Xác ướp 2.500 tuổi vẫn có nhịp tim đập thình thịch và sự thật gây chấn động
Phát hiện đặc biệt trong lồng ngực một xác ướp có niên đại 2.500 năm đã khiến giới khảo cổ và khoa học điện tử chấn động.
Nhắc đến các nền văn minh cổ đại, người ta không thể không nhắc đến Ai Cập. Đất nước này giống như một cuốn sách mang đậm dấu ấn lịch sử, chứa đầy những câu chuyện và nền văn hóa cổ điển khác nhau. Trong đó, nổi tiếng nhất của văn hóa Ai Cập chính là văn hóa xác ướp. Những ai từng tìm hiểu về Ai Cập sẽ đều tò mò mãnh liệt về nét văn hóa này. Không chỉ có một số lượng lớn xác ướp ở Ai Cập cổ đại mà chúng còn được bảo quản rất tốt. Cho đến nay, người ta đã khai quật vô số xác ướp ở vùng đất bí ẩn này và không ai biết còn bao nhiêu xác ướp chưa được biết đến.
Được biết trong một quá trình khảo cổ, các chuyên gia đã phát hiện ra một xác ướp cách đây 2.500 năm. Họ vô cùng ngạc nhiên, sửng sốt vì tim của xác ướp vẫn còn đập sau chừng đó thời gian. Đây là điều vô cùng phi lý. Vậy điều gì đã thực sự xảy ra?
Xác ướp này được tìm thấy ở ngoại ô Luxoi của Ai Cập. Khi vừa mở quan tài, điều đầu tiên mà các nhà khảo cổ nhìn thấy là tấm vải bọc đầy bụi, ố vàng và sờn rách. Sau khi giám định, các chuyên gia không khỏi ngây ngất bởi xác ướp rất cổ, có niên đại cách đây 2.500 năm. Họ quyết định mang nó đến Cục Di tích Văn hóa Quốc gia.
Nhưng khi các chuyên gia vừa đến gần xác ướp, định nhấc nó ra khỏi quan tài thì họ nghe thấy một âm thanh rất lạ, giống như nhịp tim đập, rất nhịp nhàng. Vì vậy, các chuyên gia cẩn thận lần theo âm thanh để xác định vị trí. Nó phát ra ở gần trái tim, có rung đập âm thanh tương đối mạnh. Điều này khiến những nhà khảo cổ vô cùng sửng sốt, lẽ nào xác ướp còn sống, trái tim vẫn đập sau 2.500 năm?
Do hạn chế về địa điểm và công cụ vào thời điểm đó, cộng thêm giá trị rất quý của xác ướp, những chuyên gia không thể làm việc hấp tấp. Họ chuyển nó đến một bệnh viện địa phương và cuối cùng đưa lên hẳn bệnh viện Cairo để xử lý. Tại đây, bệnh viện ngay lập tức thành lập một nhóm nghiên cứu để tiến hành giải phẫu xác ướp. Cuối cùng, bí mật của xác ướp đã được khám phá.
Hóa ra, ở vị trí trái tim xác ướp đã lắp một thứ giống như máy điều hòa nhịp tim. Thiết bị này làm bằng pha lê đen, một vật liệu cực kỳ quý hiếm. Trong số các tinh thể hiện có trên thế giới, có rất ít tinh thể màu đen và hầu hết chúng có màu trắng hoặc đỏ nhạt. Đặt pha lê đen chứa bức xạ này lên trái tim và thông qua rung động, nó có thể mô phỏng âm thanh, tần số nhịp tim con người.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là dù trái tim 2.500 năm này đã khô quắt như “thịt bò khô” nhưng nó vẫn có thể đập như máy điều hòa nhịp tim. Sau khi đo lường, các bác sĩ đếm được 80 nhịp/phút.
Bệnh viện Cairo đã công bố phát hiện trọng đại này ra thế giới và đặt máy điều hòa nhịp tim trở lại xác ướp để thu hút người dân đến thăm. Tin tức chấn động này không chỉ thu hút các nhà khảo cổ mà còn cả các nhà khoa học điện tử từ khắp nơi trên thế giới. Câu hỏi gây tò mò nhất là tinh thể màu đen trong máy tạo nhịp tim đến từ đâu?
Vai trò của máy tạo nhịp tim là hỗ trợ tim hoạt động, vì vậy nó phải được đặt vào cơ thể khi một người còn sống. Trong điều kiện y tế lạc hậu 2.500 năm trước, làm thế nào mà người ta lại đưa vào đó một chiếc máy tạo nhịp tim tiên tiến như vậy? Có gì trong lồng ngực con người?
