Xác xơ “thiên đường” du lịch đảo Lý Sơn
Từng được du khách trong và ngoài nước ví như ‘ thiên đường’ du lịch, đảo tiền tiêu Lý Sơn (Quảng Ngãi) có nhiều cảnh đẹp hoang sơ, hùng vĩ do thiên nhiên ban tặng.
Thế nhưng, những đợt thiên tai vừa qua đã khiến đảo Lý Sơn xơ xác, hoang tàn. Nhiều địa điểm lưu trú, nghỉ dưỡng cộng đồng bị thiên tai tàn phá nặng nề. Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết những thiệt hại vẫn còn nguyên hiện trạng, do thời tiết bất lợi và người dân thiếu kinh phí sửa chữa.
Cây cổ thụ – điểm dừng chân của du khách trên đảo Lý Sơn bị trụi lá trước tác động của thiên tai.
Cây phong ba “cô đơn” bên bờ biển, biểu tượng cho sức chịu đựng sóng gió của con người và thiên nhiên đảo Lý Sơn, là điểm check in ưa thích của du khách và nhiều bạn trẻ đã bị đổ gục trong gió giật cấp 15. Homestay Gió Biển, Lý Sơn Bugalow Hostel hay Bé Ecolodge… những điểm lưu trú, nghỉ dưỡng hoang sơ nổi tiếng trên các diễn đàn du lịch Việt Nam và quốc tế đã bị thiên tai tàn phá chỉ còn trơ tấm biển thương hiệu một thời lung linh níu chân du khách.
Bà Trương Thị Bông, chủ cơ sở homestay Gió Biển ở đảo Bé, huyện Lý Sơn cho hay: Chưa có năm nào thiên tai dữ dằn như vậy. Bão chồng bão làm cơ sở homestay gia đình tôi bay theo gió. Cái nào gió không lấy được thì sóng biển ập vào cuốn đi. Hàng trăm mét đất bị sạt lở, mấy căn nhà ở ven bờ biển dành cho khách thuê trọ bị “ông trời” với “bà thủy” lấy hết sạch sành sanh. Cả gia đình không biết làm gì để trang trải cuộc sống và trả nợ.
Bà Bông không phải là người duy nhất kinh doanh du lịch cộng đồng bị thiệt hại thiên tai, mà rất nhiều người trên địa bàn đảo Bé làm dịch vụ du lịch đều bị “tổn thương” tinh thần và tài sản. Các dãy hàng quán phục vụ ăn uống ngã rạp sau bão, người dân ngơ ngác tìm kiếm sinh kế trong mớ hỗn độn và hoang tàn. Sinh sống ở đầu sóng, ngọn gió nhưng chưa bao giờ họ phải chứng kiến bão “càn quét” như vừa qua.
Còng lưng thu dọn đống vật liệu đổ nát, vương vãi trên căn nhà sàn xây dựng bên bờ biển dành cho khách lưu trú, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, chủ cơ sở homestay Biển Ngọc vẫn còn thất thần trước thiệt hại của gia đình. Với bà Thúy và không ít người dân đảo Bé, toàn bộ vốn liếng dành dụm, vay mượn đầu tư vào du lịch, tạo sinh kế cho gia đình, giờ đã bị mất hết qua những trận cuồng phong. Bà Thúy không hy vọng gia đình còn đủ tiềm lực kinh tế để vực lại homestay, đồng thời tôn tạo cảnh quan vườn nhà phục vụ du khách trong thời gian tới. Bà Thúy mong chờ sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng và cộng đồng.
“Cả đời tôi nghèo khó, mấy năm nay thấy du lịch ở quê hương mình phát triển, gia đình vay mượn người thân gây dựng nơi trú chân cho du khách, kiếm sống qua ngày. Không ngờ, bão tàn phá như thế này thì gia đình tôi trở nên khốn khổ hơn. Nhiều gia đình ở đây không biết sống như thế nào trong nay mai. Gần tháng nay, bà con mong gặp được cán bộ địa phương để giải bày, đề xuất hỗ trợ để làm lại từ đầu” – Bà Thúy nói.
Lý Sơn từng được du khách khắp nơi biết đến với những tuyệt tác của thiên nhiên tạo nên như: Thắng cảnh Hang Câu, chùa Hang, cổng Tò Vò; hay những đình làng, miếu mạo văn hóa tâm linh do người dân xây dựng làm đắm say lòng du khách, thế nhưng nay đã bị thiên tai tàn phá xơ xác. Bão số 9 đã làm hầu hết các điểm thăm quan, nghỉ dưỡng, cơ sở hạ tầng xây dựng phục vụ du khách bị thiệt hại nặng nề. Cây xanh, cây di sản trên đảo từng là điểm dừng chân của du khách trong chuyến hành trình đến với đảo tiền tiêu này cũng bị trụi lá, trơ cành vì mưa bão.
