Xâm nhập mặn đe dọa nghiêm trọng nguồn nước sinh hoạt
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt, phát triển kinh tế – xã hội của TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
Các chuyên gia đều khẳng định rằng, rủi ro thiên tai do BĐKH là không tránh khỏi. Để giảm tính dễ bị tổn thương, chúng ta cần định hướng các giải pháp công trình và phi công trình.
Sông Sài Gòn đoạn qua quận 2 và quận Bình Thạnh. Ảnh: CAO THĂNG
Ngày càng đi sâu vào đất liền
TPHCM không chỉ chịu rủi ro do ngập úng, nước biển dâng, hạn hán mà còn đang phải chịu tình trạng xâm nhập mặn ngày một đi sâu vào nội đồng.
Theo nghiên cứu mới nhất của Phân viện Khí tượng thủy văn & Biến đổi khí hậu, Bộ TN-MT, trong giai đoạn 2006-2015, độ mặn cao nhất, trung bình và thấp nhất dao động từ 4,5%-16,6%; 2,49%-13,1%; 0,4%-10,8% biên độ mặn vào mùa khô khá cao, dao động từ 9,3%-14,7%.
Dưới ảnh hưởng của các yếu tố BĐKH như nhiệt độ, nắng nóng, lượng mưa và nước biển dâng khiến chế độ thủy lực trong sông và khả năng lan truyền mặn vào sâu hơn trong nội đồng, gây nên những sự thay đổi so với hiện trạng.
Video đang HOT
Sự thay đổi mặn và mức độ lan truyền mặn có xu hướng tăng dần trong tương lai về phía thượng nguồn hồ Dầu Tiếng sông Sài Gòn và hồ Trị An sông Đồng Nai. Trong trường hợp không có công trình ngăn mặn, trong tương lai, mặn có xu hướng tiến sâu lên thượng lưu, thu hẹp mức độ an toàn của nguồn nước ngọt, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Trong trường hợp hoàn thành và vận hành 6 cống ngăn triều, khả năng xâm nhập mặn trên các sông nhỏ sẽ giảm đáng kể.
Một nghiên cứu của Trường Đại học Bách khoa TPHCM cũng cho thấy, TPHCM chỉ có một phần nhỏ giáp biển ở phía Đông Nam, nhưng do có hệ thống sông chính chảy qua nên các quận, huyện khu vực này chịu ảnh hưởng khá mạnh của quá trình xâm nhập mặn.
Theo kịch bản BĐKH của Bộ TN-MT, tới năm 2100, mực nước biển tại Vũng Tàu có thể dâng thêm 100cm so với thời kỳ 1990 – 2000. Kèm theo nước biển dâng, sự gia tăng biên độ triều tại Vũng Tàu phụ thuộc vào mức độ gia tăng mực nước biển trung bình. Những sự thay đổi đó sẽ có ảnh hưởng nhất định tới chế độ thủy lực và xâm nhập mặn trên hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai.
Trong tương lai, khi độ mặn dâng cao, nguồn cung cấp nước ngọt cho các hoạt động sản xuất khu vực Nhà Bè, Cần Giờ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, vấn đề cung cấp nước sinh hoạt cho TPHCM cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Biên mặn ngày càng lấn sâu vào nội đồng, theo các kịch bản nước biển dâng, gần như chiếm toàn bộ diện tích của huyện Cần Giờ. Biên mặn lớn hơn 5g/l, các ranh giới mặn 10-15g/l cũng tiến rất sâu. Mặc dù trạm Hóa An với vai trò là nguồn cung cấp nước chính vẫn chưa bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, nhưng trong tương lai TPHCM sẽ đối mặt với vấn đề nguồn cung cấp nước.
Định vị các giải pháp trọng tâm
Theo nhìn nhận của PGS-TS Mai Tuấn Anh, Trưởng phòng Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu TPHCM, những rủi ro thiên tai, nặng nề mà con người đang phải gánh chịu có nguyên nhân từ tác động của BĐKH. Cùng với bối cảnh tác động chung của BĐKH trên thế giới, thiên tai, dịch bệnh, xâm nhập mặn, bão lũ… đang là những tác động mạnh mẽ và trở thành thách thức lớn, đe dọa nghiêm trọng đến đời sống xã hội của người dân Việt Nam.
Không nằm ngoài diễn biến chung, TPHCM đã nhận thức và thực hiện nhiều giải pháp, xây dựng kế hoạch hành động nhằm ứng phó với BĐKH. Theo Th.S Phạm Hữu Tâm, Phân viện Khí tượng thủy văn & Biến đổi khí hậu, để thích ứng với BĐKH, đơn vị đã tư vấn cho TPHCM đưa ra một loạt nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cơ bản như áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong cơ sở sản xuất, chế biến, gia công sản phẩm hàng hóa. Thành phố đã phát triển trồng rừng 50ha trên đất ngập nước, bãi bồi ven sông, rạch tại các tiểu khu trong rừng phòng hộ Cần Giờ, kết hợp thực hiện kiểm kê khí nhà kính định kỳ 2 năm/lần trên địa bàn.
Ở góc độ khác, thành phố triển khai nhiều giải pháp công trình như thúc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các metro, tuyến buýt BRT, các cống ngăn triều. Không chỉ vậy, thành phố cũng đang đẩy mạnh nghiên cứu mô hình tận dụng năng lượng mặt trời phát điện cho khu vực nông thôn, cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước nhằm đảm bảo tránh ngập úng do lượng mưa và triều cường trong điều kiện BĐKH và nghiên cứu quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, giống cây trồng, nuôi trồng thủy sản, hải sản thích ứng với BĐKH.
