít nước đọng bên dưới. Giếng nào bị nhiễm nhẹ thì cũng có tới 25% là xăng.
Hút hết nước giếng là xong ?
Ô nhiễm không thể khắc phục được ! Theo PGS-TS Phùng Chí Sỹ, Phó viện trưởng Viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường, tình trạng nước ngầm bị nhiễm xăng dầu đã từng xảy ra ở một số khu vực gần kho xăng, dầu tại Cam Ranh, Nha Trang, TP.HCM… và mới đây là tại xã Long Hòa, H.Bù Gia Mập (Bình Phước). Nguyên nhân có thể do xăng dầu bị rò rỉ bởi sự cố, hoặc rơi vãi trong hoạt động kinh doanh, ngấm xuống đất, gây ô nhiễm tầng nước ngầm. Nước ngầm bị nhiễm xăng dầu không thể sử dụng được vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể gây bệnh ung thư, dị ứng da… Để xử lý, phải lọc nước bằng than hoạt tính rất tốn kém. Cách tốt nhất là bỏ giếng nước đó, không dùng nữa và yêu cầu đơn vị gây ô nhiễm cung cấp nguồn nước sạch cho khu vực bị ảnh hưởng. Với nguồn nước ngầm, không thể khôi phục được do nằm sâu trong lòng đất nên xăng, dầu sẽ không thể tự phân hủy mà chỉ có thể pha loãng đi trong quá trình lan tỏa trong tầng nước ngầm. Mai Vọng
Từ phản ánh của các hộ dân, ngày 20.12, Phòng Cảnh sát PCCC (Công an tỉnh Bình Phước) đã về thôn 9, xã Long Hà, H.Bù Gia Mập để kiểm tra và xác định bồn chứa xăng dầu của Trạm xăng dầu Hồng Hạng (do ông Trần Văn Khánh và bà Nguyễn Thị Hạng làm chủ) bị rò rỉ, thẩm thấu vào mạch nước ngầm khiến giếng nước sinh hoạt của nhiều hộ dân nhiễm xăng nặng.
Bước đầu cơ quan chức năng xác định bồn xăng này bị rò rỉ sâu dưới lòng đất 10 – 15 m, với bán kính khoảng 70 m2 và tràn vào giếng của hơn 10 hộ dân xung quanh. Cơ quan chức năng cũng đã yêu cầu chủ trạm xăng niêm phong bồn xăng bị rò rỉ. Mặt khác cũng khuyến cáo người dân không sử dụng nguồn nước ô nhiễm, không được bơm nước, sử dụng điện, lửa gần giếng nước nhằm tránh xảy ra cháy nổ.
Bà Nguyễn Thị Thủy (em gái bà Hạng), người trực tiếp quản lý trạm xăng cho rằng nguyên nhân rò rỉ là do nhân viên khi bơm xăng vào bồn đã quên mở nắp thông hơi khiến xăng bị bí khí dẫn đến rò rỉ. Số lượng xăng bị rò rỉ ra lòng đất ước khoảng 2.000 lít.
Trong khi đó, ông Lê Văn Toàn, Phó trưởng Công an xã Long Hà, nhìn nhận: “Việc khắc phục hậu quả sẽ rất khó khăn và sẽ mất thời gian dài vì lượng xăng rò rỉ ra quá nhiều và ăn sâu dưới lòng đất”. Theo ông Vương Sỹ Phong, Chủ tịch UBND xã Long Hà, tại cuộc họp tối 23.12 giữa chính quyền địa phương với người dân và chủ trạm xăng để thống nhất phương án khắc phục sự cố, bà Nguyễn Thị Hạng cho rằng số lượng xăng dầu bị rò rỉ “chỉ khoảng hơn 400 lít”. Để khắc phục hậu quả, phía trạm xăng cam kết sẽ hút hết số nước bị nhiễm xăng tại các giếng nước của các hộ dân, đồng thời cung cấp nước sạch cho bà con sử dụng. Tuy nhiên, ý kiến này đã bị người dân phản đối quyết liệt vì bà con cho rằng lượng xăng gây ô nhiễm lớn hơn nhiều so với con số đó.
