Xác ướp và những lời nguyền kinh hoàng
Một ngày những xác ướp đã ngủ yên hàng nghìn năm dưới đất sâu bị đánh thức… và những lời nguyền kinh hoàng bắt đầu ứng nghiệm.
Xác ướp 5.300 năm – Lời nguyền chết chóc
Xác ướp “Người băng Otzi” được cặp vợ chồng người Đức Helmut và Erika Simon phát hiện trên dãy núi Alps ở biên giới của nước Áo và Italy vào năm 1911. Đây là xác ướp được bảo quản tự nhiên cổ nhất ở Châu Âu với hơn 5.300 tuổi. Các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết dẫn đến cái chết của “Người băng Otzi” như tự sát, bị giết hoặc bị hiến tế… Tuy nhiên, cho tới nay người ta vẫn chưa tìm hiểu được thân thế, cuộc đời của xác ướp này.
Xác ướp “Người băng Otzi”
Trong lúc mọi thứ đều chưa sáng tỏ thì lời nguyền chết chóc của “Người băng Otzi” lại trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với nhiều người. Ít nhất đã có 7 người không chết vì tai nạn cũng chết bởi những căn bệnh nan y hiếm gặp kể từ khi xác ướp này bị đánh thức sau giấc ngủ kéo dài 53 thế kỷ.
Nạn nhân đầu tiên là một thành viên thuộc đội nghiên cứu xác ướp – tiến sỹ Rainer Henn. Năm 1992, ông đã tử nạn trên đường đến dự buổi hội thảo về “Người băng Otzi”. Xe của Henn đâm vào một chiếc xe khác khiến ông chết ngay lập tức. Các cơ quan an ninh đã không tìm được nguyên nhân của vụ tai nạn. Tiếp đó, người đưa tiến sĩ Henn tới tham quan nơi tìm ra xác ướp – nhà leo núi Kurt Fritz cũng bị vùi chết trong bão tuyết.
Nhà làm phim Rainer Hoelzl – người công bố cho cả thế giới biết về xác ướp Otzi là nạn nhân xấu số thứ ba. Một căn bệnh lạ khiến ông đau đớn quằn quại trong nhiều tháng và qua đời sau khi bộ phim tài liệu nói về “Người băng Otzi” được công chiếu.
Sau đó, chính người đã tìm ra xác ướp này – ông Helmut Simon cũng bị một cơn bão tuyết chôn vùi ngay sau khi nhận được 50.000 bảng Anh tiền phát hiện ra “Người băng Otzi”. Chưa dừng lại ở đó, người tìm ra thi thể của ông Helmut Simon cũng đột ngột qua đời vài giờ sau lễ tang của đồng nghiệp.
Năm 2005, chuyên gia nghiên cứu về xác ướp Otzi – ông Konrad Spindler đã tử vong không rõ nguyên nhân. Cuối cùng, lời nguyền lại ứng nghiệm với tiến sĩ Tom Loy – người đã phân tích những mẫu máu trên quần áo và vũ khí tìm thấy cạnh “Người băng Otzi”. Ông đã qua đời trước khi hoàn thành một cuốn sách nói về xác ướp này.
Hàng loạt những cái chết đột ngột không rõ nguyên nhân của các nhà khảo cổ học và chuyên gia nghiên cứu sau khi tiếp xúc với “Người băng Otzi” khiến người ta liên tưởng đến sự tồn tại của một lời nguyền chết chóc. Tuy nhiên, cho tới tận bây giờ, khoa học vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời cho những bí ẩn xung quanh lời nguyền này.
Xác ướp Pharaoh – Lời nguyền trừng phạt của đấng tối cao
Ngày 4/11/1929, nhóm khai quật của nhà khảo cổ học Howard Carter đã phát hiện ra ngôi mộ của vua Tutankhamun. Đây là sự kiện gây chấn động thời bấy giờ, bởi khám phá này là một bước đột phá trong lĩnh vực khảo cổ học. Tuy nhiên, nó cũng mang đến không ít nghi ngờ và sợ hãi về một lời nguyền trừng phạt của Pharaoh.
Video đang HOT
Truyền thuyết kể rằng những ai đánh thức giấc ngủ dài của Pharaoh sẽ phải hứng chịu lời nguyền của Ngài: “Bất cứ kẻ nào vào mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ bóp cổ hắn như bóp một con chim” . Vào đúng ngày tìm thấy lăng mộ, Howard trở về nhà và nhận ra rằng con chim hoàng yến yêu quý của mình đã bị rắn hổ mang ăn thịt. Với người Ai Cập, rắn hổ mang được coi là biểu tượng của người canh giữ lăng mộ.
