Xác ướp ‘mỹ nhân Lâu Lan’ và cuốn sách cổ được khai quật ở Lop Nur tuổi đời hơn 2000 năm có nội dung kỳ lạ đến nỗi không dám công bố
Lop Nur là ‘thánh địa’ bất cứ nhà thám hiểm nào cũng khao khát khám phá nhưng không phải ai cũng dám đặt chân đến vì nơi này xảy ra quá nhiều vụ mất tích bí ẩn.
“ Biển Chết” Lop Nur khiến nhiều người kinh hãi về sự khắc nghiệt và những bí ẩn kỳ dị được đồn đại ở nơi đây. Bên cạnh đó, nhiều sự cố mất tích bí ẩn khó lý giải tại vùng sa mạc Lop Nur khiến người ta e ngại. Tuy nhiên, càng bí ẩn, càng linh dị người ta càng tò mò muốn biết nhiều hơn.
Cuốn sách cổ bí ẩn ở Lop Nur
Khi các nhà khảo cổ, nhà khoa học khai quật vùng đất bí ẩn này đã tìm thấy nhiều cuốn sách lạ chưa từng được công bố. Bởi chúng chứa nhiều nội dung không tưởng tượng nổi.
Nổi tiếng ở Lop Nur phải kể đến thành cổ Lâu Lan. Đây là một đất nước nhỏ bé biến mất vào năm 630 TCN để lại nhiều bí ẩn chưa được giải đáp cho hậu thế. Từ khi tàn tích Lâu Lan được công bố, nhiều nhà khoa học bị thu hút. Các chuyên gia khảo cổ cũng tiến vào Lop Nur để nghiên cứu.
Tại đây, họ tìm thấy cuốn sách ghi lại gia phả từ thời Tây Hán đến cuối thời Đông Hán. Cũng như rất nhiều tài liệu khác liên quan đến các sử gia, y học,… Các cuốn sách cổ này đều làm từ thẻ tre nhưng nội dung khiến các chuyên gia không dám công bố.
Trong một mảnh vỡ được tìm thấy, các nhà khảo cổ phát hiện chữ “Vĩnh Khang San”. Cái tên này xuất hiện trong mảnh vỡ gây nên nhiều tranh cãi. Có người cho rằng nó không có thật, có người cho rằng đó là của Hoàng đế Khang Hy. Cho đến hiện tại, vẫn chưa có báo cáo nào xác thực về nguồn gốc lịch sử của những mảnh vỡ này. Các nội dung khai thác được vẫn còn nhiều bí ẩn, chưa được xác minh nên các chuyên gia không vội vàng công bố ra bên ngoài.
Video đang HOT
Ngoài cuốn thẻ tre kỳ lạ này, các chuyên gia cũng tìm thấy một lượng lớn di vật quý giá ở Lâu Lan như tiền xu, mảnh lụa,… Đặc biệt là một xác ướp đã hơn nghìn năm dưới sa mạc.
Xác ướp “mỹ nhân” trong lòng Lop Nur
Xác ướp người ta gọi là “ Mỹ nhân Lâu Lan” được bảo quản rất tốt. Dù trải qua hàng nghìn năm nhưng trên người nàng không bị thối rữa. Làn da trắng sáng, nét mặt sắc sảo vẫn hiện nguyên là một mỹ nhân xinh đẹp. Đặc biệt các đường nét trên khuôn mặt cho thấy “Mỹ nhân Lâu Lan” có sự pha trộn giữa Á và Âu, nhan sắc “lai Tây” khiến nhiều chuyên gia đặt ra câu hỏi lớn.
Việc phát hiện ra xác ướp đặc biệt này đã khơi dậy sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới vào thời điểm ấy. Điều này không chỉ chứng tỏ từ cổ đại, việc thông thương của Lâu Lan với các nước khác trên thế giới đã bắt đầu. Ngoài ra, việc phát hiện xác ướp bí ẩn này là manh mối để các nhà khảo cổ tìm được lý do vì sao thành cổ Lâu Lan lại biến mất trong một đêm. Và cũng từ đây, mối liên hệ với “Con đường tơ lụa” đã được hình thành sâu đậm như thế nào? Điều này chẳng phải rất có ý nghĩa đối với việc tìm hiểu lịch sử quá khứ của loài người hay sao?
Lần đầu công bố hình ảnh xác ướp lâu đời nhất trên thế giới: Cách ướp xác gây bất ngờ!
Cách ướp xác của xác ướp 8.000 năm tuổi ở Bồ Đào Nha khiến các nhà khoa học bất ngờ.
Khoảng 60 năm trước, Manuel Farinha dos Santos, một nhà khảo cổ học đã chụp được những bức ảnh về một số bộ hài cốt chôn cất trong các ngôi mộ 8.000 năm tuổi ở thung lũng Sado, miền Nam Bồ Đào Nha.
Một phân tích mới hiện nay về những bức ảnh này cho thấy có thể những xác ướp cổ xưa nhất của con người không phải đến từ Ai Cập hay Chile, mà là ở châu Âu.