Góp ý cho kế hoạnh hành động thích ứng với BĐKH của TPHCM, PGS.TS Nguyễn Kim Lợi, Trường Đại học Nông lâm TPHCM, cho rằng thành phố nên tập trung nhiệm vụ giải quyết các vấn đề nhức nhối nhất như ngập lụt, nước biển dâng, xâm nhập mặn. Các nhiệm vụ không nên dàn rải mà cần phải cụ thể, có trọng tâm. Các nghiên cứu cần sâu sát với các khu vực dễ bị tổn thương bởi BĐKH để từ đó có những con số chính xác rồi mới đưa ra giải pháp cụ thể.
Tuy nhiên, phải thấy rằng, bên cạnh các giải pháp về công trình, thành phố cũng tăng cường hơn nữa các giải pháp hạn chế tác động của con người làm BĐKH. “BĐKH hiện nay phần lớn do tác động của con người từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt làm phát thải khí nhà kính. Chúng ta cần tăng khả năng ứng phó, chống chịu với thiên tai qua các lớp tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi sản xuất cho phù hợp với tình hình thực tế; thực hiện các giải pháp nâng cao đời sống, cơ sở hạ tầng cho người dân, chuyển đổi cơ cấu việc làm cho người dân ít phụ thuộc vào thiên nhiên”, Th.S Phạm Ngọc Sáng, Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật TPHCM nhấn mạnh.
Bảo tồn nguồn lợi biển giúp thủy sản phát triển bền vững
Ngày 12-12, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội nghị tổng kết "Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản và Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam năm 2020".
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trong những năm qua, ngành thủy sản đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.
Trong giai đoạn năm 2010-2020, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt tăng trưởng 5,2%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần, kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trung bình 6,1%/ năm.
Năm 2019, tổng sản lượng thủy sản đạt 8,15 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác 3,77 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành thủy sản đạt 8,6 tỷ USD đưa Việt Nam lên vị trí thứ ba trên toàn thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, bên cạnh tăng trưởng của toàn ngành thủy sản thì vấn đề đa dạng sinh học biển, trọng tâm là bảo tồn các hệ sinh thái biển có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, bảo vệ các hệ sinh thái biển là một nhiệm vụ cấp thiết không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia, vùng lãnh thổ mà đã trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng, là nhiệm vụ chung của toàn thế giới.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 gồm 16 khu. Đến nay, Bộ NN-NPTNT cùng với các địa phương đã thành lập và đưa vào hoạt động 12 khu bảo tồn biển: Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Vịnh Nha Trang (Hòn Mun) - Khánh Hòa, Hòn Cau (Bình Thuận); Phú Quốc (Kiên Giang - khu bảo tồn Phú Quốc hiện nay đã sát nhập vào Vườn Quốc gia Phú Quốc), Cô Tô - Đảo Trần (Quảng Ninh - gộp 2 khu bảo tồn Cô Tô và Đảo Trần thành một khu bảo tồn Cô Tô - Đảo Trần); Vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Núi Chúa (Ninh Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Tổng diện tích các khu bảo tồn biển Việt Nam được phê duyệt tại Quyết định số 742/QĐ-TTg của Chính phủ là 270.271 ha, trong đó diện tích biển là 169.617 ha. Tính đến thời điểm tháng 9-2020, tổng diện tích vùng biển, đảo đã được quy hoạch vào khu bảo tồn chỉ đạt 213.400 ha, vẫn chưa đạt so với mục tiêu đến năm 2015 có 270.271ha vùng biển, đảo được bảo tồn.
Đáng chú ý, Bộ NN-PTNT đã xây dựng quy hoạch chi tiết, bàn giao cho UBND các tỉnh để phê duyệt thành lập 4 khu bảo tồn là Hòn Mê (Thanh Hóa), Nam Yết (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Hải Vân - Sơn Trà (Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế). Tuy nhiên, sau hơn 5 năm bàn giao, UBND các tỉnh vẫn chưa phê duyệt thành lập mặc dù Bộ NN-PTNT đã tổ chức đoàn công tác để kiểm tra, hướng dẫn và có nhiều văn bản chỉ đạo, nhắc nhở.
Một trong những khó khăn trong công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản hiện nay đó là thiếu nguồn lực, bao gồm cả nhân lực và tài chính. Về nhân lực, số liệu thống kê của Bộ NN-PTNT cho thấy, số lượng biên chế làm công tác bảo tồn biển hiện nay rất ít, cả nước chỉ có 120 cán bộ làm công tác bảo tồn biển trong tổng số 500 biên chế chung. Trung bình tại các khu bảo tồn biển/vườn quốc gia có từ 4 - 7 biên chế trong khi phạm vi quản lý rộng với nhiều nhiệm vụ phức tạp.
Bên cạnh đó, nguồn ngân sách ngân sách Trung ương dành cho công tác bảo tồn và triển nguồn lợi biển quá ít, riêng năm 2019 thì không có ngân sách Trung ương. Ngân sách địa phương dành cho công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi biển hiện nay là từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp, song cũng còn nhiều hạn chế...
Hiện nay, tình hình trong nước và bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã tác động sâu sắc đến hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản nói chung và công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản nói riêng. Cùng với đó, tình hình an ninh trên Biển Đông diễn biến phức tạp, các nước trong khu vực tăng cường tuần tra trên biển, bắt giữ, xử lý tàu cá nước ngoài xâm phạm trái phép đang đặt ra nhiều thách thức cho ngành thủy sản Việt Nam.
Nhiều thách thức với nguồn nước ĐBSCL Chưa bao giờ nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long lại bất ổn như hiện nay. Người dân tỉnh Tiền Giang xếp hàng nhận nước ngọt trong mùa hạn, mặn năm 2020. Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ngập lụt ngày càng nghiêm trọng. Theo các nhà khoa học, vấn đề nguồn nước cho vùng cần chiến lược dài hơi... Ô...