Sau đó “Lời nguyền Pharaoh” lại ứng nghiệm với Carnavon – nhà tài trợ cho cuộc khai quật hầm mộ. Ông đã qua đời vì một vết muỗi cắn lây truyền bệnh. Một điều trùng hợp đáng sợ là hai ngày sau khi Carnavon qua đời, xác ướp Tutankhamun được kiểm tra và người ta đã phát hiện một vết đỏ ở vị trí tương tự vết muỗi cắn của Carnavon trên khuôn mặt vị vua trẻ.
Một thời gian ngắn sau đó, nhà khảo cổ Arthur Mace trong nhóm nghiên cứu cũng rơi vào trạng thái hôn mê sâu và qua đời không rõ nguyên nhân. Những ngày tiếp đó, một chuỗi những cái chết bí hiểm tiếp tục phủ bóng đen lên dự án của Carter. Bạn của Carnavon – George Gould sau khi nhìn vào ngôi mộ đã lên cơn sốt cao rồi qua đời ngay ngày hôm sau. Không lâu sau, bác sĩ của George cũng từ giã cõi đời .
Dù nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân dẫn đến chuỗi cái chết của những nạn nhân xấu số là do một loại vi khuẩn lâu năm trong môi trường ẩm ướt của hầm mộ, nhưng những bí ẩn về một nền văn minh cổ đại vẫn khiến nhân loại trăn trở với câu hỏi liệu có hay không một lời nguyền trừng phạt của đấng tối cao?.
Xác ướp công chúa Altai – Bí ẩn lời nguyền trả thù
Ngày 31/7/1993, các nhà khảo cổ đã tình cờ phát hiện xác ướp của một phụ nữ trẻ tại khu vực núi Altai sát Mông Cổ và Trung Quốc. Người phụ nữ này được cho là xuất thân từ một gia tộc cao quý thuộc bộ tộc Pazyryks, một tộc người du mục sống vào khoảng thế kỷ IV – III TCN.
Xác ướp “Công chúa Altai”
Xác ướp mất khi khoảng 25 tuổi, có hình xăm trên 2 cánh tay, đeo thắt lưng đỏ tượng trưng cho chiến binh, mặc áo may bằng lụa, 2 tay nắm những cành cây tùng. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện xác của 6 con ngựa được chôn cùng xác ướp .
Những chứng cứ trên khiến nhiều nhà khoa học dự đoán đây là một vị công chúa của người Altai và đặt tên cho xác ướp là “Ice Princess” (“Công chúa băng tuyết”) hay “Princess of Altai” (“Công chúa Altai”). Theo truyền thuyết của người Altai, công chúa là một nữ tu sĩ và đã tự nguyện hy sinh để bảo vệ Trái đất khỏi những linh hồn ma quỷ. Thổ dân bản địa coi xác ướp 2.500 tuổi này chính là tổ tiên của mình.
Xung quanh “Công chúa Altai” tồn tại lời nguyền bí ẩn mà thế giới chưa thể lý giải – lời nguyền về sự trả thù của xác ướp . Người dân Altai cho rằng việc các nhà khoa học khai quật và đưa công chúa đi đã khiến thần linh nổi cơn thịnh nộ và trút giận xuống con người. Đây cũng được cho là nguyên nhân gây ra trận động đất 5,3 độ Richter vào ngày 31/7/2012.
11 năm trước, nhiều người đã lờ đi câu chuyện của người phi công điều khiển máy bay chở xác ướp tới thành phố. Anh này khẳng định có một trận động đất đã xảy ra vào ngày người ta đào xác ướp “Công chúa Altai” lên. Ngày 27/9/2003, cơn địa chấn lớn nhất trong hơn 70 năm với cường độ 6,6 độ Richter đã xảy ra nhưng người ta vẫn không nhận thấy bất kỳ mối liên hệ nào với lời nguyền của xác ướp “Công chúa Altai”.
Chỉ tới ngày 31/7/2012, khi một trận động đất làm rung chuyển cả dãy Altai, người ta mới bắt đầu nghi ngờ về sự tồn tại của lời nguyền này. Lúc này, dư luận lại càng xôn xao khi ông Vladimir Konchev – Bộ trưởng Bộ Văn hóa Cộng hòa Altai đã gặp tai nạn và tử vong trên đường đàm phán đưa xác ướp “Công chúa Altai” về quê nhà. Theo họ, đây chính là lời cảnh báo của xác ướp .
