Xắn tay giải quyết bất thường ở ngành y
Thiếu thuốc, máy móc trùm mền… là những hiệu ứng sau hàng loạt vụ sai phạm ở ngành y.
Sự bất thường đó không là chuyện riêng của ngành y tế mà là của xã hội khi nó có mức độ ảnh hưởng đến người bệnh ngày càng lan rộng. Ngày càng có nhiều lời kêu ca, ta thán từ nhân viên y tế và người bệnh, đòi hỏi chúng ta phải có trách nhiệm giải quyết ngay.
Sau phản ánh của báo chí về tình trạng thiếu thuốc, máy móc điều trị bị “trùm mền”…, Bộ Y tế đã thông tin chính thức về thực trạng đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư và trang thiết bị y tế.
Theo Bộ Y tế, nguyên nhân chính là do tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ bị thanh tra kiểm tra, do vậy không dám làm, không dám đấu thầu, mua sắm ở một số địa phương và đơn vị.
Một số địa phương giao cho các đơn vị chủ động tự đấu thầu (thay vì đấu thầu tập trung như trước) vẫn tỏ ra lúng túng hoặc e ngại khi làm. Một số doanh nghiệp, nhà cung cấp cũng e ngại trong việc cung ứng hàng hóa cho các đơn vị công. Từ đó, Bộ Y tế nêu ra hàng loạt giải pháp để khắc phục tình trạng trên.
Tuy vậy, những giải pháp Bộ Y tế đưa ra cũng chỉ là tạm thời chứ chưa đủ cứng, vững để thuyết phục “cán bộ y tế hết sợ sai, doanh nghiệp cung ứng hết e ngại”.
Video đang HOT
Thực tế, trong số các nguyên nhân Bộ Y tế đưa ra, nổi bật và dễ dàng thấy nhất là cơ sở y tế và doanh nghiệp cung ứng đang sợ vì trong thủ tục đấu thầu, cơ chế, chính sách về giá, thủ tục thanh toán… còn nhiều điểm chưa hợp lý, phức tạp, khó khăn.
Không gỡ bỏ những nỗi sợ hãi này thì dù Bộ Y tế có “lệnh” thủ trưởng các đơn vị phải có trách nhiệm thực hiện đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế theo thẩm quyền và theo đúng quy định của pháp luật cũng khó lòng phá băng thực trạng “sợ, thiếu” hiện nay.
Điều càng phức tạp hơn là không chỉ đả thông tư tưởng “sợ” trong ngành y mà cả các doanh nghiệp cung ứng vật tư y tế. Gỡ khó cho nội bộ ngành chưa xong, sao có thể trấn an cả doanh nghiệp ngoài ngành. Vì thế cần phải xem sự bất thường ở ngành y là vấn đề quốc gia, để tất cả các bộ ngành, Chính phủ, Quốc hội cùng tham gia tháo gỡ.
Trước bất thường của ngành y đang ảnh hưởng tới quyền lợi của người bệnh, đây là lúc Ủy ban Xã hội của Quốc hội phát huy vai trò, trách nhiệm của mình để vào cuộc làm rõ thực chất thực trạng hiện nay là gì?
Gốc rễ vấn đề nằm ở đâu? Tại sao có luật mà vẫn sợ sai? Giải pháp tháo gỡ là gì?…
Ngay cả Ủy ban Tài chính, ngân sách với nhiệm vụ giám sát các vấn đề tài chính, ngân sách cũng cần vào cuộc để làm rõ các vướng mắc về đấu thầu, thanh toán, giá cả thuốc men…
Có vào cuộc mới có góc nhìn toàn diện để báo cáo tới Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (nếu Quốc hội không họp) để có những quyết sách căn cơ, gốc rễ đưa y tế ra khỏi “ khủng hoảng”.
Mọi bất thường đều cần có biện pháp quyết liệt để kịp thời dập tắt, tránh hiểm họa về sau. Cuộc “khủng hoảng” về y tế càng cần những biện pháp cấp bách, quyết liệt, đồng bộ ở tầm mức quốc gia bởi nó liên quan đến sinh mạng con người.
Hà Nội kiểm tra đột xuất, phát hiện cơ sở bán thuốc trị COVID-19 không có nguồn gốc
Sáng 25/2, các lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm, Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 2 kiểm tra đột xuất các cửa hàng thuốc, qua đó phát hiện 1 cửa hàng tự giới thiệu bán thuốc đông y điều trị COVID-19 nhưng không có giấy phép.
Sáng 25/2, Đoàn kiểm tra của quận Hoàn Kiếm đã tới một số cửa hàng bán thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại các phường Hàng Mã, Chương Dương, Phúc Tân...
Qua kiểm tra cho thấy, các cửa hàng có niêm yết giá đầy đủ, công khai, bán đúng giá, hàng hóa có nguồn gốc, nhãn mác chứng từ đầy đủ. Các chủ cơ sở kinh doanh cũng cam kết tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật, không tự ý tăng giá vật tư, trang thiết bị y tế; thuốc hỗ trợ, điều trị COVID-19.
Video lãnh đạo quận Hoàn Kiếm thông tin việc phát hiện, xử lý kịp thời hiệu thuốc không giấy phép hoạt động:
Đáng chú ý, qua kiểm tra đã phát hiện 1 cơ sở tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm sản xuất thuốc đông y chưa có giấy phép.
Theo ông Nguyễn Quốc Hoàn, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, trường hợp cơ sở sản xuất thuốc trên sử dụng mạng xã hội để rao bán thuốc, cố tình quảng cáo là trị COVID-19. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, chuyển các cơ quan chuyên môn tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Chị Nguyễn Phương Thảo, Phó quản lý nhà thuốc Long Châu, Hàng Mã, Hoàn Kiếm cho biết, gần đây nhu cầu của người dân đối với các mặt hàng y tế, nhất là test COVID-19, máy đo SpO2 tăng cao. Cửa hàng cam kết thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, công khai niêm yết giá cả, không đầu cơ, tăng giá bán trang thiết bị y tế; thuốc hỗ trợ, điều trị COVID-19 sai quy định.
Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận buổi kiểm tra các nhà thuốc trên địa bàn quận Hoàn Kiếm:
Ngày 25/2, nhiều hiệu thuốc trên địa bàn quận Hoàn Kiếm vẫn đông người dân đến mua vật tư y tế điều trị COVID-19.
Bảng giá kit test COVID-19 được niêm yết công khai.
Người dân đến mua thuốc trị COVID-19 cần mang theo đơn thuốc từ bác sĩ hoặc bệnh viện.
Đội quản lý thị trường số 2 kiểm tra đột xuất cơ sở thuốc Long Châu tại phường Hàng Mã.
Bên cạnh việc kiểm tra, đoàn công tác cũng yêu cầu các hiệu thuốc ký cam kết bán đúng giá, không nâng khống giá vật tư y tế.
Ủy ban xã hội Quốc hội trao kinh phí và vật tư y tế trị giá 847 triệu cho TP.HCM Sáng 9-9, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tiếp nhận và bàn giao kinh phí, nhu yếu phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế do Ủy ban xã hội Quốc hội trao tặng cho các lực lượng phục vụ công tác phòng, chống dịch. Ủy ban xã hội Quốc hội trao kinh phí và vật tư y tế trị...