Phải bồi thường thiệt hại cho dân
Hiện tại, những giếng nước nhiễm xăng có thể cháy nổ bất cứ lúc nào. Trong khi đó, việc hút nước ở giếng trên thực tế cũng chỉ là giải pháp tạm thời, người dân vẫn sống trong bất an, lo lắng những ảnh hưởng về lâu dài do ô nhiễm xăng gây ra.
Chất lượng hầm xăng có vấn đề ? Theo giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Bà Rịa-Vũng Tàu, chỉ cần kho hàng bị xì một lỗ nhỏ như lỗ kim thì lượng xăng dầu rò rỉ ra ngoài rất nhiều. Hằng ngày, tại các cây xăng đều có nhân viên kiểm tra kho hàng nên việc phát hiện rò rỉ xăng dầu rất nhanh. Hiện tượng rò rỉ xăng dầu chỉ xảy ra khi loại thép để làm kho chứa không tốt, hầm kho bị nghiêng lún, nứt mối hàn. Nếu sử dụng loại thép do Trung Quốc sản xuất thì chỉ sử dụng được từ 5 – 7 năm. Vì dùng loại thép không tốt nên bị xăng dầu ăn mòn rất nhanh, vì vậy xảy ra rò rỉ là điều đương nhiên. Nguyễn Long
Trao đổi với Thanh Niên xung quanh vụ việc này, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, cho rằng để xác định được trách nhiệm của Trạm xăng dầu Hồng Hạng cần phải chờ kết luận của cơ quan chức năng về nguồn gốc của số xăng rò rỉ và mức độ ô nhiễm đối với đất và nguồn nước do xăng gây ra. “Tuy nhiên theo thông tin ban đầu thì có thể thấy đây là sự cố môi trường, là rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của trạm xăng dầu gây ô nhiễm đất đai và nguồn nước xung quanh.
Căn cứ theo quy định tại điều 90 luật Bảo vệ môi trường, nếu nguồn gốc của số lượng xăng đang gây ô nhiễm môi trường là xuất phát từ Trạm xăng dầu Hồng Hạng thì doanh nghiệp này phải có trách nhiệm bồi thường cho người dân bị thiệt hại”, luật sư Hậu phân tích.
Thế nhưng khi được hỏi về trách nhiệm của cơ quan chức năng địa phương trong vụ việc này, ông Nguyễn Phú Quới, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Bình Phước, nói: “Tôi chỉ biết sự việc qua báo đài chứ chưa nghe địa phương báo cáo lên. Tôi mới về nhận công tác được 10 ngày nay, vụ việc cụ thể thế nào tôi không nắm rõ. Có gì tôi sẽ chỉ đạo các phòng, ban báo cáo và trả lời sau”
Theo TNO
Tá hỏa vì giếng nước nhiễm xăng
Nhiều ngày nay, nhiều hộ dân của thôn 9, xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước sống trong lo lắng vì giếng nước của gia đình bị nhiễm xăng và có thể phát cháy bất cứ lúc nào.
Ban đầu cơ quan chức năng xác định bồn xăng bị rò rỉ sâu dưới lòng đất 10 - 15m, với bán kính khoảng 70m2 và tràn vào giếng của hơn 10 hộ dân.
Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, công an tỉnh Bình Phước phối hợp với công an xã Long Hà đã đến lập biên bản hiện trường, đồng thời lấy mẫu nước giếng của các hộ dân gửi cơ quan chức năng phân tích, xét nghiệm mức độ nhiễm xăng. Ông Lê Văn Toàn, Phó trưởng công an xã Long Hà cho biết: Mẫu nước giếng của hơn 10 hộ dân đã được gửi đi phân tích, xét nghiệm. Để đảm bảo an toàn cho các hộ dân, công an xã đề nghị cơ quan chức năng yêu cầu chủ trạm xăng niêm phong, ngưng hoạt động để khắc phục hậu quả.