Sự trả thù ấy có thật hay không, lời nguyền của xác ướp “Công chúa Altai” liệu có tồn tại? Cho đến nay, đây vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải với nhân loại.
Theo Soha
Những bức "ảnh ma" chấn động thế giới
Nhiều bức ảnh lạ với sự xuất hiện bóng người mờ ảo mà người ta vẫn gọi là "ma", còn khoa học vẫn chưa thể đưa ra lời giải thích rõ ràng.
Bức ảnh "ma quỷ" được ông Maj Tulloch chụp qua kính ô tô năm 2010 khi đi qua đoạn đường rừng Ranau (Malaysia), nơi các tù binh đã chết khi xưa. Những tù binh trong bức ảnh ma này chết từ năm 1945 trong chiến dịch Borneo, chiến dịch lớn cuối cùng của Nhật ở mặt trận Tây Nam Thái Bình Dương trong chiến tranh Thế giới thứ hai. Tuy nhiên, nhiều người đã hoài nghi về độ xác thực và có giả thiết rằng bức ảnh đó chỉ bị khúc xạ ánh sáng.
Bà của Denise Russell chuyển ra sống một mình khi đã 90 tuổi. Năm 1997, trong một chuyến đi chơi cùng gia đình trước khi bà mất, Denise đã chụp bức ảnh này. Suốt 3 năm sau đó, không ai để ý đến người đàn ông đứng đằng sau bà trong bức hình. Sau đó, mọi người nhận ra, người đàn ông đó chính là chồng của bà, đã qua đời từ năm 1984.
Năm 1996, khi đang chụp ảnh trong căn nhà của Nữ hoàng ở Bảo tàng Quốc gia Hàng hải Greenwich (Anh), mục sư Ralph Hardy đã vô tình chụp lại hình ảnh hồn ma trên cầu thang xoắn ốc Tulip. Sau khi phân tích âm bản gốc của bức ảnh, các chuyên gia khẳng định tấm ảnh này không hề qua chỉnh sửa. Tấm ảnh được xem như bằng chứng cho nhiều cuộc trò chuyện ma quái tại nhà của Nữ hoàng là có thật.
Khách sạn Mount Washington ở Carroll, New Hampshire mở cửa từ năm 1902 được tin là nhà của rất nhiều linh hồn. Đáng chú ý nhất, "hồn ma" của một công chúa xuất hiện trong khách sạn vào mỗi mùa hè. Mọi người cho rằng, "hồn ma" này thường xuyên tiếp xúc với khách tới đây. Nàng công chúa này thích được thoải mái trên chiếc giường của cô, chiếc giường này vẫn được giữ lại cho tới ngày nay, đặt trong phòng 314.
Năm 1946, một người phụ nữ tên Andrews đã chụp ảnh phần mộ của đứa con gái đã chết ở Queensland, Úc. Mới chỉ một năm trước đó, con gái bà qua đời khi mới 17 tuổi. Khi tấm hình được rửa ra, bà Andrews đã thực sự sốc khi nhìn thấy hình ảnh của một bé gái ngây thơ đang nhìn trực tiếp vào máy ảnh. Khi đó, trong nghĩa địa không hề xuất hiện đứa trẻ nào, và bà Andrews cũng không hề biết đứa trẻ xuất hiện trong ảnh, em bé đó trông không giống với con gái bà khi còn nhỏ.
Vào năm 1959, khi bà Mabel Chinnery đến thăm mộ của mẹ trong một khu nghĩa địa ở Anh, bà đã chụp ảnh chồng của mình lúc đang ngổi đợi một mình trong xe ô tô. Cho tới tận khi tấm ảnh này được rửa ra, mọi người mới nhận thấy chồng của bà Mabel không hề chờ đợi một mình. Bức ảnh cho thấy còn có một người đeo kính ngồi ở hàng ghế sau. Thật ngạc nhiên, bà Chinnery ngay lập tức nhận ra nhân vật đó chính là mẹ bà.
Năm 1985, Christophe DiCesare, sinh viên trường Đại học New York ở bang Geneseo, Mỹ đã chụp được bức ảnh này tại phòng C2D1, ký túc xá Erie Hall. Khi bức ảnh được rửa ra, tất cả sinh viên đều bị sốc khi nhìn thấy một bộ xương người in trên cửa sổ. Christophe cùng nhóm bạn đã khám phá ra lý lịch của "con ma" liên quan tới chuyện về một sinh viên tên là Tommy đã treo cổ tự tử tại kí túc xá này.
