Xác ướp trẻ sơ sinh béo phì nhưng suy dinh dưỡng làm sáng tỏ cuộc sống giới quý tộc Áo
Các nhà khoa học Đức mới đưa ra công bố về việc “ khám nghiệm tử thi” trên xác ướp của một đứa trẻ mới biết đi được tìm thấy trong một hầm mộ của Áo vào thế kỷ 17.
Theo đó, xác ướp được chôn trong chiếc quan tài gỗ nhỏ với hộp sọ biến dạng, cơ thể đứa trẻ vừa béo phì vừa suy dinh dưỡng. Các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện này có thể cung cấp một cái nhìn sâu sắc hiếm có về lịch sử xã hội quý tộc Áo.
Bằng cách sử dụng phương pháp quét CT, các nhà khoa học đã có thể thực hiện “khám nghiệm tử thi ảo” đối với xác ướp được ướp tự nhiên trong điều kiện của hầm mộ. Mô mềm được bảo quản tốt cho thấy đứa trẻ là một cậu bé, thừa cân so với tuổi và việc xác định niên đại bằng carbon phóng xạ cho thấy ngày chết trong khoảng từ năm 1550 đến 1635 sau Công nguyên.
Xác ướp trẻ sơ sinh béo phì nhưng suy dinh dưỡng làm sáng tỏ cuộc sống ở quý tộc Áo thế kỷ 17.
Bằng cách kiểm tra sự hình thành và chiều dài xương của cơ thể, cộng với bằng chứng về việc mọc răng, các nhà nghiên cứu có thể ước tính rằng đứa trẻ khoảng một tuổi khi qua đời. Xương cũng cho thấy rằng mặc dù được ăn uống đầy đủ nhưng cậu bé bị suy dinh dưỡng, với xương sườn dị dạng có dấu hiệu của chuỗi tràng hạt.
Tình trạng này biểu hiện dưới dạng các núm xương nổi rõ tại các điểm mà xương sườn nối với sụn và là kết quả của các bệnh liên quan đến sự thiếu hụt vitamin cụ thể như bệnh còi xương do thiêu vitamin D và vitamin C.
Vitamin D được tìm thấy trong các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá thu, gan bò và lòng đỏ trứng, nhưng thường chỉ nhận được khoảng 10% lượng Vitamin D cần thiết từ chế độ ăn uống – phần còn lại do cơ thể tạo ra khi tiếp xúc với mặt trời.
Tiến sĩ Andreas Nerlich của Phòng khám Học thuật Munich-Bogenhausen và là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Sự kết hợp giữa béo phì với tình trạng thiếu vitamin trầm trọng chỉ có thể được giải thích bằng tình trạng dinh dưỡng tuy đầy đủ nhưng lại hoàn toàn không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời”.
Dựa trên bằng chứng và dấu hiệu, đứa trẻ dường như đã chết vì viêm phổi. Bệnh còi xương có thể là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị viêm phổi hơn.
Nerlich nói thêm: “Chúng ta phải xem xét lại điều kiện sống của những đứa trẻ quý tộc trước đây”. Các nhà khoa học có tương đối ít thông tin về thời thơ ấu của giới quý tộc vào cuối thời kỳ Phục hưng, vì vậy những xác ướp này cung cấp thông tin chi tiết quan trọng về cuộc sống ở châu Âu trong thời kỳ thường được biết đến với sự sáng tạo và phát triển trí tuệ mạnh mẽ.
“Đây chỉ là một trường hợp trẻ sơ sinh chết sớm. Có thể tỷ lệ này là rất cao vào thời điểm đó”, Nerlich nhấn mạnh.
Để hiểu thêm về thời kỳ này, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm các ghi chép lịch sử về hầm mộ và gia đình có hầm mộ. Thật kỳ lạ, đứa trẻ được chôn cất trong một chiếc quan tài bằng gỗ đơn giản, không đánh dấu, mặc dù được mặc một chiếc áo khoác lụa đắt tiền có mũ trùm đầu. Chiếc quan tài không được đánh dấu dường như hơi quá nhỏ so với thi thể khiến hộp sọ bị biến dạng. Đây cũng là đứa trẻ sơ sinh duy nhất được chôn cất giữa những chiếc quan tài kim loại dành cho người lớn trong hầm mộ.
Các ghi chép lịch sử về việc cải tạo hầm mộ đã xác nhận niên đại bằng carbon phóng xạ, cho thấy đứa trẻ có khả năng được chôn cất vào khoảng năm 1600 sau Công nguyên.