Mặt khác cơ quan chức năng cũng khuyến cáo người dân không sử dụng nguồn nước ô nhiễm, không được bơm nước, sử dụng điện, lửa gần giếng nước nhằm tránh xảy ra cháy nổ. "Việc khắc phục hậu quả sẽ rất khó khăn và sẽ mất thời gian dài vì lượng xăng rò rỉ quá lớn và ăn sâu dưới lòng đất", ông Toàn cho biết.
Trước đó một số hộ dân sống xung quanh Trạm kinh doanh xăng dầu Hồng Hạng (ở thôn 9, xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước) phát hiện nước giếng đang sử dụng nhiễm xăng không thể sử dụng. Anh Hoàng Tiến Yên, một hộ dân sống gần trạm kinh doanh xăng dầu Hồng Hạng, là người đầu tiên phát hiện giếng nước của gia đình mình và một số hộ dân trong khu vực bị nhiễm xăng nghiêm trọng.
Gần một tháng nay, gia đình anh Yên phải đi xin nước ở nơi khác về sử dụng. Không những vậy, sợ giếng nước có thể bốc cháy bất cứ lúc nào nên anh Yên không dám sử dụng lửa trong nhà. Anh Hoàng Tiến Yên cho biết: Cách nay khoảng 20 ngày khi bơm nước lên sử dụng thì ngửi thấy mùi xăng rất nặng. Tương tự, giếng nước của gia đình bà Cấn Thị Ngãi sử dụng hàng chục năm nay cũng bị nhiễm xăng. Để chứng minh, bà Ngãi đã múc nước lên rồi bật lửa, nước giếng cháy bùng bùng.
Không riêng gì hai hộ dân trên, hầu hết các hộ dân sống quanh khu vực trạm kinh doanh xăng dầu Hồng Hạng đều ở tình trạng tương tự. Theo tìm hiểu của phóng viên, trạm kinh doanh xăng dầu Hồng Hạng nằm sát trung tâm xã Long Hà, huyện Bù Gia Mập. Trạm xăng dầu này do vợ chồng ông Trần Văn Khánh và bà Nguyễn Thị Hạng làm chủ. Tuy nhiên, khi phóng viên có mặt tại hiện trường tìm hiểu, bà Hạng từ chối trả lời. Còn ông Khánh thì phủ nhận: "Tôi không phải là Khánh".
Tiếp xúc với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thủy, người trực tiếp bán xăng thừa nhận việc xăng rò rỉ tràn vào giếng nước của các hộ dân. Tuy nhiên, bà Thủy cho biết, trạm xăng Hồng Hạng chỉ phát hiện rò rỉ khi người dân đến thông báo. Hiện trạm đã đến các hộ dân để xin lỗi và hứa khắc phục hậu quả. Cũng theo bà Thủy, nguyên nhân có thể là do lúc bơm xăng vào bồn quên mở nắp thông hơi nên xăng bơm xuống bị bí và bị bục bồn, rò rỉ ra ngoài, ngấm vào lòng đất và ngấm vào các giếng của các hộ dân.
"Bồn xăng bị rò rỉ là bồn chứa khoảng 7.000 lít xăng. Bồn này mới bơm được vài ngày. Hiện trạm đã hút số xăng còn lại trong bồn được 4.100 lít sang bồn chứa khác. Số xăng bị rò rỉ ra ngoài khoảng 2.000 lít", bà Thủy cho biết.
Theo Dantri
Nơi giá nước 'cắt cổ' 1 triệu đồng/m3 Vào thời điểm mùa khô, người dân phải chắt chiu từng đồng để mua nước sinh hoạt với giá cắt cổ. Để chống chọi với tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng, người dân một số vùng ở Cà Mau đang phải gồng mình mua 1 m3 nước với giá 1 triệu đồng. Hiện các vùng khan hiếm nước ngọt ở tỉnh Cà...