Có hàng nghìn giả thuyết được đưa ra. Một số người nghĩ rằng trong xã hội Ai Cập cổ đại có những người có chức năng đặc biệt. Họ đã sử dụng một số nghệ thuật kỳ lạ để tạo nên những điều kỳ diệu trong lịch sử. Về việc ai đã chế tạo ra chiếc máy tạo nhịp tim bằng pha lê đen này và cấy nó vào cơ thể con người thì hiện tại vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn.
Nói đến đây, có một câu hỏi đặt ra đó là tại sao người Ai Cập ướp xác sau khi chết? Người Ai Cập cổ đại tin rằng có linh hồn trú ngụ, nghĩa là con người sẽ có 2 phần là phần thể xác hữu hình và linh hồn vô hình. Sau khi chết, dù cơ thể hữu hình ngừng đập nhưng linh hồn vẫn bất tử. Vì vậy, cần bảo vệ sự toàn vẹn của thân xác để linh hồn có nơi an nghỉ, có thể đầu thai tốt hơn.
Để bảo vệ cơ thể toàn vẹn, cách tốt nhất là ướp xác. Sau khi một người qua đời, thi thể của họ sẽ được bôi một lớp hóa chất để sát trùng. Sau đó, cơ thể được hong khô đến khi nước bốc hơi hết. Tiếp đó, xác chết sẽ được bôi dầu rồi bọc vải và trở thành xác ướp.
Theo thời gian và sự cải tiến công nghệ, kỹ thuật nào cũng đạt đến đỉnh cao. Và xác ướp cũng như kỹ thuật ướp xác đã trở thành biểu tượng độc đáo của văn hóa Ai Cập.
Cảnh tượng kinh ngạc trong tu viện cổ chứa 8.000 xác ướp
Khi ghé thăm thành phố Palermo tại Sicily, Italy, nhiều du khách tìm đến tu viện Capuchin. Đây là nơi lưu giữ hơn 8.000 bộ hài cốt, xác ướp.
Trong đó, các xác ướp đều mặc quần áo cẩn thận và ở tư thế đứng.
Tu viện Capuchin ở thành phố Palermo, Sicily, Italy được xây dựng vào thế kỷ 16. Đây là nơi an nghỉ của hơn 8.000 người. Trong số này có khoảng 1.252 xác ướp.
Với số lượng lớn như trên, tu viện Capuchin là nơi có số lượng xác ướp được tìm thấy lớn nhất ở châu Âu.
Nhiều xác ướp bị bỏ lại chỉ còn xương cốt nhưng một số lại ở trong tình trạng gần như nguyên vẹn khi vẫn còn nguyên tóc, quần áo, phụ kiện trên người.
Ban đầu, tu viện Capuchin chỉ là nơi yên nghỉ dành cho các tu sĩ của dòng Capuchin. Về sau, nơi đây đã được mở cửa cho tất cả người dân địa phương muốn an giấc ngàn thu.
Do vậy, ngoài xác ướp các tu sĩ, bên trong tu viện Capuchin có nhiều thi hài của nam giới, phụ nữ ở nhiều độ tuổi khác nhau được ướp xác cẩn thận.
Những người dân yên nghỉ tại tu viện Capuchin đều xuất thân từ tầng lớp giàu có, quyền lực thì mới có đủ điều kiện để ướp xác. Thêm nữa, người thân trong gia đình phải trả tiền cho tu viện để bảo quản thi hài.
Các bộ hài cốt và xác ướp được các tu sĩ sắp xếp theo hàng trên các bức tường hoặc xếp chồng lên nhau tại các hốc nhỏ trên đỉnh tường của tu viện Capuchin. Thêm nữa, phần lớn thi hài ở tư thế đứng.
Thông qua trang phục, phụ kiện, du khách có thể biết được một số thôn tin về cuộc sống trước khi chết của những người yên nghỉ tại tu viện Capuchin.
Việc lưu giữ và bảo quản hàng nghìn thi hài còn khá nguyên vẹn sau hàng thế kỷ trở thành đề tài hấp dẫn giới chuyên gia. Trong những năm qua, nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã tới tu viện Capuchin để kiểm tra, phân tích các xác ướp nhằm giải mã những bí mật về cuộc sống của họ cũng như cách bảo quản thi hài vẹn nguyên theo thời gian.
Kinh hoàng mộ cổ chứa 9 "đầu lâu quái vật" bao quanh xác ướp Các nhà khảo cổ tiến hành khai quật nghĩa trang Theban ở Ai Cập và đã phát hiện ra 9 chiếc "đầu lâu quái vật" được đặt bên trong hai ngôi mộ thuộc về các quý tộc cấp cao. Phát hiện này được thực hiện bởi một nhóm các nhà khảo cổ học tại Trung tâm Khảo cổ học Địa Trung Hải, Đại...