"Cô gái ngồi trên mộ" trong bức ảnh có khuôn mặt nhợt nhạt và dáng điệu ủ rũ. Quần áo của cô lỗi mốt cách đó hàng chục năm. Đặc biệt, thân hình cô gái có đôi chỗ trong suốt như pha lê đã khiến tất cả người xem phải "nổi da gà". Bức ảnh này được chụp vào ngày 10/8/1991 trong chuyến thực nghiệm của các hội viên GRS tại khu nghĩa trang Bachelor's Grove, Mỹ. Tác giả bức ảnh, Jude Huff-Felz là người duy nhất trong đoàn chụp được những tấm hình hiếm hoi bởi tất cả các dụng cụ chụp ảnh mang theo ngày hôm đó đều đột nhiên dở chứng một cách khó hiểu.
Xem kỹ bức ảnh, có thể thấy rõ từng chi tiết của "đôi tình nhân ma", cô gái có vẻ như đang ngồi ôm con vật cưng màu đen trong lòng, còn chàng trai đứng bên cạnh thì choàng tay qua ôm eo trông rất tình cảm. Vào một ngày tháng 11/1982, người phụ nữ tên Sahah sống tại thành phố Chicago, Illinois, Mỹ đã chụp được bức ảnh tại khu mộ của mẹ cô, người đã qua đời vào năm 1934. Một số giả thiết đặt ra, Sahah đã "chỉnh sửa" bức ảnh bí ẩn, nhưng ở thời điểm bấy giờ, những khái niệm như "kỹ thuật ghép ảnh" còn rất xa lạ, nhất là với chiếc máy ảnh SX-70.
Đây là một trong những bức "ảnh ma" cổ xưa nhất từ trước đến nay, được chụp năm 1891 ở thư viện Combermere Abbey, Cheshire, Anh. Trong tấm ảnh xuất hiện hình dáng của một người đàn ông đang ngồi trên ghế bành với phần đầu và tay là hiện rõ nhất. Ở thời điểm chụp bức ảnh, trong nhà không có ai và cửa ra vào bị khóa. Người ta cho rằng, đây là "hồn ma" của Lord Combermere, vị chỉ huy đội quân kị binh Anh, người đã được chôn cách đó 4 dặm.
Đến nay, bức ảnh "bóng ma" trong rừng vẫn là một trong những bức ảnh ma bí ẩn nhất. Mọi dữ liệu về tác giả, thời gian và địa điểm vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, bóng dáng hai "người lạ" đều đã qua đời khi bức ảnh được chụp.
Bức ảnh chụp cung điện hoàng gia Hampton bên dòng sông Thames cách trung tâm thành phố London, Anh 10 dặm về phía Tây, là một trong ba cung điện yêu thích nhất của vua Henry VIII. Nhìn bức ảnh, người ta nghĩ ngay tới "hồn ma" của Jane Seymour, người vợ thứ 3 của vua Henry VIII đã mất trong lúc sinh con. Cho đến nay thì vẫn chưa có lời giải đáp thực sự về "bóng ma" trong bức ảnh và nhiều người vẫn tin rằng, đó là linh hồn của nàng Jane bạc mệnh.
Bức ảnh nổi tiếng này được chụp năm 1959 bởi nhiếp ảnh gia Reverend R.S. Blance ở Corroboree Rock, Úc. Trong bức ảnh xuất hiện một bóng người đang đi lang thang trông rất đáng sợ. Bức ảnh được lan truyền trong nhiều năm, đến nay, đây vẫn là một dấu hỏi lớn chưa có lời giải đáp.
Từ khi bức ảnh kỳ lạ này được chụp tại lâu đài Rayham, Norfolk, Anh vào năm 1936, đã có nhiều tranh cãi nổ ra và chưa có hồi kết. Tại thời điểm chụp ảnh, tác giả không phát hiện ra bất cứ điều gì đặc biệt nhưng sau khi ảnh được rửa ra thì lại xuất hiện bóng dáng của một người phụ nữ đang đứng ở bậc cầu thang.
Theo Afamily
Bí ẩn các hồn ma bệnh nhân ám ảnh bệnh viện Bệnh viện Waverly Hills được xem là một trong những nơi bị ma ám đáng sợ nhất nước Mỹ. Bắt đầu được xây dựng kể từ tháng 3 năm 1924, trung tâm điều dưỡng bệnh nhân lao Waverly Hills tọa lạc ở vùng Louisville, Kentucky được xem là một trong nhưng cơ sở y tế tốt nhất ở nước Mỹ vào thời điểm...