Xác ướp cặp nam nữ 2.500 tuổi có lưỡi vàng, kẻ trộm mộ cũng khiếp sợ
Ngôi mộ của xác ướp nữ giới có dấu hiệu rõ ràng về sự phá hoại của kẻ trộm mộ, và có thể đã bị lấy đi vài đồ tạo tác, nhưng chiếc lưỡi bằng vàng vẫn nguyện vẹn.
Hai xác ướp kỳ lạ nằm trong 2 ngôi mộ được xây liền kề nhau vừa được khai quật ở ngoại ô Cairo ( Ai Cập), với nhiều thứ kỳ lạ bên trong, theo tờ Daily Mail.
Bên trong 2 ngôi mộ là hài cốt một người đàn ông và một người phụ nữ, đã chết khoảng 2.500 năm trước, được ướp xác cẩn thận. Trong khi xác ướp người đàn ông được bảo quản cực kỳ tốt thì lăng mộ của người phụ nữ đã bị xâm phạm, khiến cơ thể cô hư hại nhiều.
Hai chiếc lưỡi vàng lấy ra từ xác ướp – Ảnh: Bộ Du lịch và cổ vật Ai Cập.
Bên trong miệng 2 người đều có một chiếc lưỡi bằng vàng, trong mộ người đàn ông còn có thêm một con bọ hung vàng và nhiều đồ tùy táng đặc sắc khác như những chiếc lọ gốm, 402 bức tượng nhỏ mang ý nghĩa thần thánh, một chuỗi hạt màu xanh lá cây.
Rõ ràng kẻ trộm mộ đã không dám lấy đi chiếc lưỡi của người phụ nữ dù đã mở quan tài của cô ra, cũng như không tiếp tục công việc với ngôi mộ liền kể, nơi người đàn ông an nghỉ.
Các xác ướp được đặt trong quan tài đá trong 2 ngôi mộ liền kề. Ảnh: Bộ Du lịch và cổ vật Ai Cập.
Theo nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Barcelona, các ngôi mộ có từ thời Saite, vương triều thứ 26 của Ai Cập. Chiếc lưỡi vàng được đặt trên vị trí lưỡi của người chết nhằm giúp họ có thể trò chuyện với vị thần cai trị thế giới ngầm Osiris khi đã đi qua thế giới bên kia.
Người ta cho rằng chiếc lưỡi vàng cho phép người chết có cơ hội thuyết phục Osiris thương xót linh hồn họ, bởi vị thần này sẽ phán xét các linh hồn.
Trước đó, một xác ướp khác được phát hiện tại di chỉ Taposiris Magna của Ai Cập cổ đại cũng được phát hiện với một chiếc lưỡi bằng vàng.
Phát hiện 250 ngôi mộ cổ có niên đại 4.200 năm tại Ai Cập
Trong một cuộc khảo sát khảo cổ định kỳ ở nghĩa địa Al-Hamidiyah gần Sohag, trên bờ Tây sông Nile, các nhà khoa học đã phát hiện 250 ngôi mộ cổ bằng đá tại một ngọn núi.
Theo các nhà nghiên cứu, những ngôi mộ này được xác định khoảng thời gian 2.000 năm, từ khoảng năm 2200 trước Công nguyên đến năm 30 trước Công nguyên.
Trong số các ngôi mộ được khai quật, chủ yếu là hình ảnh chạm khắc bên ngoài có một cánh cửa với những dòng chữ tượng hình và cảnh những người đưa tang làm lễ cúng thần linh thay cho những người đã khuất.
Ông Mustafa Waziri, Tổng thư ký Hội đồng cổ vật của Ai Cập cho biết: một số ngôi mộ có niên đại lên đến hơn 4.200 năm, được xác định vào thời kỳ suy tàn của Cổ Vương quốc. Ông mô tả những ngôi mộ đó có một cánh cửa với những dòng chữ tượng hình vẫn còn nhìn thấy và cảnh người dân trong ngôi mộ tàn sát đồ tế và những người đưa tang lễ vật.
Những chiếc bình và mảnh vỡ được tìm thấy tại khu vực khai quật. Ảnh: EPA.
Trong cuộc khai quật, các nhà khoa học còn phát hiện ra chiếc bình nhỏ bằng thạch cao, tàn tích của một chiếc gương kim loại tròn, đồ gốm nghi lễ, xương người, xương động vật, cũng như nhiều đồ gốm và mảnh vỡ, trong số đó có các vật dụng thường ngày dùng cho cuộc sống của cư dân cổ xưa.
Khu vực này cũng gần với thành phố Abidos - trung tâm thờ thần Ozir (sau này là Osiris), và thành phố Akhmim - nơi thờ Min, một vị thần sinh sản nam tính được tôn là Chúa tể của sa mạc phía Đông.
Các nhà khảo cổ học cho biết, dự kiến trong thời gian sắp tới sẽ còn nhiều ngôi mộ được phát hiện ở các tầng khác nhau của ngọn núi này.
Kho báu Ai Cập 'xuyên không' đến châu Âu, xuất hiện bên 155 hài cốt Các nhà khảo cổ đã tìm được kho báu Ai Cập hơn 3.300 tuổi một cách bất ngờ khi khai quật 2 hầm mộ tập thể ở Đảo Síp Mới của Thụy Điển, với hơn 500 món đồ tuyệt đẹp bằng vàng, đá quý và gốm sứ. Theo Heritage Daily, ngoài kho báu Ai Cập, bên trong hầm mộ còn có các con...