Ông Đặng Tấn Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, Lý Sơn là địa bàn bị thiệt hại nặng nề nhất trong những trận bão, áp thấp nhiệt đới vừa qua. Đặc biệt, bão số 9 làm cho gần 1.900 nhà dân bị tốc mái và hư hỏng hoàn toàn; hơn 300ha diện tích cây hành vụ Hè thu bị úng nước, thiệt hại lên đến trên 107 tỉ đồng.
Ngoài ra, nhiều cơ sở du lịch cộng đồng, danh lam, thắng cảnh bị hư hỏng nặng. Người dân gặp rất nhiều khó khăn sau bão. Chính quyền địa phương đang nỗ lực giúp bà con nhanh chóng khôi phục thiệt hại, trở lại cuộc sống bình thường và tiếp tục đón khách du lịch trong thời gian sớm nhất.
“Có thể cảnh quan thiên nhiên và hạ tầng du lịch chưa được tốt như vốn có của nó. Nhưng với tấm lòng thân thiện, hiếu khách của người dân đảo sẽ làm khách vui hơn khi đến với Lý Sơn trong thời gian này”- Ông Thành chia sẻ thêm.
Du lịch Lý Sơn phần lớn dựa trên nền tảng cảnh đẹp thiên nhiên, truyền thống văn hóa và tinh thần bám biển kiên cường của người dân đảo. Thiệt hại của ngành du lịch huyện Lý Sơn trong những cơn bão vừa qua là vô cùng to lớn. Hơn lúc nào hết, nhân dân và chính quyền nơi đây luôn mong chờ sự hỗ trợ của các cấp để tái thiết ngành kinh tế mũi nhọn của huyện và xây dựng Lý Sơn trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Video đang HOT
Khám phá 'hòn ngọc nhỏ' từ thiên đường rơi xuống thềm biển Đông
Đảo Bé, hòn đảo nhỏ thuộc huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, làn nước biển trong vắt, bờ cát trắng mịn, bên vách đá núi lửa hàng triệu năm.
Chính vì điều đó, hòn đảo xinh đẹp này còn được ví von như một 'hòn ngọc' nhỏ rơi xuống từ thiên đường ở dải đất miền Trung.
Đảo Bé - Lý Sơn, thiên đường bên thềm biển Đông - Ảnh B.T.T
Nằm cách đảo Lý Sơn (đảo Lớn) chừng 3 hải lý về phía Tây Bắc, đảo Bé (hay còn gọi là đảo An Bình) có diện tích chừng 0,69km2, với dân số khoảng 500 trăm nhân khẩu thuộc hơn 100 hộ dân sinh sống. Lặng lẽ giữa biển khơi, đảo Bé tự tạo cho mình một nét đẹp riêng của cuộc sống yên bình cùng với vẻ đẹp hoang sơ độc đáo của thiên nhiên.
Thiên đường biển kỳ ảo ở đảo Bé- ảnh B.T.T
Từ bến cảng ở đảo Lớn, du khách có thể đi canô khoảng 15 phút thì đến với đảo Bé. Đến đây, du khách có thể thăm quan đảo bằng xe điện, xe ôm, hoặt thả bộ trên những con đường bê tông sạch sẽ và bình yên, vừa thăm quan ngắm cảnh vừa có thể tận hưởng không khí trong lành và thanh vắng, với những cảnh vật nên thơ đẹp lạ lẫm.
Du khách thăm quan ngắm cảnh ở đảo Bé Lý Sơn bằng xe điện- ảnh N.N
Đúng như tên gọi đảo An Bình, không ồn ào, không tấp nập cư dân sinh sống và cũng chẳng nhộn nhịp, đông đúc du khách như những hòn đảo du lịch khác. Thế nhưng, đảo Bé vẫn có một sức hút lạ kỳ mà ai ai cũng khát khao được được đặc chân đến để khám phá.
Du khách thích thú bơi lặn giữa làn nước biển trong xanh - ảnh N.N
Bao quanh đảo là những vách đá trầm tích của núi lửa hàng triệu năm tạo thành một màu đen sẫm, bãi cát trắng, hòa lẫn với đó là màu xanh của nước biển, cùng với các rạn san hô đầy màu sắc đã tạo nên nhiều gam màu độc đáo. Xa xa là những rặng dừa thẳng tắp luôn đung đưa, rì rào theo làn gió từ biển. Ngày qua ngày, đảo Bé vẫn giữ được nét hoang sơ tươi đẹp vốn có của riêng mình và khó có nơi nào sánh được.