Các nhà nghiên cứu cho biết, hơn chục bộ hài cốt thời cổ đại đã được tìm thấy ở thung lũng Sado, thuộc phía Nam của Bồ Đào Nha trong các cuộc khai quật vào những năm 1960.
Sau khi phân tích các hình ảnh và quan sát bãi chôn cất, các nhà nghiên cứu cho biết, ít nhất một trong số những hài cốt trên đã được ướp xác, có thể là để vận chuyển dễ dàng hơn trước khi chôn cất. Điều này cho thấy tập tục ướp xác đã phổ biến tại khu vực này vào thời điểm đó.
Các nhà khoa học đã tiến hành xem xét lại tài liệu của nhà khảo cổ học người Bồ Đào Nha Manuel Farinha dos Santos (qua đời năm 2001). Trong nghiên cứu mới này, các chuyên gia đã phát hiện ra các bức ảnh đen trắng của 13 ngôi mộ từ thời kỳ đồ đá giữa.
Bức ảnh chụp về cuộc khai quật cho thấy một số người đã được ướp xác trước khi chôn cất cách đây khoảng 8.000 năm. Ảnh: Peyroteo-Stjerna et al/European Journal of Archaeology.
Dù có một số tài liệu và bản đồ vẽ tay về khu chôn cất này ở thung lũng Sado được lưu giữ trong Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia ở Lisbon, nhưng những bức ảnh trên chưa từng được công bố. Theo Rita Peyroteo-Stjerna, nhà khảo cổ học tại ĐH Uppsala, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, những bức ảnh đã cho các nhà khảo cổ có cơ hội để nghiên cứu về các ngôi mộ.
Cách ướp xác cổ xưa gây bất ngờ
Sau khi sử dụng các bức ảnh đen trắng để tái dựng lại các ngôi mộ, các nhà khoa học quan sát thấy phần tay và chân của một số bộ hài cốt bị kéo đến vị trí mà vượt quá giới hạn tự nhiên. Điều này cho thấy rằng người chết đã bị trói chặt bằng những sợi dây nhưng sau đó đã tan ra hết. Bên cạnh đó, các đoạn xương của hài cốt vẫn còn gắn liền với nhau sau khi chôn cất, trong khi thực tế những xương bàn chân rất nhỏ thường bị rời ra hoàn toàn khi cơ thể phân hủy.
Kỳ lạ là không có dấu hiệu nào cho thấy rằng phần đất của ngôi mộ từng bị dịch chuyển khi mô mềm của cơ thể người phân hủy. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không xảy ra sự phân hủy.
Cách ướp xác cổ xưa này khiến nhiều nhà nghiên cứu ngạc nhiên. Ảnh: Peyroteo-Stjerna et al/European Journal of Archaeology.
Nhà khảo cổ học Peyroteo-Stjerna chia sẻ, những dấu hiệu trên cho thấy người này được ướp xác sau khi qua đời. Có thể cơ thể người chết được làm khô và sau đó dần dần thu nhỏ lại bằng cách quấn chặt dây xung quanh.
Việc nghiên cứu và phân tích các ngôi mộ cổ này dựa trên những phát hiện từ các thí nghiệm phân hủy được thực hiện tại Cơ sở Nghiên cứu Nhân chủng học Pháp y tại ĐH bang Texas.
Những thí nghiệm trên các hài cốt này cho thấy người cổ đại có thể từng thực hiện những thao tác nào đó khi ướp xác người chết ở thung lũng Sado.
Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia cho rằng nhiều khả năng những cư dân xưa đã trói người chết lại, sau đó đặt lên trên một cấu trúc cao, chẳng hạn như bệ nâng, để cho phép chất lỏng phân hủy thoát ra ngoài và tránh tiếp xúc với cơ thể.
Mặt khác, ngưa xưa cũng có khả năng dùng lửa để làm khô thi thể và dùng các dây buộc trên cơ thể, thắt chặt dần qua thời gian. Cách làm này giúp giữ được tính toàn vẹn về mặt giải phẫu, đồng thời tăng khả năng uốn dẻo của các chi.
Nhà khảo cổ học Peyroteo-Stjerna cho biết, nếu một số hài cốt được đưa từ nơi khác đến thung lũng Sado để chôn cất, thì việc ướp xác để giúp xác chết nhỏ và nhẹ hơn nhiều, sẽ giúp cho quá trình vận chuyển trở nên dễ dàng hơn.
Nghiên cứu này mới công bố trên tạp chí European Journal of Archaeology.
Bí ẩn xác ướp cuốn dây thừng trong ngôi mộ dưới lòng đất Xác ướp 1.200 năm tuổi nằm trong một ngôi mộ dưới lòng đất ở Peru trong tư thế toàn thân bị dây thừng cuốn chặt và hai tay che mặt. Bí ẩn xác ướp cuốn dây thừng trong ngôi mộ dưới lòng đất Các nhà khảo cổ khai quật ngôi mộ dưới lòng đất đã phát hiện ra một xác ướp kỳ lạ...