Xác nhận hành tinh với cái đuôi khổng lồ gần trái đất
Các nhà thiên văn học phát hiện hành tinh WASP-69 b sở hữu cái đuôi dài như sao chổi, với chiều dài vượt 563.000 km, tức gấp 44 lần bề ngang của trái đất.
Hình ảnh mô phỏng hành tinh WASP-69 b với ‘cái đuôi’. ẢNH: NASA/JPL-CALTECH
Đội ngũ chuyên gia của Đại học California ở Los Angeles (Mỹ) cho biết hành tinh WASP-69 b thuộc loại khổng lồ khí với kích thước tương tự sao Mộc.
Hành tinh đang xoay quanh một ngôi sao cách trái đất khoảng 160 năm ánh sáng. Khoảng cách giữa WASP-69 và sao trung tâm rất gần, chỉ mất 3,9 ngày để hành tinh hoàn toàn chu kỳ xoay quanh ngôi sao này.
Video đang HOT
Kể từ khi tìm được WASP-69 vào năm 2014, các nhà khoa học phát hiện đối tượng mà họ nghiên cứu đang thất thoát khí quyển với tốc độ đáng nể. Mỗi giây trôi qua, hành tinh mất đến 200.000 tấn khí, chủ yếu là helium và một phần hydrogen.
Với đà này, WASP-69 nhiều khả năng tổn thất gấp 7 lần khối lượng trái đất trong thời gian tồn tại của nó, ước tính khoảng 7 tỉ năm.
Tình trạng thất thoát khí quyển cùng với ảnh hưởng từ sao trung tâm đã tạo điều kiện để WASP-69 “mọc đuôi” khi di chuyển trong không gian.
Trước đó, các nhà khoa học nghi ngờ WASP-69 b có lẽ sở hữu đuôi như sao chổi, nhưng điều này chưa từng được chứng minh cho đến mới đây.
Báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy and Astrophysics trình bày phân tích của các nhà nghiên cứu Mỹ dựa trên dữ liệu thu thập được từ Đài Thiên văn W. M. Keck trên núi lửa Maunakea (bang Hawaii).
Kết quả cho thấy hành tinh thực sự có đuôi, với chiều dài hơn 563.000 km, tức gấp 44 lần bề ngang trái đất.
Kính viễn vọng của NASA giúp phát hiện hành tinh với đại dương 'nước sôi'
Các nhà thiên văn học đã quan sát thấy một hành tinh xa xôi, dường như bị bao phủ hoàn toàn bởi đại dương nhiệt độ cao.
Qua kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), các nhà thiên văn học đã nhận thấy hơi nước và các dấu hiệu hóa học của khí methane và carbon dioxide trong bầu khí quyển của hành tinh có tên TOI-270 d. Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge (Anh), hỗn hợp hóa học này phù hợp với một thế giới nơi đại dương bao trùm toàn bộ bề mặt và bầu không khí giàu hydro.
Tờ Guardian (Anh) đưa tin TOI-270 d có bán kính gấp đôi Trái Đất và cách chúng ta khoảng 70 năm ánh sáng. Giáo sư Nikku Madhusudhan, người tham gia nghiên cứu, cho biết đại dương của hành tinh này có thể đạt tới 100 độ C hoặc hơn.
Ở áp suất khí quyển cao, đại dương nóng ở mức nhiệt này vẫn có thể ở dạng lỏng, nhưng không rõ liệu có thể sinh sống được hay không. Ông Madhusudhan cho biết có một cách giải thích rằng đây là thế giới "hycean" với đại dương dưới bầu khí quyển giàu hydro.
TOI-270 d là một hành tinh bị khóa thủy triều, không có ngày hay đêm, chỉ có bóng tối đóng băng ở một bên và ánh sáng Mặt Trời liên tục nóng rực ở bên kia, tạo tương phản nhiệt độ cực độ.
"Biển sẽ cực kỳ nóng vào phía có ánh sáng Mặt Trời. Phía ban đêm vĩnh cửu lại có thể sở hữu những điều kiện sinh sống được", ông Madhusudhan nói.
Nhưng hành tinh này có một bầu không khí ngột ngạt, với áp suất gấp hàng chục hoặc hàng trăm lần trên bề mặt Trái Đất và hơi nước bốc lên từ đại dương. Đại dương của TOI-270 d có thể đạt độ sâu từ hàng chục đến hàng trăm km, với đáy biển băng có áp suất cao và bên dưới là lõi đá.
Cách giải thích này được ủng hộ trong một bài báo đăng trên tạp chí Astronomy and Astrophysical Letters.
Tuy nhiên, giáo sư Bjrn Benneke, thuộc Đại học Montreal (Canada) đã quan sát bổ sung về TOI-270 d. Ông cho rằng hành tinh này quá nóng đối với nước ở dạng lỏng và thay vào đó sẽ có bề mặt đá, bao phủ bởi không khí dày đặc gồm hydro và hơi nước.
Tuy có nhận định khác biệt nhưng cả nhóm nghiên cứu tại Anh và Canada đều phát hiện thấy carbon disulphide, chất có liên quan đến các quá trình sinh học trên Trái Đất, ở TOI-270 d.
Thiên thạch lao xuống trái đất, thắp sáng bầu trời vùng Yakutia của Nga Thiên thạch C0WEPC5 lao xuống trái đất tại vùng Viễn Đông của Nga và bốc cháy khi đi vào bầu khí quyển, nhưng chưa rõ liệu có mảnh vỡ nào rơi xuống trái đất hay không. Thiên thạch rơi xuống vùng Viễn Đông của Nga vào rạng sáng 4.12. ẢNH: REUTERS Một thiên thạch lao xuống trái đất, thắp sáng bầu trời tại...