Hầm mộ thuộc về Bá tước Starhemberg và theo truyền thống được giữ riêng để chôn cất những người thừa kế tước hiệu của họ và vợ của họ, khiến thi thể có khả năng là của con trai đầu lòng (và duy nhất), Reichard Wilhelm, của Bá tước Starhemberg .
“Chúng tôi không có dữ liệu về số phận của những đứa trẻ sơ sinh khác trong gia đình. Theo dữ liệu của chúng tôi, đứa trẻ sơ sinh rất có thể là con trai đầu lòng của bá tước sau khi xây dựng hầm mộ của gia đình, vì vậy có thể đã áp dụng biện pháp chăm sóc đặc biệt. Những quan sát của chúng tôi có thể có tác động đáng kể trong việc hình thành cái nhìn rõ nét hơn về cuộc đời của trẻ sơ sinh ngay cả trong các tầng lớp xã hội cao hơn, cũng như cuộc sống của con người thời điểm đó”, Nerlich giải thích.
Phát hiện kim tự tháp 'nữ hoàng vô danh' cùng hàng trăm xác ướp
Các nhà khảo cổ học phát hiện hàng trăm xác ướp và kim tự tháp của một nữ hoàng vô danh được khai quật tại Giza, Ai Cập.
Các nhà khảo cổ học đã làm việc tại Saqqara, một địa điểm khảo cổ ở Giza, cách thủ đô Cairo khoảng 32 km về phía nam trong một thời gian dài và phát hiện ra kim tự tháp bất ngờ.
Nhóm các nhà khảo cổ khai quật kim tự tháp của một nữ hoàng Ai Cập cổ đại, kho chứa quan tài, xác ướp, đồ tạo tác và hàng loạt đường hầm thông nhau.
Trong những xác ướp có một số là tướng lĩnh và cố vấn thân cận nhất của Vua Tut trong thời kỳ trị vì của ông, khoảng từ 1.333 TCN cho đến khi ông qua đời vào năm 1.323 TCN.
Phát hiện mới tìm thấy ở khu vực gần kim tự tháp Teti, vị vua đầu tiên của Vương triều thứ Sáu của Ai Cập. Zahi Hawass, cựu Bộ trưởng bộ cổ vật Ai Cập, cho biết: "Teti được tôn thờ như một vị thần trong thời kỳ Vương quốc mới, vì vậy mọi người muốn chôn cất gần Teti. Chúng tôi đã tìm thấy 22 đường hầm liên kết với nhau, có độ sâu từ 9 đến 18 mét".
Bị chôn vùi trong những đường hầm là một quan tài đá vôi khổng lồ cùng với khoảng 300 chiếc quan tài tuyệt đẹp từ thời kỳ Vương quốc mới.
"Những chiếc quan tài có khuôn mặt riêng, mỗi khuôn mặt đều khá độc đáo, phân biệt rõ nam và nữ, có trang trí bằng những cảnh trong một văn bản tang lễ của Ai Cập cổ đại. Mỗi chiếc quan tài có tên của người quá cố và thường có hình Bốn người con trai của Horus, những người làm nhiệm vụ bảo vệ nội tạng của người chết", Hawass nói.
Bên trong quan tài và hầm mộ cũng có nhiều đồ tạo tác khác nhau như những bức tượng nhỏ, tượng của thần Ptah-Sokar và chiếc rìu kim loại ...
Điều đáng kinh ngạc là hầu hết các xác ướp vẫn ở trong tình trạng tốt sau nhiều thế kỷ. Một số quan tài có hai nắp, đáng chú ý có chiếc quan tài chứa mặt nạ người phụ nữ làm hoàn toàn bằng vàng nguyên khối.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ tìm thấy một kim tự tháp của nữ hoàng, nhưng họ chưa xác định được danh tính.
Hawass cho biết: "Chúng tôi nghi ngờ tên của nữ hoàng là Neith, chưa từng biết đến trong hồ sơ lịch sử. Thật tuyệt vời, nếu đó là sự thật và chúng ta biết thêm một nữ hoàng mới".
Bộ sưu tập quan tài và cổ vật tìm thấy tại địa điểm khai quật này sẽ trưng bày tại Bảo tàng Grand Egypt, ở Giza, Ai Cập trong năm tới.
Mẹ trăng trối "sắp có một bất ngờ" rồi tắt thở, 11 năm sau các con choáng váng khi nhìn thi thể mẹ Đêm 24/11/1992, tại thị trấn Thúc Dương, thuộc huyện Hương Hà, thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, một cụ bà Zhou Fengchen đang hấp hối, cố gắng trăng trối những lời cuối cùng với con cháu trước lúc ra đi. Cụ bà Zhou Fengchen nói với con cháu rằng "sắp có một điều đặc biệt xảy ra" và cụ bà...