Những chú chim hải âu ríu rít về tổ ấm bên vách núi lửa triệu năm tuổi- ảnh B.T.T
Dạo quanh đảo trong bình minh, hoàng hôn hay đêm đen, du khách sẽ tìm thấy một thế giới mới lạ lẫm, vào bình minh mặt trời nhả ra những tia nắng ấm áp nhẹ nhàng, hoàng hôn rực rỡ và màn đêm lung linh đầy sao, cùng với đó là những mái nhà nhỏ nhấp nhô, những ruộng tỏi, ruộng hành bậc thang trải dài và hương biển mặn nồng đặc trưng.
Bình minh đảo Bé - ảnh B.T.T
Ở đảo Bé, du khách còn có thể dạo chơi ở làng chài, trải nghiệm chèo thuyền thúng lênh đênh trên biển, cắm trại bên bờ biển, lặn ngắm các rạng san hô, thưởng thức những món ngon bình dị đến từ biển cả.
Lãng mạn bên bờ cát - ảnh N.N
Khám phá theo từng bước chân - ảnh N.N
Thích thú bơi lặn giữa làn nước biển trong xanh- ảnh N.N
và lặn ngắm san hô - ảnh B.T.T
Ngoài các vẻ đẹp đó, thì ở đảo Bé còn có một vẻ đẹp mà không phải vùng miền nào cũng có được, đó là tình người. Tình người ở đảo Bé đã được vun đắp qua hàng trăm năm, ngấm vào da thịt và giọng nói, để giờ đây trở thành lẽ sống. Bất cứ du khách nào đặt chân lên đảo Bé, đều được tiếp đón bằng ánh mắt trìu mến và những câu chuyện huyền thoại về biển cả xa xưa.
Hàng dừa thẳng tắp một biểu tượng can trường vượt qua cuộc sống gian khó, thời tiết khắc nghiệt của người dân xã đảo- ảnh N.N
Chụp hình bên cây phong ba cô đơn ở đảo Bé- ảnh N.N
Nơi đây du khách còn có thể thưởng thức những món ngon bình dị đến từ biển cả và có thể mua những món quà được người dân làm từ những con ốc hay hành, tỏi mang về đất liền để làm quà. ảnh N.N
Du khách còn có thể tận hưởng cảm giác bình yên như tên gọi của đảo với những khu homestay nằm ngay bên bờ biển, được làm từ những vật liệu thân thiện với môi trường...
... và mang về những bức ảnh kỷ niệm - ảnh N.N
Nơi đây, những ngôi nhà liền kề nhau, cùng quay mặt ra hướng biển để đón gió và nắng, những người mẹ, người chị ở nhà làm tỏi chăm sóc con cái còn đàn ông đi biển. Đó là hai nghề duy nhất và tri kỉ từ hàng nghìn đời nay ở hòn đảo yên bình này.
Toàn cảnh đảo Bé từ trên cao- ảnh B.T.T
Khi rời đảo, nhưng bước chân nặng trĩu bởi đất và con người nơi đây. Ngoái nhìn phía sau, những hàng dừa vẫn rù rì gọi gió, đảo vẫn "sừng sửng" đón sóng và những người dân miền đất đảo vẫn đứng đó, vẫy tay chào khách mải miết. Phải chăng, nơi đây chính là thiên đường tuyệt vời để có bạn quên đi những ưu phiền rộn ràng, náo nhiệt của thành phố hoa lệ, tìm lại cuộc sống gần gũi hơn, bình yên hơn với thiên nhiên, biển cả.
Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 61 năm 2020 diễn ra tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trong hai ngày 4-5/7, với tổng trị giá giải thưởng lên tới 500 triệu đồng. Giải quy tụ gần 2.000 VĐV, trong đó có 200 VĐV chuyên nghiệp, 1.500 VĐV phong trào trong nước và quốc tế. Các VĐV thi đấu ở 2 hệ chuyên nghiệp và phong trào ở 4 nội dung: 5km, 10km, 21,1km và 42,195km.
Dân mạng tiếc nuối cây phong ba cô đơn trên đảo Lý Sơn bị bão số 9 đánh gãy Lại thêm một biểu tượng du lịch nổi tiếng bị bão tàn phá khiến cộng đồng mạng vô cùng xót xa. Cách đây 1 tháng, rất nhiều người cảm thấy hoang mang khi nhìn thấy những bức ảnh chụp cây ngô đồng tuyệt đẹp trong bộ phim điện ảnh "Mắt Biếc" bị cơn bão số 5 bẻ gãy xơ xác. Cây ngô đồng...